Tại sao có hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Như chúng ta đã biết trái đất quay quanh mặt trời, mặt trăng quay quanh trái đất, hai quỹ đạo này rất ít khi trùng nhau, nhưng đôi khi Trái đất - Mặt trăng và Mặt trời cũng có hiện tượng chuyển động nằm ở 3 vị trí thẳng hàng tạo nên hiện tượng Nguyệt thực và Nhật thực.
Mặt trời là nguồn sáng chiếu sáng xuống trái đất và mặt trăng, mặt trăng không tự phát sáng, chúng ta nhìn thấy mặt trăng chỉ là thông qua hiện tượng phản xạ ánh sáng của mặt trời.

* Khi trái đất nằm ở giữa mặt trăng và mặt trời, trái đất sẽ che khuất ánh sáng từ Mặt trời chiếu vào Mặt trăng, dẫn đến hiện tượng mặt trăng bị tối dần. Khi mặt trời, trái đất, mặt trăng cùng nằm trên đường thẳng thì mặt trăng bị che khuất toàn bộ, lúc đó ở trên trái đất sẽ không nhìn thấy mặt trăng, đó là hiện tượng Nguyệt thực toàn phần.

Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn); nguyệt thực từng phần: 6 giờ.

* Khi Mặt nhat thuc tp.jpgtrăng nằm ở điểm giữa Mặt trời và Trái đất, Mặt trăng sẽ là vật chắn ánh sáng từ Mặt trời chiếu xuống Trái đất tạo nên hiện tượng Nhật thực. Do bán kính của Mặt trăng nhỏ hơn bán kính của Mặt trời và Trái đất nhiều lần nên vùng che khuất ánh sáng của Mặt trăng trên trái đất chỉ chiếm một phần nhỏ, hiện tượng Nhật thực và Nhật thực toàn phần chỉ xảy ra ở một số vùng Trên trái đất mà bóng tối của Mặt trăng quét qua. Thời gian bóng tối của mặt trăng đi qua tại một vị trí gây hiện tượng Nhật thực toàn phần cũng diễn ra nhanh hơn do trái đất và mặt trăng luôn luôn có sự chuyển động làm lệch dần vị trí thẳng hàng.

Khi xảy ra nhật thực, bóng của Mặt trăng chạy trên Trái đất với vận tốc ~1.700km/giờ (~472 m/s), Nhật thực toàn phần tại một điểm không bao giờ vượt quá 7 phút 31 giây. Nhật thực toàn phần được coi là dài nhất thế kỷ 21 diễn ra vào ngày 22/7/2009 vừa qua, thời gian cực đại là 6 phút 39 giây (thời điểm cực đại diễn ra trên Thái Bình Dương lúc 9 giờ 35 phút 21 giây giờ Hà Nội).

Lần nhật thực gần đây nhất kéo dài 7 phút 3 giây xảy ra ngày 30-6-1973. Để có dịp chiêm ngưỡng kỳ nhật thực toàn phần dài như thế này tiếp theo, chúng ta phải đợi đến năm 2132.

Xuân Dương

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập170
  • Hôm nay30,375
  • Tháng hiện tại1,377,648
  • Tổng lượt truy cập4,082,852
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây