Tuy nhiên, trong quá trình sao chép các nhà khoa học còn phát hiện những điều thú vị. Thậm chí họ ngạc nhiên vì tính bất bình thường của quá trình sao chép này. Đối với một trong hai chuỗi ADN này thì điều gây chú ý ở chỗ điểm cuối cùng của chuỗi không thể sao chép được. Do vậy, các nhiễm sắc thể sẽ ngắn lại sau mỗi lần tế bào phân chia nhưng thực tế không phải khi nào cũng vậy. Các nhà khoa học nhận thấy nếu các telomere liên tục ngắn lại thì tế bào sẽ lão hóa nhanh. Ngược lại, nếu telemore giữ nguyên độ dài thì tế bào sẽ sống bền lâu và đây cũng có thể gây vấn đề, như hình thành các tế bào ung thư. Thậm chí, một số bệnh di truyền được cho là do telomerase bị hỏng. Như vậy các nhà nghiên cứu đã giúp chúng ta khám phá ra cách telemore hoạt động và tìm ra enzim sao chép các telemore này. Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng giúp chúng ta hiểu thêm tình trạng lão hóa, ung thư và tế bào mầm.
Elizabeth Blackburn và Jack Szostak đã phát hiện ra rằng một chuỗi ADN nhất định trong telemore đã giúp cho nhiễm sắc thể không bị "thoái hoá". Carol Greider và Blackburn đã bắt đầu nghiên cứu xem telomere được hình thành như thế nào và hai người đã phát hiện ra telomerase, enzim giúp các phân tử ADN sao chép toàn bộ nhiễm sắc thể mà không bị mất đoạn cuối cùng. Một số bài báo của họ đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu khác tìm những hướng nghiên cứu mới về ung thư vì họ hy vọng có thể tác động theo ý muốn telomerase.
Giải Nobel Y học năm 2008 thuộc về nhóm các nhà khoa học Françoise Barré-Sinoussi và Luc Montagnier (Pháp) phát hiện ra vi rút HIV, Harald zur Hausen (Đức) phát hiện ra mối quan hệ giữa vi rút HPV với bệnh ung thư cổ tử cung.
Nobel Y học là giải thưởng được công bố đầu tiên, sau đó đến các Giải Nobel Vật lý, Nobel Hóa học, Nobel Văn học, Nobel Kinh tế và Nobel Hoà bình.
(Sưu tầm)