wowslider.com

Thủy sản Hải Dương phát triển ổn định

Mô hình nuôi cá rô phi dòng lai xa tại thị xã Chí Linh. Ảnh Ninh Hải     Trong năm qua phong trào phát triển thủy sản của tỉnh tiếp tục duy trì phát triển khá tốt thể hiện trên các chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, sản xuất giống. Công tác quản lý môi trường ao nuôi và phòng ngừa dịch bệnh trên đàn cá nuôi và được quan tâm đúng mức; trình độ nuôi thâm canh thuỷ sản của nông dân có nhiều tiến bộ; chú trọng đầu tư thức ăn công nghiệp nuôi thuỷ sản, sản xuất mang tính hàng hoá tập trung, mạnh dạn đầu tư đặc biệt là diện tích nuôi giống cá chủ lực và giống loài đặc sản cho năng suất và giá trị cao như cá Rôphi, Chép lai V1....
Thủy sản Hải Dương phát triển ổn định
Diện tích nuôi rô phi duy trì ổn định đạt 3.614 ha/10.258 ha nuôi trồng thủy sản, chiếm 35,2% diện tích năng xuất cá nuôi bình quân toàn tỉnh năm 2013 đạt 5,81 tấn/ha. Duy trì 3.400 ha nuôi tập trung quy mô khu từ 10 ha trở lên với trên 2.000 ha nuôi thâm canh cho năng suất bình quân 9-10 tấn/ha và 560 lồng nuôi cá trên sông có tổng thể tích 60.480 m3 cho năng suất 5,75 tấn/lồng nuôi góp phần nâng sản lượng cá toàn tỉnh, thu hút lao động có việc làm, tăng thu nhập.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương, diện tích tiềm năng có thể sử dụng để nuôi trồng thủy sản (NTTS) lên tới 17.300 ha. Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt 10.258 ha, tăng 0,2% (tương đương 61 ha) so với năm 2012; nguyên nhân tăng diện tích ở 6 tháng đầu năm (10.300 ha) là do một số diện tích ở thị xã Chí Linh diện tích cấy lúa ở 2 xã Hưng Đạo và Lê Lợi (103 ha) chỉ cấy được 1 vụ chiêm, vụ mùa ngập nước không cấy được nên nhân dân đã tận dụng để nuôi cá. Toàn tỉnh có 5 huyện, thành phố, thị xã tham gia nuôi cá lồng trên sông với 38 chủ hộ tham gia; tổng số lồng nuôi 560 lồng và tổng thể tích lồng nuôi là 60.480m3 (tăng 20 lồng và 2.160m3 so với năm 2012); đạt 106% so kế hoạch năm; đến nay các lồng nuôi đã đưa đủ giống với các chủng loại đa dạng như Diêu hồng, rô phi đơn tính, cá lăng, trắm cỏ và cá chép nuôi giòn; số lồng nuôi cá rô phi, diêu hồng, thời tiết trong năm tương đối thuận lợi, chế độ dòng chảy và độ trong của nước phù hợp, cá lồng nuôi vẫn đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt, cá ít bị bệnh, mặc dù trong tháng 8 và 9 có lũ lớn trên sông và ảnh hưởng của bão nhưng các lồng nuôi vẫn đảm bảo an toàn; cá nuôi lồng cho thu hoạch về năng suất và sản lượng đạt yêu cầu, giá cá thương phẩm và thị trường tiêu thụ tương đối thuận lợi nhất là giá cá diêu hồng; sản lượng cá lồng thu hoạch đạt 2.900 tấn, năng suất bình quân 5,3 tấn/lồng. Diện tích nuôi cá truyền thống 5.365 ha, chiếm 52,3%; cá rô phi, rô đồng, chim trắng 3.614 ha chiếm 35,2% diện tích; còn lại là diện tích nuôi thủy sản khác. Tổng sản lượng thủy sản đạt: 63.448 tấn, trong đó sản lượng cá nuôi thương phẩm: 61.200 tấn cá tăng 11%, (cá lồng 2.900 tấn) và sản lượng khai thác thủy sản nội địa 2.183 tấn, giảm 0,2%. Năng suất nuôi bình quân đạt 5,81 tấn/ha, tăng 3,2% so với năm 2012, trong đó cá truyền thống 5,72 tấn/ha, Rô phi 5,9 tấn/ha, cá khác 5,48 tấn/ha.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì ngành thủy sản tỉnh Hải Dương vẫn còn một số hạn chế cần được giải quyết tốc độ tăng trưởng của ngành tuy vẫn tăng qua các năm nhưng chưa bền vững; hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản còn bộc lộ những hạn chế đó là nền sản xuất nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá, trong đó có vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái; nhất là sản xuất cá giống chủ lực mới đáp ứng được 46,5% yêu cầu diện tích nuôi; hạn chế đầu tư, giảm mật độ dẫn đến năng suất cá nuôi giảm. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản chưa được cải thiện nhiều, sản lượng cá truyền thống còn chiếm tỷ trọng cao, cá nuôi thương phẩm chủ yếu vẫn tiêu thụ nội địa, tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc vào tư thương, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản phần lớn chưa có quy hoạch, cơ sở hạ tầng khu nuôi thiếu đồng bộ đã gây khó khăn cho việc quản lý môi trường ao nuôi, phòng ngừa dịch bệnh; rất nhiều khu còn thiếu nguồn nước sạch cấp cho ao nuôi thủy sản.
Trong năm tiếp theo ngành Thủy sản tỉnh Hải Dương tập trung chuyển đổi các vùng cấy lúa cho năng suất thấp sang NTTS gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, sản suất hàng hoá tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển thuỷ sản theo hướng bền vững. Phát triển mạnh sản xuất và quản lý sản xuất cả nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, sản xuất giống, thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học ... đảm bảo giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, gắn phát triển sản xuất với đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo vệ, xử lý tốt môi trường sinh thái và phòng tránh thiên tai. Xây dựng mô hình sản xuất tốt từ các khu NTTS tập trung, áp dụng thực hành nuôi thuỷ sản tốt (GAP), VietGAP ở 5 khu NTTS tập trung và nuôi cá lồng trên sông, tiến tới thực hành quản lý tốt (BMP), nuôi có trách nhiệm (CoC).
Ninh Hải

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Tin xem nhiều
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập255
  • Hôm nay42,825
  • Tháng hiện tại2,370,128
  • Tổng lượt truy cập31,667,679
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây