ảnh minh họa, nguồn Internet Thời tiết vụ mùa năm 2013 đầu vụ nắng nóng, xen kẽ mưa vừa đến mưa to; đặc biệt từ đầu tháng 8 đến nay; do ảnh hưởng của 3 cơn bão số 5,6,7 nên có mưa to đến rất to kèm theo giông, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh và gây ngập úng cục bộ.

Vụ mùa năm 2013 toàn tỉnh đã gieo cây đạt 62.549,5 ha. Trong đó trà mùa sớm gieo cấy được 16.915,7 ha, chiếm 27,04%; trà mùa trung 43.496 ha chiếm 69,54%; trà mùa muộn 2,1378ha, chiếm 3,42%. Cây rau mầu hè thu 7.781 ha.
Căn cứ vào tỉnh hình thời tiết thì cuối tháng 9 cho đến đầu tháng 10 lượng mưa giảm, trời hanh khô. Các trà lúa năm nay đều sinh trưởng, phát triển tốt lúa giai đoạn đồng, trỗ bông phơi màu. Đây là giai đoạn cây lúa mẫn cảm với nhiều đối tượng sâu bệnh, dịch hại nguy hiểm. Căn cứ tình hình dịch hại đang phát sinh, gây hại trên đồng ruộng và quy luật phát sinh cuối vụ hằng năm như: rầy nâu; sâu đục thân lúa gây bông bạc ... Qua đó Chi cục Bảo vệ thực vật dự tính, dự báo tình hình dịch hại từ nay đến cuối vụ như sau:
Đối với rầy nâu – rầy lưng trắng: Rầy lứa 6: rầy non nở rộ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 với diện phân bổ rộng trên trà lúa mùa sớm, mùa trung, mật độ trung bình từ 2000 đến 2500 C/m2 , cao 5000 C/m2 , thậm chí có ổ cao lên tới hàng vạn con/m2 ; nếu không phòng trừ tốt sẽ gây cháy rầy cục bộ. Đây là lứa quan trọng có khả năng tích lũy gây hại cho lứa sau. Rầy lứa 7: Rầy non khả năng sẽ nở rộ đầu tháng 10, gây hại trà mùa trung giai đoạn lúa đỏ đuôi và hại trà mùa muộn khi lúa giai đoạn chắc xanh. Nếu thời tiết thuận lợi khả năng rầy gây hại sẽ tương đương vụ mùa năm 2011 và cao hơn năm 2012.
Sâu đục thân lúa bướm hai chấm: Sâu non nở rộ, gây bông bạc cho lúa mùa trung trỗ muộn và mùa muộn; với mức độ và phạm vi phân bổ cao hơn năm 2012. Chuột hại tiếp tục di chuyển gây hại trà mùa muộn, tập trung hại những diện tích lúa giai đoạn làm đòng; sau đó tiếp tục di chuyển hại cây trồng.
Bệnh khô vằn: Thời tiết nắng mưa xen kẽ, lúa từ giai đoạn đòng đến thu hoạch. Ruộng thường xuyên mất nước, xanh tốt; đặc biệt diện tích lúa bị đổ là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh khô vằn phát sinh. Dự báo mức độ và phạm vi bệnh khô vằn gây hại cao hơn năm 2012.
Bệnh lem lép hạt: Khi lúa trỗ bông phơi màu gặp điều kiện thuận lợi hoặc mưa phùn, mưa nhỏ kéo dài bệnh sẽ phát sinh gây hại; dự kiến bệnh sẽ phát sinh từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 với mức độ và phạm vi tương đương năm 2012.
Ngoài ra, trên đồng ruộng còn có bệnh héo xanh trên lúa nếp tại huyện Thanh Hà, Kim Thành, Kinh Môn. Sâu cuốn lá lứa 7 gây hại cục bộ trà lúa muộn, bệnh đạo ôn cổ bông, sâu cắn gié ... phát sinh gây hại cục bộ.
Trước tình hình đó, Chi cục Bảo vệ thực vật đã đề ra một số biện pháp phòng trừ tuyên truyền hướng dẫn nông dân chú trọng thực hiện các biện pháp phòng là chính; chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, khi sử dụng phải thực hiện nguyên tắc 4 đúng. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, làm tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo chính xác kịp thời các đối tượng dịch hại, đặc biệt là rầy nâu và rầy lưng trắng, sâu đục thân lúa bướm 2 chấm ... Nhận định chính xác khả năng phát sinh diện phân bố, mức độ gây hại của các đối tượng dịch hại. Thực hiện Quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap, bón phân đạm theo và phân cho rau theo quy trình, không bón thừa đạm cho từng loại rau. Thường xuyên theo dõi diễn biến dịch hại trên rau mầu để có biện pháp phòng trừ có hiệu quả, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường. Tăng cường áp dụng các biện pháp thủ công, phòng tránh trong việc phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên rau mầu. Phát động phong trào toàn dân tham gia diệt trừ chuột, diệt chuột phải thực hiện ngay từ đầu vụ. Chỉ sử dụng biện pháp hóa học khi thật cần thiết.
Bảo Ngọc
Căn cứ vào tỉnh hình thời tiết thì cuối tháng 9 cho đến đầu tháng 10 lượng mưa giảm, trời hanh khô. Các trà lúa năm nay đều sinh trưởng, phát triển tốt lúa giai đoạn đồng, trỗ bông phơi màu. Đây là giai đoạn cây lúa mẫn cảm với nhiều đối tượng sâu bệnh, dịch hại nguy hiểm. Căn cứ tình hình dịch hại đang phát sinh, gây hại trên đồng ruộng và quy luật phát sinh cuối vụ hằng năm như: rầy nâu; sâu đục thân lúa gây bông bạc ... Qua đó Chi cục Bảo vệ thực vật dự tính, dự báo tình hình dịch hại từ nay đến cuối vụ như sau:
Đối với rầy nâu – rầy lưng trắng: Rầy lứa 6: rầy non nở rộ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 với diện phân bổ rộng trên trà lúa mùa sớm, mùa trung, mật độ trung bình từ 2000 đến 2500 C/m2 , cao 5000 C/m2 , thậm chí có ổ cao lên tới hàng vạn con/m2 ; nếu không phòng trừ tốt sẽ gây cháy rầy cục bộ. Đây là lứa quan trọng có khả năng tích lũy gây hại cho lứa sau. Rầy lứa 7: Rầy non khả năng sẽ nở rộ đầu tháng 10, gây hại trà mùa trung giai đoạn lúa đỏ đuôi và hại trà mùa muộn khi lúa giai đoạn chắc xanh. Nếu thời tiết thuận lợi khả năng rầy gây hại sẽ tương đương vụ mùa năm 2011 và cao hơn năm 2012.
Sâu đục thân lúa bướm hai chấm: Sâu non nở rộ, gây bông bạc cho lúa mùa trung trỗ muộn và mùa muộn; với mức độ và phạm vi phân bổ cao hơn năm 2012. Chuột hại tiếp tục di chuyển gây hại trà mùa muộn, tập trung hại những diện tích lúa giai đoạn làm đòng; sau đó tiếp tục di chuyển hại cây trồng.
Bệnh khô vằn: Thời tiết nắng mưa xen kẽ, lúa từ giai đoạn đòng đến thu hoạch. Ruộng thường xuyên mất nước, xanh tốt; đặc biệt diện tích lúa bị đổ là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh khô vằn phát sinh. Dự báo mức độ và phạm vi bệnh khô vằn gây hại cao hơn năm 2012.
Bệnh lem lép hạt: Khi lúa trỗ bông phơi màu gặp điều kiện thuận lợi hoặc mưa phùn, mưa nhỏ kéo dài bệnh sẽ phát sinh gây hại; dự kiến bệnh sẽ phát sinh từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10 với mức độ và phạm vi tương đương năm 2012.
Ngoài ra, trên đồng ruộng còn có bệnh héo xanh trên lúa nếp tại huyện Thanh Hà, Kim Thành, Kinh Môn. Sâu cuốn lá lứa 7 gây hại cục bộ trà lúa muộn, bệnh đạo ôn cổ bông, sâu cắn gié ... phát sinh gây hại cục bộ.
Trước tình hình đó, Chi cục Bảo vệ thực vật đã đề ra một số biện pháp phòng trừ tuyên truyền hướng dẫn nông dân chú trọng thực hiện các biện pháp phòng là chính; chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, khi sử dụng phải thực hiện nguyên tắc 4 đúng. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, làm tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo chính xác kịp thời các đối tượng dịch hại, đặc biệt là rầy nâu và rầy lưng trắng, sâu đục thân lúa bướm 2 chấm ... Nhận định chính xác khả năng phát sinh diện phân bố, mức độ gây hại của các đối tượng dịch hại. Thực hiện Quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap, bón phân đạm theo và phân cho rau theo quy trình, không bón thừa đạm cho từng loại rau. Thường xuyên theo dõi diễn biến dịch hại trên rau mầu để có biện pháp phòng trừ có hiệu quả, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường. Tăng cường áp dụng các biện pháp thủ công, phòng tránh trong việc phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên rau mầu. Phát động phong trào toàn dân tham gia diệt trừ chuột, diệt chuột phải thực hiện ngay từ đầu vụ. Chỉ sử dụng biện pháp hóa học khi thật cần thiết.
Bảo Ngọc