Ảnh minh họa Hiện nay, nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả đang được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. Rất nhiều nông dân vươn lên làm giàu, trở thành tỷ phú từ những mô hình này. Trồng thanh long ruột đỏ ở vùng đồi gòTrung tâm Khuyến nông Hà Nội vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây thanh long ruột đỏ theo hướng Gap (thực hành nông nghiệp tốt) cho nông dân của một số xã đồi gò trên địa bàn thành phố.
Thanh long ruột đỏ là một loại cây ăn quả có nguồn gốc Đài Loan, được nông dân các tỉnh Nam bộ trồng từ nhiều năm nay. Cây cho quả có vỏ đỏ, ruột đỏ, vị ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao. Hiện nay, cây thanh long ruột đỏ đang được nông dân ở một số vùng đồi gò của Hà Nội như Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai... đưa vào trồng thâm canh, cho hiệu quả kinh tế rất cao, gấp 4-5 lần so với trồng sắn trên vùng đồi gò trước đây.
Với giá bán từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, năng suất đạt khoảng 10 -12tấn/ha, người trồng có mức lãi ít nhất 80 triệu đồng/ha/năm.
Trồng chuyên canh xơ ri trên vùng đất nhiễm mặn
Ông Nguyễn Văn Quí, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, Tiền Giang cho biết, địa phương đã mở rộng diện tích xơ ri trồng chuyên canh trên vùng đất nhiễm mặn ven biển trước đây: Tân Điền, Bình Nghị, Bình Ân...lên trên 300 ha mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với năng suất bình quân 30 tấn/ ha và giá bán 4.500 đến 5.000 đồng/kg, mỗi ha xơ ri sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi ròng hàng trăm triệu đồng.
Cây xơ ri là đặc sản nổi tiếng của vùng đất nhiễm mặn ven biển Gò Công, đồng thời được xác định một trong 7 loại quả có lợi thế cạnh tranh cao của tỉnh Tiền Giang.
Ứng dụng công nghệ Nhật Bản vào sản xuất lúa
Từ tháng 7/2010 đến tháng 5/2011, xã vùng sâu Thiện Mỹ, Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) được Chính phủ Nhật Bản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tài trợ thí điểm thực hiện Dự án Yourth Medicated Communication Model (YMC).
Đây là dự án sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin tiên tiến kết hợp online trực tuyến giữa thiếu niên - chuyên gia Nhật - chuyên gia Việt Nam nhằm hỗ trợ các vùng trồng lúa ở Việt Nam thực hiện mô hình ứng dụng các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất.
Theo ông Phan Thanh Lâm, Chủ tịch UBND xã Thiện Mỹ, dự án được triển khai thí điểm tại 5 ấp: Mỹ Phó, Giồng Thanh Bạch, Mỹ Hòa, Mỹ Trung và Cây Điệp. 30 học sinh đang tham gia "Mô hình giao tiếp truyền đạt qua thanh- thiếu niên tại Việt Nam" của dự án YMC. Đây là mô hình mà các em đóng vai trò trung gian để đưa những ứng dụng công nghệ làm lúa tiên tiến của Nhật đến những người làm nghề nông.
Làm giàu từ khoai lang
Liên tiếp những năm gần đây, nông dân xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) luôn trúng mùa khoai lang và bán được giá. Riêng vụ khoai vừa thu hoạch xong mới đây lại trúng đậm và bán cao giá nhất so với các vụ đã qua.
Cùng với cây lúa và các cây trồng khác trong huyện, cây khoai lang Mỹ Thái giờ đã có thương hiệu và trở thành cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của cả vùng tứ giác Long Xuyên đầy tiềm năng.
Anh Tạ Văn Cầu, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thái cho biết, nông dân trên địa bàn xã đang làm giàu lên từ trồng khoai lang, có người đã trở thành tỷ phú.
Gừng Thái - hướng đi mới cho nông dân Kế Sách, Sóc Trăng
Nhằm giúp nông dân tăng thu nhập và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, Hội Nông dân (HND) huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã phối hợp với Ngành Nông nghiệp thí điểm mô hình trồng gừng Thái (giống gừng có nguồn gốc từ Thái Lan) cho các thành viên thuộc Hội Nông dân ở 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Theo đó, mỗi đơn vị được cấp 12 kg gừng giống, mỗi kg gừng giống có thể trồng được từ 20 – 25 khóm gừng. Sau 8 tháng trồng, mỗi khóm gừng có thể đạt trọng lượng từ 2 – 3 kg. Như vậy, từ 1kg gừng giống, người trồng có thể thu đến 60-70 kg gừng thương phẩm, hiện có giá trên 30.000 đồng/kg.
Kế Sách là "thủ phủ" vườn cây ăn trái của tỉnh Sóc Trăng với diện tích trồng hiện nay khoảng 15 ngàn ha.
Việc trồng gừng Thái đang mở ra cho nông dân "xứ vườn" này có thêm nguồn thu nhập mới, hướng đi mới để tăng thu nhập và phát triển sản xuất.
Đầu tư thâm canh cây dừa
Trà Vinh hiện có khoảng 57.000 hộ trồng dừa trên diện tích 16.000 ha, với gần 4 triệu cây; trong đó có khoảng 3,5 triệu cây đang cho trái. Đây là địa phương có diện tích dừa nhiều thứ hai trong cả nước, sau tỉnh Bến Tre.
Trước đây, từ khi trồng đến khi cho trái, cây dừa rất ít được nhà vườn đầu tư chăm sóc, gần như phó mặc cho tự nhiên. Kể từ khi thị trường dừa trở nên sôi động, giá dừa luôn đứng ở mức cao, khiến nhiều nhà vườn mạnh dạn bỏ vốn mua phân bón, thuê lao động bồi gốc, bón phân thâm canh diện tích dừa đang cho trái hoặc cải tạo, thay thế giống dừa địa phương bằng các giống dừa mới...
Nhờ vậy, năng suất dừa ở Trà Vinh hiện đạt từ 80 - 100 trái/cây/năm, tăng từ 20- 30 trái/cây/năm so với những năm trước.
Làm chủ kỹ thuật cho sầu riêng ra quả trái mùa
Ở vùng trồng chuyên canh sầu riêng tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Lam Hồng, cư ngụ tại ấp 7, xã Long Trung là người đi tiên phong làm chủ kỹ thuật xử lý cho sầu riêng ra quả trái mùa thành công cả, được mùa và được giá.
Với 22 cây sầu riêng Mong thong trồng trên diện tích 2.300 m2 (0,23 ha) trong vụ trái mùa vừa qua ông bán thu được 132 triệu đồng, sau khi trừ đi chi phí sản xuất còn lãi ròng trên 120 triệu đồng.
Với giá bán từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, năng suất đạt khoảng 10 -12tấn/ha, người trồng có mức lãi ít nhất 80 triệu đồng/ha/năm.
Trồng chuyên canh xơ ri trên vùng đất nhiễm mặn
Ông Nguyễn Văn Quí, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, Tiền Giang cho biết, địa phương đã mở rộng diện tích xơ ri trồng chuyên canh trên vùng đất nhiễm mặn ven biển trước đây: Tân Điền, Bình Nghị, Bình Ân...lên trên 300 ha mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với năng suất bình quân 30 tấn/ ha và giá bán 4.500 đến 5.000 đồng/kg, mỗi ha xơ ri sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi ròng hàng trăm triệu đồng.
Cây xơ ri là đặc sản nổi tiếng của vùng đất nhiễm mặn ven biển Gò Công, đồng thời được xác định một trong 7 loại quả có lợi thế cạnh tranh cao của tỉnh Tiền Giang.
Ứng dụng công nghệ Nhật Bản vào sản xuất lúa
Từ tháng 7/2010 đến tháng 5/2011, xã vùng sâu Thiện Mỹ, Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) được Chính phủ Nhật Bản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tài trợ thí điểm thực hiện Dự án Yourth Medicated Communication Model (YMC).
Đây là dự án sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin tiên tiến kết hợp online trực tuyến giữa thiếu niên - chuyên gia Nhật - chuyên gia Việt Nam nhằm hỗ trợ các vùng trồng lúa ở Việt Nam thực hiện mô hình ứng dụng các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất.
Theo ông Phan Thanh Lâm, Chủ tịch UBND xã Thiện Mỹ, dự án được triển khai thí điểm tại 5 ấp: Mỹ Phó, Giồng Thanh Bạch, Mỹ Hòa, Mỹ Trung và Cây Điệp. 30 học sinh đang tham gia "Mô hình giao tiếp truyền đạt qua thanh- thiếu niên tại Việt Nam" của dự án YMC. Đây là mô hình mà các em đóng vai trò trung gian để đưa những ứng dụng công nghệ làm lúa tiên tiến của Nhật đến những người làm nghề nông.
Làm giàu từ khoai lang
Liên tiếp những năm gần đây, nông dân xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) luôn trúng mùa khoai lang và bán được giá. Riêng vụ khoai vừa thu hoạch xong mới đây lại trúng đậm và bán cao giá nhất so với các vụ đã qua.
Cùng với cây lúa và các cây trồng khác trong huyện, cây khoai lang Mỹ Thái giờ đã có thương hiệu và trở thành cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của cả vùng tứ giác Long Xuyên đầy tiềm năng.
Anh Tạ Văn Cầu, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thái cho biết, nông dân trên địa bàn xã đang làm giàu lên từ trồng khoai lang, có người đã trở thành tỷ phú.
Gừng Thái - hướng đi mới cho nông dân Kế Sách, Sóc Trăng
Nhằm giúp nông dân tăng thu nhập và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, Hội Nông dân (HND) huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã phối hợp với Ngành Nông nghiệp thí điểm mô hình trồng gừng Thái (giống gừng có nguồn gốc từ Thái Lan) cho các thành viên thuộc Hội Nông dân ở 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Theo đó, mỗi đơn vị được cấp 12 kg gừng giống, mỗi kg gừng giống có thể trồng được từ 20 – 25 khóm gừng. Sau 8 tháng trồng, mỗi khóm gừng có thể đạt trọng lượng từ 2 – 3 kg. Như vậy, từ 1kg gừng giống, người trồng có thể thu đến 60-70 kg gừng thương phẩm, hiện có giá trên 30.000 đồng/kg.
Kế Sách là "thủ phủ" vườn cây ăn trái của tỉnh Sóc Trăng với diện tích trồng hiện nay khoảng 15 ngàn ha.
Việc trồng gừng Thái đang mở ra cho nông dân "xứ vườn" này có thêm nguồn thu nhập mới, hướng đi mới để tăng thu nhập và phát triển sản xuất.
Đầu tư thâm canh cây dừa
Trà Vinh hiện có khoảng 57.000 hộ trồng dừa trên diện tích 16.000 ha, với gần 4 triệu cây; trong đó có khoảng 3,5 triệu cây đang cho trái. Đây là địa phương có diện tích dừa nhiều thứ hai trong cả nước, sau tỉnh Bến Tre.
Trước đây, từ khi trồng đến khi cho trái, cây dừa rất ít được nhà vườn đầu tư chăm sóc, gần như phó mặc cho tự nhiên. Kể từ khi thị trường dừa trở nên sôi động, giá dừa luôn đứng ở mức cao, khiến nhiều nhà vườn mạnh dạn bỏ vốn mua phân bón, thuê lao động bồi gốc, bón phân thâm canh diện tích dừa đang cho trái hoặc cải tạo, thay thế giống dừa địa phương bằng các giống dừa mới...
Nhờ vậy, năng suất dừa ở Trà Vinh hiện đạt từ 80 - 100 trái/cây/năm, tăng từ 20- 30 trái/cây/năm so với những năm trước.
Làm chủ kỹ thuật cho sầu riêng ra quả trái mùa
Ở vùng trồng chuyên canh sầu riêng tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Lam Hồng, cư ngụ tại ấp 7, xã Long Trung là người đi tiên phong làm chủ kỹ thuật xử lý cho sầu riêng ra quả trái mùa thành công cả, được mùa và được giá.
Với 22 cây sầu riêng Mong thong trồng trên diện tích 2.300 m2 (0,23 ha) trong vụ trái mùa vừa qua ông bán thu được 132 triệu đồng, sau khi trừ đi chi phí sản xuất còn lãi ròng trên 120 triệu đồng.
Theo Hồng Phong (chính phủ)