Hải Dương: Ứng dụng kỹ thuật thâm canh một số giống cây ăn quả năng suất chất lượng

Trong những năm gần đây, tỉnh Hải Dương đã trồng thử nghiệm một số giống cây ăn quả và một số giống cây ăn quả có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, có khả năng mở rộng sản xuất như: Vải sớm Hồng Long, Nhãn muộn  PH1, PH2, HT1, HT2, Ổi lê Đài Loan, Đu đủ Hồng Phi,…đặc biệt là giống Thanh long ruột đỏ có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng quả ngon, hợp thị hiếu người tiêu dùng, mẫu mã đẹp bán được giá, thời gian thu hoạch được nhiều năm mà không phải trồng lại. Những tiến bộ kỹ thuật mới, ứng dụng vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Hải Dương: Ứng dụng kỹ thuật thâm canh một số giống cây ăn quả năng suất chất lượng
Từ năm 2012 - 2015, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ) đã thực hiện dự án “Ứng dụng kỹ thuật thâm canh một số giống cây ăn quả năng suất chất lượng trên địa bàn tỉnh Hải Dương” tại huyện Thanh Hà 3 ha và thị xã Chí Linh 10  ha. Nhằm đưa những giống cây mới, kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật chăm bón, phòng trừ sâu bệnh và chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, nâng cao hiệu qủa kinh tế trên một đơn vị diện tích, góp phần giải quyết khó khăn về thu nhập đầu người tại các địa phương đang xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Mô hình sản xuất giống chuối tiêu hồng tại xã Thanh Hải huyện Thanh Hà bằng giống nuôi cấy mônhập từ Viện nghiên cứu Rau quả, quymô 1,85 havới3.700 câyvà20 hộ tham gia. Sau khi trồng 15 ngày cây đã bén rễ, hồi xanh và lá nõn bắt đầu phát triển, tỷ lệ lá nõn phát triển tương đối đồng đều; tỷ lệ sống đạt 96,16%. Vì cây giống là cây ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, nên 2 - 3 tháng đầu phải chăm sóc chu đáo đúng kỹ thuật thì tỷ lệ sống cao hơn, ở gia đoạn này cây phát triển chậm cả về chiều cao, thân, lá, bình quân đạt 20 - 25 cm/tháng , các giai đoạn về sau thân và lá phát triển nhanh hơn đạt 35-50 cm/tháng. Ở giai đoạn  chuối đã được 7 - 7,5 tháng sau trồng cây đã có bắp non (đứng cái), khi có lá bi thì chiều cao cây ngừng phát triển và trỗ bắp. Sinh trưởng, phát triển của chuối tiêu hồng và chuối tiêu địa phương ở tháng  đầu chưa có sự khác biệt, cây phát triển mạnh ở giai đoạn sau trồng từ 3-7 tháng tuổi. Chuối tiêu hồng có chiều cao trung bình 1,8 - 2 m. Trọng lượng chuối xanh của giống chuối tiêu hồng đạt 32 kg/buồng cao hơn giống chuối tiêu địa phương là 2 kg/buồng. Năng suất lý thuyết của giống chuối tiêu hồng cao hơn giống chuối tiêu đại phương, chuối tiêu hồng đạt 640 tạ/ha trong khi giống chuối tiêu địa phương chỉ đạt 600 tạ/ha. Cây chuối tiêu hồng trồng bằng cây nuôi cấy mô, nếu chăm bón tốt và ở điều kiện thời tiết thuận lợi, sau trồng một một năm cho thu hoạch lợi nhuận trung bình 6,9 triệu đồng cao hơn giống chuối tiêu địa phương là 1,8 triệu đồng, cho thu hoạch tương đương hơn 191,4 triệu đồng/ha. Hiện nay một số địa phương có vùng bãi ven sông thuộc các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ, Nam Sách,...đang phát triển mở rộng diện tích chuối tiêu hồng.
Trong 4 năm 2012 - 2015, Trung tâm đã xây dựng được mô hình sản xuất Thanh long ruột đỏ được triển khai trồng 8  ha ở 6 xã, phường thuộc thị xã Chí Linh với 8.000 trụ bê tông, 33.600 hom giống tại 28 hộ nông dân tham gia mô hình gia. Giống thanh long ruột đỏ trồng có tỷ lệ sống khá cao, đạt từ 96,2% mô hình trồng năm 2012 đến 99,7% mô hình trồng năm 2015. Giống thanh long ruột đỏ có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên ở thị xã Chí Linh.  Trung bình thanh long ruột đỏ có 4 đợt chồi/năm. Số cành tán/trụ/năm ở giống Thanh long ruột đỏ thay đổi nhiều qua các năm (năm sau tăng so với năm trước 1,5 - 2 lần số cành tán/trụ), năm thứ 4, trung bình mỗi trụ có từ 90 - 100 cành và có nhiều cành dài từ 1 - 1,5 m, còn đường kính cành có kích thước tương đối ổn định.Thời gian giữa các đợt xuất hiện nụ của giống Thanh long ruột đỏ từ 13 - 15 ngày. Thời gian từ khi xuất hiện nụ đến khi hoa nở của giống Thanh long ruột đỏ từ 20 - 25 ngày. Thời gian từ khi hoa nở đến thu hoạch từ 27 - 32 ngày. Số đợt ra hoa và số lượng hoa trên một trụ phụ thuộc vào số cành tán trưởng thành của cây, cây 4 năm tuổi có số lượng hoa nhiều hơn cây 3 năm tuổi. Mỗi đợt ra hoa đều có số lượng hoa khác nhau.  Hình dáng, màu sắc và độ dầy vỏ quả của giống thanh long ruột đỏ: quả hình tròn, vỏ quả màu đỏ thẫm, thịt quả màu đỏ thẫm; chiều cao đạt 9 - 11 cm, đường kính 6,8 - 6,9 cm. Khối lượng trung bình quả đạt 330 - 370 gram. Có khoảng 70% quả có khối lượng trung bình đạt 250 - 300 gram/quả, 10% quả đạt khối lượng trung bình 400 - 450 gram/quả, 20% quả đạt khối lượng từ 150 - 200 gram/quả. Năng suất thực thu của giống Thanh long ruột đỏ năm thứ 3 đạt 10,43 tấn/ha, mô hình năm thứ 4 đạt 15,93 tấn/ha/năm.Đợt thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 9 (từ tháng 6 đến tháng 10) có năng suất thực thu ở cả 2 mô hình năm thứ 3 và thứ 4 đều tăng dần từ  700 kg/ha - 2.140 kg/hacủa năm tứ 3, từ 650 kg/ha - 4.370 kg ở năm thứ 4. Đợt thu hoạch thứ 8 mô hình năm thứ 4 đạt 4.250 kg/ha, đây là đợt đỗ quả cao nhất trong năm. Giống Thanh long ruột đỏ có chất lượng, mẫu mã đẹp, đang được thị trường ưa chuộng và thu hoạch rải vụ nên có giá bán trung bình từ 25 - 30 nghìn đồng/kg. Năng suất/ha/năm của giống Thanh long ruột đỏ năm thứ 3 là 10 - 11 tấn/ha. Lãi thu Thanh long ruột đỏ đạt trên 50.000 triệu đồng/ha. Năm 2015 các hộ dân đã mở rộng thêm được 27,2 ha. Từ năm 2014 (năm thứ 3 sau trồng) năng suất trung bình đạt 11 tấn/ha, doanh thu đạt 330 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được 60,4 triệu đồng/ha; năm  thứ 4 năng suất đạt 16 tấn/ha., doanh thu đạt 480 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 173,6 triệu đồng/ha.
Mô hình sản xuất cam Vinh trồng năm 2015 với diện tích 2 ha tại xã Hoàng Hoa Thám (thị xã Chí Linh) có 3 hộ nông dân tham gia, hộ trồng ít nhất 500 cây tương đương 5.000 m2, hộ nhiều 1.000 cây tương đương 10.000 m2.Cây giống đưa về cho các hộ trồng, cây giống khỏe, được trồng trong bầu Polyme loại 3 kg, bầu đất chắc chắn, cây đã được ra hai lần lộc trước khi xuất vườn, chồi ghép đều đạt và vượt tiêu chuẩn, trung bình có độ dài từ 25 - 30 cm, sạch sâu bệnh. Các hộ tham gia mô hình đã chuẩn bị hố trồng đúng kỹ thuật hướng dẫn và chăm sóc cẩn thận. Do vậy cây trồng có tỉ lệ sống cao đạt 99,7%, số cây chết do gia súc giẫm gẫy, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Sau khi trồng được 01 tháng cây mới bén rễ, nên khả năng hút chất dinh dưỡng còn hạn chế vì vậy tốc độ sinh trưởng của cây cam Vinh còn chậm. Bắt đầu từ tháng thứ 2 trở đi, bộ rễ của cây cam Vinh đã hoàn toàn khỏe mạnh có thể lấy chất dinh dưỡng nuôi cây do đó cây cam Vinh sinh trưởng rất tốt. Cụ thể sau 8 tháng chiều cao cây trung bình đạt 100,6 cm, đường kính tán 68,6 cm, đường kính gốc 7,1 cm.Hiện nay cam Vinh đã phát triển được 3 đợt lộc. Mỗi đợt chỉ để chiều dài cành 15 - 20 cm, cây có chiều cao trung bình 85 - 100 cm, mỗi cây có từ 5 - 7 cành tán, cây đang sinh trưởng và phát triển tốt. Ở giai đoạn từ khi trồng đến khi cây nhú chồi đợt 1,2, 3 đã xuất hiện sâu vẽ bùa gây hại ở mức độ mỗi đợt khác nhau, ở đợt 1 bị hại hơi nặng, do các hộ mới trồng xong, chủ quan chưa kịp phun thuốc trừ sâu đình kỳ, do vậy khi lá non bắt đầu xòe mới phát hiện và phun thuốc, nên vẫn bị thiệt hại đáng kể khoảng 30% bị xoan lá. Còn một số sâu bệnh hại khác rầy mềm, rầy chổng cánh, bọ cánh cứng gây hại nhẹ. Sau khi kiểm tra phát hiện sâu hại cán bộ kỹ thuật của dự án đã hướng dẫn các hộ nông dân sử dụng thuốc trừ sâu nội hấp như: Sherpa 25EC nồng độ 10 ml/8 lít nước, Trebon, Padan 95SP 0,2% để phòng trừ cho cam Vinh.Mô hình đã triển khai đủ quy mô và đảm bảo tiến độ, giống cây cam Vinh hiện nay đã phát triển được3 lần lộc, cây đang sinh trưởng và phát triển tốt, các hộ đang tích cực chăm bón và phòng trừ sâu bệnh cho cam, bước đầu đánh giá phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của thị xã Chí Linh, tương lai cây sẽ bói quả vào năm 2016.
Sau 4 năm thực hiện dự ăn đã tuyển chọn được ba giống cây ăn quả có năng suất chất lượng tương đối tốt là các giống cây: Thanh long ruột đỏ 8 ha, Chuối tiêu hồng 1,85 ha, cam Vinh 2 ha. Từ đó đã phát triển mở rộng mô hình cụ thể thanh long ruột đỏ hiện nay có diện tích trên 40 ha, tập trung chủ yếu ở thị xã Chí Linh, có nhiều trang trại thanh long ruột đỏ có diện tích từ 1 - 3ha như ở xã Hoàng Hoa Thám, xã Bắc An, phường Bến Tắm (thị xã Chí Linh). Diện tích chuối tiêu hồng từ 1,85 ha mô hình trồng ở xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, nay phát triển được hàng trăm ha như ở Thanh Hà 60 ha, kim thành 20 ha, Tứ Kỳ 30 ha, Kim Môn 15ha, Ninh Giang 10 ha và rải rác ở một số địa phương khác hàng ch        ục ha.Cây cam Vinh là giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được đưa vào sản xuất ở vùng đồi Chí Linh đã sinh trưởng và phát triển tốt, chứng tỏ phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai của tỉnh, cây trồng ở một số hộ dân đã cho quả có chất lượng tốt. Với những tính ưu việt của  các giống cây ăn quả nêu trên đã góp phần tháo gỡ khó khăn trong việc lựa chọn giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, thúc đảy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, giải quyết vấn đề thu nhập bình quân đầu người trên năm, đây là mục tiêu khó khăn nhất hiện nay ở các xã xây dựng  nông thôn mới.
Hải Ninh

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập191
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,092,407
  • Tổng lượt truy cập3,797,611
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây