Sau 5 năm thực hiện Đề án “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2013”, đến nay có nhiều chuyển biến tích cực.Tiết kiệm năng lượng
Các hoạt động sản xuất của Công ty CP Đá mài Hải Dương (TP Hải Dương) đều dùng điện. Mỗi tháng công ty sử dụng hơn 300 nghìn kWh, tương đương với hơn 500 triệu đồng tiền điện. Năm 2011, được sự giới thiệu của cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ), công ty đã đầu tư hơn 200 triệu đồng thay đổi và lắp đặt thêm một số máy biến tần cho động cơ, thay toàn bộ bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn com-pắc… Nhờ đó, công ty đã tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng tiền điện mỗi tháng. Hiện nay, mức tiêu thụ điện năng tại công ty khoảng 260 nghìn kWh/tháng, tương đương chi phí hơn 400 triệu đồng.
Nhà máy Chế tạo thiết bị Hải Dương (Công ty CP Lilama 69-3) chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí như kết cấu thép, sản phẩm đúc, gia công cơ khí. Mỗi năm, nhà máy sản xuất được hơn 4.000 tấn sản phẩm. Ngoài sử dụng điện, nhà máy còn sử dụng than và gas để sản xuất. Năm 2011, nhà máy được lựa chọn tham gia đề án TKNL. Đề án đã lắp thiết bị tiết kiệm gas cho hệ thống máy cắt ô-xi, gas trong dây chuyền chế tạo kết cấu thép, thay thế hệ thống gia nhiệt kiểu đốt gas lỏng bằng hệ thống gia nhiệt bằng điện. Trước khi chưa thực hiện đề án, công ty sử dụng khoảng hơn 10 tấn gas/năm, trị giá hơn 270 triệu đồng, nhưng đến nay đã giảm được 15% lượng gas tiêu thụ. Tổng tiêu thụ điện, than, gas của nhà máy mỗi năm khoảng 1,8 tỷ đồng. Đến nay, đơn vị tiết kiệm được hơn 300 triệu đồng/năm.
Thực hiện Đề án "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2013", Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học đã xây dựng 25 mô hình doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất. Thiết bị TKNL gồm máy biến tần, lò hơi, lò sấy… Hầu hết các đơn vị tham gia dự án đều cho biết việc TKNL rất thiết thực. Sau dự án, nhiều doanh nghiệp tiếp tục đầu tư hàng tỷ đồng để mua thiết bị TKNL phục vụ sản xuất. Ông Vũ Như Lý, Trưởng phòng TKNL, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học cho biết: “Trước khi lắp đặt các thiết bị TKNL, cán bộ của trung tâm đã đến khảo sát, kiểm toán năng lượng để tư vấn sử dụng thiết bị phù hợp. Khi lắp đặt xong thiết bị, cán bộ trung tâm tiếp tục theo dõi hoạt động và mức tiêu hao năng lượng của thiết bị, kịp thời thay thế hoặc sửa chữa khi có sự cố”.
Nâng cao nhận thức
Trong 5 năm qua, cơ quan chuyên môn đã tiến hành khảo sát hơn 1.600 đơn vị, doanh nghiệp và gia đình sử dụng năng lượng trong tỉnh. Hiện nay, các đơn vị đã có nhiều chuyển biến về sử dụng TKNL, nhất là trong sử dụng thiết bị điện chiếu sáng. Hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị, gia đình đều sử dụng đèn chiếu sáng TKNL. Khoảng 80% số đơn vị được khảo sát có nhận thức tốt về TKNL. 100% số đơn vị hành chính sự nghiệp có nhận thức tốt về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hơn 1.000 gia đình được khảo sát thì có hơn 84% có nhận thức tốt. Để có được kết quả đó, Ban chủ nhiệm đề án đã chú trọng tuyên truyền, tổ chức 10 buổi hội thảo nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh cho cán bộ chuyên quản của các sở, ngành, doanh nghiệp và nhiều gia đình. Ngoài việc mở các lớp tập huấn, chương trình tiết kiệm điện còn được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo khảo sát của trung tâm, từ năm 2009 đến nay, bình quân mỗi năm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiết kiệm được 7,19% tổng mức tiêu thụ năng lượng. Ông Nguyễn Văn Vóc, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: “Đề án TKNL rất bám sát thực tế. Mặc dù đề án chưa có điều kiện để nhân rộng nhưng nhiều doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và gia đình đã chủ động TKNL”.
Để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí năng lượng, đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được tiếp tục triển khai nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt giải pháp TKNL và áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001. UBND tỉnh cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhất là đối với những ngành sử dụng nhiều năng lượng như cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng…
Nhà máy Chế tạo thiết bị Hải Dương (Công ty CP Lilama 69-3) chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí như kết cấu thép, sản phẩm đúc, gia công cơ khí. Mỗi năm, nhà máy sản xuất được hơn 4.000 tấn sản phẩm. Ngoài sử dụng điện, nhà máy còn sử dụng than và gas để sản xuất. Năm 2011, nhà máy được lựa chọn tham gia đề án TKNL. Đề án đã lắp thiết bị tiết kiệm gas cho hệ thống máy cắt ô-xi, gas trong dây chuyền chế tạo kết cấu thép, thay thế hệ thống gia nhiệt kiểu đốt gas lỏng bằng hệ thống gia nhiệt bằng điện. Trước khi chưa thực hiện đề án, công ty sử dụng khoảng hơn 10 tấn gas/năm, trị giá hơn 270 triệu đồng, nhưng đến nay đã giảm được 15% lượng gas tiêu thụ. Tổng tiêu thụ điện, than, gas của nhà máy mỗi năm khoảng 1,8 tỷ đồng. Đến nay, đơn vị tiết kiệm được hơn 300 triệu đồng/năm.
Thực hiện Đề án "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2013", Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học đã xây dựng 25 mô hình doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất. Thiết bị TKNL gồm máy biến tần, lò hơi, lò sấy… Hầu hết các đơn vị tham gia dự án đều cho biết việc TKNL rất thiết thực. Sau dự án, nhiều doanh nghiệp tiếp tục đầu tư hàng tỷ đồng để mua thiết bị TKNL phục vụ sản xuất. Ông Vũ Như Lý, Trưởng phòng TKNL, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học cho biết: “Trước khi lắp đặt các thiết bị TKNL, cán bộ của trung tâm đã đến khảo sát, kiểm toán năng lượng để tư vấn sử dụng thiết bị phù hợp. Khi lắp đặt xong thiết bị, cán bộ trung tâm tiếp tục theo dõi hoạt động và mức tiêu hao năng lượng của thiết bị, kịp thời thay thế hoặc sửa chữa khi có sự cố”.
Nâng cao nhận thức
Trong 5 năm qua, cơ quan chuyên môn đã tiến hành khảo sát hơn 1.600 đơn vị, doanh nghiệp và gia đình sử dụng năng lượng trong tỉnh. Hiện nay, các đơn vị đã có nhiều chuyển biến về sử dụng TKNL, nhất là trong sử dụng thiết bị điện chiếu sáng. Hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị, gia đình đều sử dụng đèn chiếu sáng TKNL. Khoảng 80% số đơn vị được khảo sát có nhận thức tốt về TKNL. 100% số đơn vị hành chính sự nghiệp có nhận thức tốt về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hơn 1.000 gia đình được khảo sát thì có hơn 84% có nhận thức tốt. Để có được kết quả đó, Ban chủ nhiệm đề án đã chú trọng tuyên truyền, tổ chức 10 buổi hội thảo nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh cho cán bộ chuyên quản của các sở, ngành, doanh nghiệp và nhiều gia đình. Ngoài việc mở các lớp tập huấn, chương trình tiết kiệm điện còn được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo khảo sát của trung tâm, từ năm 2009 đến nay, bình quân mỗi năm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiết kiệm được 7,19% tổng mức tiêu thụ năng lượng. Ông Nguyễn Văn Vóc, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: “Đề án TKNL rất bám sát thực tế. Mặc dù đề án chưa có điều kiện để nhân rộng nhưng nhiều doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và gia đình đã chủ động TKNL”.
Để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí năng lượng, đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được tiếp tục triển khai nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt giải pháp TKNL và áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001. UBND tỉnh cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhất là đối với những ngành sử dụng nhiều năng lượng như cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng…
Nhận thức của các đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân về sử dụng tiết kiệm năng lượng (TKNL) được nâng lên.
( Theo Báo Hải Dương)