Ở một số nước trong khối EU như Hà Lan, Đức, đã cặp nhật thường ngày mức độ ô nhiễm môi trường không khí trên trang Web bằng sử dụng tư liệu viễn thám. Nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học thuộc Trung tâm Viễn thám Quốc gia nghiên cứu áp dụng công nghệ này để phát hiện ra sự ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam.
Áp dụng ảnh vệ tinh phát hiện ô nhiễm môi trường khí
Ảnh vệ tinh được nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 80 của kỷ nguyên trước, các ảnh vệ tinh sử dụng trong thời gian này chủ yếu là ảnh Mỹ, Nga, Pháp... chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Trắc địa và bản đồ, địa chất, lâm nghiệp, nông nghiệp, hải dương học, và một số lĩnh vực khác.
Ứng dụng công nghệ viễn thám ở nước ta trong nhiều năm nay chủ yếu tập trung vào hai loại tài nguyên cơ bản là đất cùng với lớp phủ trên đất, dưới đất và nước. Tài nguyên thứ ba là không khí - liên quan trực tiếp tới sự sinh tồn của con người, nhưng công nghệ viễn thám ở nước ta chưa có điều kiện ứng dụng.
Các công trình nghiên cứu của Việt Nam về ô nhiễm môi trường không khí mới dừng ở mức xử lý các số liệu từ các trạm quan trắc mặt đất, sau đó gán cho hàm lan truyền ô nhiễm trong khí quyển. Vấn đề ứng dụng tư liệu viễn thám vệ tinh vào lĩnh vực nghiên cứu ô nhiễm môi trường không khí chưa được đề cập trong những năm qua.
Trong những năm gần đây, vấn đề đô thị hóa phát triển mạnh; các khu chế xuất, các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ra đời, kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường nước, không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu (BĐKH) bắt nguồn từ sự phát thải ngày càng nhiều khí nhà kính.
Theo nghiên cứu mới nhất của trường Đại học Giao thông (Việt Nam), thiệt hại do khí phát thải của xe cơ giới ở 5 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ chiếm vào khoảng 0,3%-0,6% GDP của thành phố.
Với việc xây dựng Hệ thống trạm thu ảnh vệ tinh mặt đất (2005-2007) thuộc dự án "Xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam" do Trung tâm Viễn thám quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, sẽ tạo ra những khả năng và điều kiện mới thực hiện công tác giám sát tài nguyên và môi trường ĐẤT - NƯỚC - KHÔNG KHÍ nhanh hơn, chính xác hơn và đầy đủ hơn; theo kịp các nước trong khu vực và các nước phát triển.
Kết quả ban đầu...
Một đặc điểm của ảnh vệ tinh Spot là sử dụng chuyên cho lĩnh vực nghiên cứu địa hình, cụ thể là ứng dụng để thành lập, hiện chỉnh bản đồ. Nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng ảnh vệ tinh Spot không chỉ trong lĩnh vực địa hình mà còn có thể nghiên cứu ứng dụng trong một số lĩnh vực chuyên đề trong giám sát tài nguyên và Môi trường ĐẤT - NƯỚC - KHÔNG KHÍ.
Kết quả ban đầu cho thấy, việc sử dụng ảnh vệ tinh SPOT đa thời gian hoàn toàn có thể phát hiện quá trình phát triển ô nhiễm không khí của khu vực mà chúng ta quan tâm. Bên cạnh đó, chúng ta khẳng định về khả năng làm chủ công nghệ viễn thám trong lĩnh vực nghiên cứu môi trường không khí.
Hiệu quả mang lại từ việc áp dụng công nghệ viễn thám vào lĩnh vực giám sát ô nhiễm môi trường không khí, cần phải đề cập trước hết ở tầm vĩ mô: hỗ trợ các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý trong việc quy hoạch các vùng, miền phát triển kinh tế đặc thù gây phát thải làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
Vấn đề này có liên quan đến "Chương trình quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu" trong kỷ nguyên 21. Hiệu quả kinh tế trước mắt của công nghệ mang lại là tối ưu hoá việc bố trí các vị trí cũng như số lượng các trạm quan trắc ngoại nghiệp một cách hợp lý, tránh lãng phí đầu tư dàn trải.
Để có những số liệu cụ thể về hiệu quả kinh tế từ việc áp dụng công nghệ viễn thám vào lĩnh vực giám sát ô nhiễm môi trường không khí cần có những khảo sát cụ thể, liên quan tới các ngành, sẽ được tiếp tục triển khai.
Những kết quả cụ thể về phát hiện ô nhiễm môi trường không khí bằng ảnh vệ tinh SPOT ở Việt Nam mới dừng ở khu vực thực nghiệm Hà Nội , tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện, nhất là tính đồng bộ về số liệu của các trạm đo ngoại nghiệp khi vệ tinh bay qua quét ảnh. Vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác liên ngành, thì ứng dụng công nghệ viễn thám ở Việt Nam mới được phát triển sâu rộng.
Trong thời gian tới, đề tài nhằm tiếp tục hoàn thiện và xin phép Bộ TN&MT cũng như Trung tâm Viễn thám quốc gia xây dựng "Dự án thử nghiệm" nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ giám sát ô nhiễm môi trường không khí ở những khu vực trọng điểm của cả nước mà Bộ TN&MT quan tâm.
Xây dựng website để cập nhật; xây dựng chỉ tiêu định mức cho phù hợp; trên cơ sở đó sẽ có những sồ liệu cụ thể về hiệu quả kinh tế một khi áp dụng công nghệ viễn thám vào lĩnh vực môi trường không khí. Hướng vươn tới của đề tài trong tương lai là cung cấp cập nhật thông tin về "chất lượng môi trường không khí" trong bản tin "Thời tiết" của chương trình TV
Như vậy, trong điều kiện cơ sở vật chất cũng như trình độ công nghệ hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để giám sát ô nhiễm môi trường không khí một cách khách quan, theo chu kỳ ở các khu đô thị, khu chế xuất, khu công nghiệp; đặc biệt ở những vùng khai khoáng lộ thiên.
Để nâng cao hiệu quả áp dụng công nghệ viễn thám và GIS vào lĩnh vực môi trường, đòi hỏi cần có sự hợp tác liên ngành; nhất là vấn đề đồng bộ quan trắc số liệu đo ngoại nghiệp về các thành phần ô nhiễm không khí khi vệ tinh bay qua, cũng như bố trí các trạm quan trắc ngoại nghiệp cho phù hợp về số lượng và vị trí.
TT nghiên cứu KHCN - Trung tâm Viễn thám Quốc gia)
Kết quả ban đầu...
Một đặc điểm của ảnh vệ tinh Spot là sử dụng chuyên cho lĩnh vực nghiên cứu địa hình, cụ thể là ứng dụng để thành lập, hiện chỉnh bản đồ. Nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng ảnh vệ tinh Spot không chỉ trong lĩnh vực địa hình mà còn có thể nghiên cứu ứng dụng trong một số lĩnh vực chuyên đề trong giám sát tài nguyên và Môi trường ĐẤT - NƯỚC - KHÔNG KHÍ.
Kết quả ban đầu cho thấy, việc sử dụng ảnh vệ tinh SPOT đa thời gian hoàn toàn có thể phát hiện quá trình phát triển ô nhiễm không khí của khu vực mà chúng ta quan tâm. Bên cạnh đó, chúng ta khẳng định về khả năng làm chủ công nghệ viễn thám trong lĩnh vực nghiên cứu môi trường không khí.
Hiệu quả mang lại từ việc áp dụng công nghệ viễn thám vào lĩnh vực giám sát ô nhiễm môi trường không khí, cần phải đề cập trước hết ở tầm vĩ mô: hỗ trợ các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý trong việc quy hoạch các vùng, miền phát triển kinh tế đặc thù gây phát thải làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
Vấn đề này có liên quan đến "Chương trình quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu" trong kỷ nguyên 21. Hiệu quả kinh tế trước mắt của công nghệ mang lại là tối ưu hoá việc bố trí các vị trí cũng như số lượng các trạm quan trắc ngoại nghiệp một cách hợp lý, tránh lãng phí đầu tư dàn trải.
Để có những số liệu cụ thể về hiệu quả kinh tế từ việc áp dụng công nghệ viễn thám vào lĩnh vực giám sát ô nhiễm môi trường không khí cần có những khảo sát cụ thể, liên quan tới các ngành, sẽ được tiếp tục triển khai.
Những kết quả cụ thể về phát hiện ô nhiễm môi trường không khí bằng ảnh vệ tinh SPOT ở Việt Nam mới dừng ở khu vực thực nghiệm Hà Nội , tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện, nhất là tính đồng bộ về số liệu của các trạm đo ngoại nghiệp khi vệ tinh bay qua quét ảnh. Vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác liên ngành, thì ứng dụng công nghệ viễn thám ở Việt Nam mới được phát triển sâu rộng.
Trong thời gian tới, đề tài nhằm tiếp tục hoàn thiện và xin phép Bộ TN&MT cũng như Trung tâm Viễn thám quốc gia xây dựng "Dự án thử nghiệm" nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ giám sát ô nhiễm môi trường không khí ở những khu vực trọng điểm của cả nước mà Bộ TN&MT quan tâm.
Xây dựng website để cập nhật; xây dựng chỉ tiêu định mức cho phù hợp; trên cơ sở đó sẽ có những sồ liệu cụ thể về hiệu quả kinh tế một khi áp dụng công nghệ viễn thám vào lĩnh vực môi trường không khí. Hướng vươn tới của đề tài trong tương lai là cung cấp cập nhật thông tin về "chất lượng môi trường không khí" trong bản tin "Thời tiết" của chương trình TV
Như vậy, trong điều kiện cơ sở vật chất cũng như trình độ công nghệ hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để giám sát ô nhiễm môi trường không khí một cách khách quan, theo chu kỳ ở các khu đô thị, khu chế xuất, khu công nghiệp; đặc biệt ở những vùng khai khoáng lộ thiên.
Để nâng cao hiệu quả áp dụng công nghệ viễn thám và GIS vào lĩnh vực môi trường, đòi hỏi cần có sự hợp tác liên ngành; nhất là vấn đề đồng bộ quan trắc số liệu đo ngoại nghiệp về các thành phần ô nhiễm không khí khi vệ tinh bay qua, cũng như bố trí các trạm quan trắc ngoại nghiệp cho phù hợp về số lượng và vị trí.
TT nghiên cứu KHCN - Trung tâm Viễn thám Quốc gia)