Chuyển đổi số ngành TCĐLCL: Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số mọi lúc, mọi nơi

Với những quy định hiện hành, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) hiện đang xây dựng Đề án Chuyển đổi số trong ngành TCĐLCL, đây là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn, vì khi chuyển sang phương thức làm việc mới đòi hỏi phải thay đổi về văn bản quy phạm pháp luật, thay đổi về nhận thức, phương thức làm việc.

Chuyển đổi số ngành TCĐLCL: Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số mọi lúc, mọi nơi

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực là xu thế tất yếu tại Việt Nam, trong đó ngành TCĐLCL cũng không ngoại lệ. Có thể nói, trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, ngành TCĐLCL đã có những đóng góp lớn lao cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Khi bước vào công cuộc chuyển đổi số, ngành TCĐLCL đã nhanh chóng triển khai và xây dựng Đề án chuyển đổi số nhằm thúc đẩy hoạt động này.

 Chứng nhận sản phẩm ống thép mạ kẽm. Ảnh: Quacert.

Cơ sở triển khai chuyển đổi số ngành TCĐLCL

Theo TS. Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TCĐLCL, cơ sở triển khai hoạt động chuyển đối số ngành TCĐLCL được thể hiện tại một số văn bản như sau:

Thứ nhất, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị xác định đây là nhiệm vụ lớn, cấp thiết trong xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số là thành tố không thể tách rời trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, trong đó, cơ sở hạ tầng số, dữ liệu số, công nghệ số được xây dựng khá đồng bộ.

Thứ hai, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Hai quyết định này đã khẳng định, Chính phủ số là chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội. Chính phủ số chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.

Thứ ba, Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 cũng nêu rõ “Xây dựng chỉ số Hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ”. Bộ KH&CN đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị xây dựng các Chiến lược, Đề án, nhiệm vụ khoa học công nghệ để sớm trình Thủ tướng phê duyệt và áp dụng, trong đó có Đề án Chuyển đổi số ngành TCĐLCL. 

Thứ tư, Thông báo số 253/TB-VPCP ngày 20/8/2022 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận Phiên họp thứ ba của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số ngày 08/8/2022 về việc xây dựng Đề án Chuyển đổi số ngành TCĐLCL, Bộ KH&CN đã khẩn trương, phối hợp các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện xây dựng Đề án Chuyển đổi số ngành TCĐLCL đến năm 2025 định hướng đến năm 2030.

Xây dựng Đề án Chuyển đổi số

Với những quy định hiện hành, Tổng cục hiện đang xây dựng Đề án Chuyển đổi số trong ngành TCĐLCL, đây là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn, vì khi chuyển sang phương thức làm việc mới đòi hỏi phải thay đổi về văn bản quy phạm pháp luật, nhận thức, phương thức làm việc. 

Cụ thể, Đề án sẽ tập trung triển khai một số nền tảng dịch vụ như: Nền tảng thông tin đám mây số ngành TCĐLCL (Icloud - Standads, Metrology And Quality (iSTAMEQ). Nền tảng này cho phép cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước trên môi trường số, tăng cường chia sẻ, kết nối, tiếp nhận thông tin, thúc đẩy sáng tạo, phát triển kinh tế số, xã hội số, bảo đảm an toàn thông tin của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Nền tảng tác nghiệp số chuyên ngành về TCĐLCL để cung cấp dịch vụ số, kết nối với hệ thống Chính phủ số và các hệ thống quy mô quốc gia cần thiết khác; ứng dụng công nghệ số để cá nhân hóa giao diện, nâng cao trải nghiệm người dùng dịch vụ công, tiếp thu ý kiến người dân và doanh nghiệp khi xây dựng, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

Các ứng dụng công nghệ số trên thiết bị công nghệ thông minh (nền tảng dịch vụ số: nhận mẫu, thử nghiệm, đo lường, chứng nhận, quản lý chất lượng, kho mẫu, thiết bị, chứng nhận phù hợp, kiểm định, quản lý hệ thống, chứng chỉ số, hồ sơ thử nghiệm, giám định, văn phòng số…), cho phép công chức, viên chức và người lao động có môi trường làm việc hiện đại. Đồng thời, người dân và doanh nghiệp có thể định danh trên không gian số và sử dụng dịch vụ số ngành TCĐLCL mọi lúc, mọi nơi.

Đặc biệt, để tạo thuận lợi, minh bạch hai chiều đảm bảo quyền của người tiêu dùng, nhà sản xuất, người dân và doanh nghiệp khi sử dụng thiết bị công nghệ hoặc điện thoại thông minh có thể đối chiếu/tìm kiếm thông tin (tích hợp các giấy phép) trên một sản phẩm hợp pháp do các cơ quan ngành TCĐLCL cấp phép.

Nền tảng tích hợp dữ liệu số toàn ngành TCĐLCL theo nguyên tắc phân cấp, phân quyền đảm bảo khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nền tảng số về phân tích, thống kê, báo cáo chuyên ngành; từng bước tự động hóa công tác báo cáo, thống kê phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các Bộ, ngành và địa phương nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên dữ liệu số ngành TCĐLCL. 

Phát triển và ứng dụng hệ thống làm việc từ xa theo hướng thuê dịch vụ nhằm đa dạng hóa hình thức làm việc phù hợp với các đối tượng, hoàn cảnh khác nhau, bảo đảm kế thừa, kết nối hệ thống thông tin của quốc gia, Bộ, ngành, địa phương. 

Nghiên cứu, xây dựng, phát triển công nghệ số như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), di động (Mobility), Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), mạng xã hội,... trong chuyển đổi số ngành TCĐLCL, có khả năng khai thác các giá trị dữ liệu chuyên ngành cũng như tự động thay thế con người thực hiện nhiều nhiệm vụ nhanh hơn, thông minh hơn trong hoạt động ngành TCĐLCL trong tương lai.

Nguồn: Tạp chí Chất lượng Việt Nam (vietq.vn)


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập166
  • Hôm nay27,017
  • Tháng hiện tại1,374,290
  • Tổng lượt truy cập4,079,494
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây