1. Nguồn gốc Giống nếp 415 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo từ tổ hợp lai VN 72 với một dòng thuộc dòng Japonica. Giống lúa nếp 415 đã được công nhận là giống quốc gia năm 1987. 2. Một số đặc tính chủ yếu của giống lúa nếp 415 Giống có thời gian sinh trưởng trong vụ xuân muộn: 135 - 145 ngày, giai đoạn mạ chịu rét yếu, trong vụ mùa sớm: 110 - 115 ngày, giai đoạn mạ chịu rét tốt. Chiều cao cây 95 - 105 cm, khả năng đẻ nhánh khá. Dạng hạt bầu, chống đổ trung bình, nhiễm đạo ôn, khô vằn từ trung bình đến nặng, nhiễm bạc lá và rầy từ nhẹ đến trung bình, dễ bị von trong vụ mùa. Khối lượng 1000 hạt : 28 - 30 g, xôi dẻo, thơm. năng suất trung bình từ 30 - 35 tạ/ ha/ vụ., thâm canh tốt đạt 45 - 50 tạ/ ha/ vụ. Hạt giống dễ mất sức nảy mầm trong quá trình bảo quản. 3. Biện pháp kỹ huật a. Ngâm ủ hạt thóc giống: Lượng giống cần cho 1 sào từ 2-2.5 kg. Loại bỏ hạt lép lửng bằng cách lấy 1 lít nước hoà với 150 g muối để pha dung dịch. Cho thóc giống vào loại bỏ các hạt lép nổi lên trên, sau đó tiếp tục xử lý bằng nước nóng 54oC trong thời gian 48 giờ để diệt mầm bệnh. Tuy nhiên cứ sau 12 giờ lại mang thay nước 1 lần sao cho đủ 48 giờ thì vớt ra rửa sạch mang vào ủ cho nảy mầm. b. Giai đoạn mạ * Chọn ruộng gieo mạ Ruộng gieo mạ cần ruộng có chân đất có độ PH 5,5 - 6, 5, có khả năng thoát nước tốt, tốt nhất là chân đất trồng màu vụ trước, diện tích gieo mạ để cấy cho 1 sào từ 60-72 m2. * Làm đất và bón phân - Chia luống rộng: 1.2 - 1.5m theo chiều rút nước của ruộng. - Bón phân cho mạ: Bón lót cho 1 sào mạ cần phân chuồng 250 - 300 kg + 2kg Urê + 18 kg Supe lân + 2kg kali Sau khi bón dùng cào vùi phân vào đất ở độ sâu 3 -4 cm, cuối cùng trang phẳng mặt luống bằng trang gỗ sao cho nước không đọng trên bề mặt luống và đưa mạ vào gieo. Khi mạ được 2 lá, bón thúc cho mạ với lượng phân : (2 kg Urê + 2kg kali) để kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây mạ sinh trưởng tốt. - Tưới nước: Sau khi mạ được 1,5 lá, đưa nước vào ruộng mạ cho láng mặt ruộng và luôn giữ đủ nước để ruộng mạ mềm bùn. c. Giai đoạn cấy * Chân đất thích hợp với chân đất vàn, vàn cao, tưới tiêu chủ động. * Thời vụ gieo cấy: Giống thích hợp với trà xuân muộn, mùa sớm. - Vụ xuân: Xuân muộn gieo từ 25/1 đến 5/2, đối với mạ dược cần cấy kết thúc sớm tránh mạ già, mạ sân cấy tuổi mạ 18 - 22 ngày, cấy xong trước 28/2. - Vụ mùa: Gieo trà mùa sớm hoặc mùa trung, gieo từ 1/6 đến 25/6, cấy khi mạ từ 16 -18 ngày tuổi. - Mật độ cấy 40 - 50 khóm/ m2, cấy 2 -3 dảnh/ khóm. Lượng thóc giống cấy trên 1 sào là 3.2 - 3.6 kg. * Phân bón - Phân chuồng: 250 - 300 kg - Phân Urê: 6 - 8 kg - Phân Supe lân: 17 - 19 kg - Phân kali: 5 - 7 kg - Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + 40 % đạm. - Bón thúc lần 1 sau khi lúa bén rễ hồi xanh: 50% đạm + 50 % kali. - Bón thúc lần 2 khi lúa đứng cái, làm đòng: số phân còn lại. Sau khi cấy 10 - 12 ngày phải tiến hành giặm những cây bị chết. Cần làm cỏ sục bùn kết hợp với bón thúc khi lúa đã bén rễ hồi xanh. Cần giữ nước nông thường xuyên 1 - 3 cm trong thời kỳ đẻ nhánh. Khi lúa đẻ nhánh rộ , cần thực hiện rút nước phơi ruộng từ 12 - 15 ngày để hạn chế các dảnh vô hiệu , sau đó lại tiếp tục cho nước vào. Thời kỳ lúa làm đòng trỗ bông thường giữ nước nông thường xuyên 2 - 3cm. Thời kỳ vào chắc cần tưới tiêu xen kẽ, khi lúa chín sáp cần rút nước trên ruộng để tạo điều kiện cho bộ rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng chống đổ của cây lúa. * Phòng trừ sâu bệnh. Thường xuyên theo dõi sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời (cách phun, nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc). + Bọ trĩ: Dùng Sherpa 10EC, Fastas 5EC... + Sâu đục thân, sâu cuốn lá: Dùng Padan 95SP, Regent, Sát trùng đan... + Rầy nâu: Dùng Bassa 50EC, Trebon10EC, Regent, Admire, Actara... + Bệnh khô vằn: Dùng Validacin 3SC, 5SC, Carbenzin, Tiltsuper,... + Bệnh đạo ôn: Dùng Fuji - one 40EC, trừ đạo ôn cổ bông. Dùng Hinosan 30EC, 40EC phun trừ đạo ôn trên lá. d -Thu hoạch. Để đảm bảo chất lượng, cần phải thu hoạch kịp thời khi có khoảng 85% - 90% số hạt trên bông chín, phải phơi đều, không phơi quá mỏng tránh hiện tượng gẫy hạt lúc xay xát./.