Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng giống thủy sản

 

Hiện nay, diện tích nuôi rô phi đạt 3.680 ha/10.413 ha NTTS, chiếm 35,34% tổng diện tích toàn tỉnh, trong nuôi thủy sản và nhất là nuôi cá rô phi, cá hộ đã chú trọng đầu tư thức ăn công nghiệp cho năng suất cao, đây là lợi thế để định hướng chuyển dần sang nuôi cá hàng hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an sinh xã hội; sản xuất, kinh doanh ương dưỡng giống thủy sản tiếp tục được duy trì đảm bảo số lượng và chất lượng giống đáp ứng nhu cầu giống thủy sản cho phong trào nuôi trồng thủy sản trong nhân dân. Năm 2015, hình thức nuôi cá lông trên sông tiếp tục phát triển, đến nay đã có 90 hộ tham gia với tổng số lồng nuôi: 1.433 lồng nuôi, với tổng thể tích 175.597 m3, sản lượng cá nuôi lồng ước đạt 4.458 tấn góp phần nâng sản lượng cá nuôi thương phẩm toàn tỉnh, thu hút lao động có việc làm, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.
Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng giống thủy sản
Toàn tỉnh hiện có 17.600 ha NTTS, trong đó đã đưa 10.413 ha vào NTTS. Diện tích nuôi cá: 9.170 ha chiếm 88,06% tổng diện tích, trong đó: (cá truyền thống 5.490 ha, rô phi đơn tính, cá rô đồng, chim trắng: 3.680 ha), diện tích ương dưỡng giống thủy sản: 191 ha, đặc sản thuỷ sản: 22 ha; tôm càng xanh: 12 ha và nuôi thuỷ sản khác 1.018 ha. Hiện trên địa bàn tỉnh có 7 huyện, TP, TX tham gia nuôi cá lồng trên sông; với 90 chủ hộ tham gia; tổng số lồng nuôi 1.433 lồng và tổng thể tích lồng nuôi là 175.579 m3 (tăng 75 lồng và 10.387 m3 so với năm 2014); đến nay các lồng nuôi vẫn duy trì đủ giống nuôi với các chủng loại đa dạng như Diêu hồng, rô phi đơn tính, cá lăng, cá nheo, cá trê, trắm cỏ giòn và cá chép nuôi giòn; số lồng nuôi cá rô phi, diêu hồng là chủ yếu, chiếm 90% tổng số lồng nuôi, thời tiết trong năm tương đối thuận lợi, chế độ dòng chảy và độ trong của nước phù hợp, cá lồng nuôi vẫn đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt, cá ít bị bệnh; mặc dù vậy, trong tháng 8 (ngày 3/8/2015) có đợt lũ cộng thêm lốc xoáy cục bộ tại khu vực nuôi cá lồng cuốn trôi 109 lồng của cụm nhà ông Nguyễn Trung Tựu và ông Nguyễn Huy Toản, làm thất thoát 332 tấn cá, thiệt hại khoảng 29,9 tỉ đồng, (đến 7/9/2015, 2 cụm lồng trên đã khắc phục thiệt hại kể trên và trở lại sản xuất bình thường); ngoài ra các cụm lồng nuôi khác vẫn đảm bảo an toàn; cá nuôi lồng cho thu hoạch về năng suất và sản lượng đạt yêu cầu, giá cá thương phẩm và thị trường tiêu thụ tương đối thuận lợi nhất là giá cá diêu hồng; sản lượng cá lồng thu hoạch ước đạt 4.458 tấn.
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt 10.413 ha, (tăng 346 ha) so với năm 2014; nguyên nhân tăng diện tích năm 2015 là do các huyện sau thực hiện dồn điền, đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, quy hoạch các vùng chuyên canh trong nông nghiệp và thủy sản đã mạnh dạn chuyển diện tích cấy lúa 1 vụ sang nuôi trồng thủy sản theo chương trình nông thôn mới của huyện xây dựng ao nổi để nuôi thủy sản. Diện tích nuôi cá là 10.392 ha, (chiếm 99,8 % trong tổng diện tích NTTS), trong đó: Diện tích nuôi cá truyền thống: 5.490 ha; cá rô phi, rô đồng, chim trắng 3.680 ha chiếm 35,34% diện tích; còn lại là diện tích nuôi thủy sản khác;
Kết quả về nuôi thủy sản, tổng sản lượng thủy sản đã đạt 65.785 tấn, tăng 1,7% so với năm 2014, trong đó sản lượng cá nuôi thương phẩm: 63.518 tấn, (sản lượng nuôi cá lồng 4.458 tấn), sản lượng đặc sản thủy sản là 65 tấn và sản lượng khai thác thủy sản nội địa 2.180 tấn. Năng suất nuôi bình quân đạt 6,18 tấn/ha, tăng 2,83% so với năm 2014. Kết quả sản xuất sinh sản nhân tạo các loài cá, tổng sản lượng cá bột, cá hương, cá giống các loại sản xuất và tiêu thụ đạt 2.327 triệu con (chủ yếu là cá bột các loại), trong đó: Cá hương 317 triệu con, cá giống 270 triệu con, cá bột 1.740 triệu con (cá bột Trắm cỏ: 380 triệu con, Mè trắng: 225 triệu con, Rô hu: 361 triệu con, Mrigal: 332 triệu con, Chép lai: 180 triệu con, rô đồng: 48 triệu con và cá khác: 204 triệu con). Một số cơ sở cho sinh sản nhân tạo có sản lượng lớn là: Công ty CP cá giống Ninh Giang, Ha Xá - Cẩm Giàng, HTX Thủy sản Dung Quất Thanh Miện… Sản xuất cá giống Rô phi sản xuất trong tỉnh hiện có 4 cơ sở là: Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Bắc, Trại cá Tứ Kỳ, Công ty CP cá giống Nam Sách và HTX thuỷ sản Dung Quất đã sản xuất được 23,15 triệu con, đáp ứng được khoảng 60% giống sản xuất tại chỗ.
Chi cục Thủy sản đã thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng, hướng dẫn kiểm dịch, cách ly ở 5 cơ sở có nhập giống thủy sản chủ lực cá Rô phi đơn tính, điêu hồng, chép lai và một số loài cá khác có giấy phép nhập khẩu và nhập thông qua các hộ ở tỉnh ngoài; tổng số lần nhập là 35 đợt, với số lượng nhập là 42 triệu con cá hương, cá giống các loại cung cấp trong và ngoài tỉnh. Nguồn gốc giống nhập tỉnh chủ yếu  từ nước ngoài về như Trung Quốc về qua cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh; từ Thái Lan qua sân bay Nội Bài và một số cơ sở sản xuất trong nước là Viện NCNTTSI - Bắc Ninh; từ miền Nam qua các hộ dịch vụ lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng; Trại cá Đông Triều, Trung tâm giống thủy sản Quảng Ninh…Sản xuất cá giống truyền thống vẫn duy trì về sản lượng nhưng lượng cá hương, cá giống lại tăng đã đáp ứng thoả mãn được nhu cầu về giống cá cho phong trào nuôi, đảm bảo chất lượng, cá sinh trưởng phát triển tốt. Khai thác thủy sản nội địa năm 2015 đạt: 2.180 tấn, tăng 0,09% (tăng 2 tấn) trong đó sản lượng cá 1.543 tấn, tôm là 103 tấn và thủy sản khác 534 tấn. 
Chi cục Thủy sản đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc (Viện nghiên cứu NTTS I - Bắc Ninh) định kỳ lấy mẫu theo kế hoạch, đã thực hiện được 3 đợt tháng 5,8 và tháng 10 lấy mẫu về môi trường nước ao nuôi và bệnh cá (cá truyền thống và cá rô phi, điêu hồng, cá lăng, chép), về môi trường nước trên sông nội đồng, ngay sau khi có kết quả Quan trắc môi trường nước, một số bệnh trên các đối tượng cá nuôi, đưa ra khuyến cáo về môi trường nước và biện pháp phòng, trị bệnh cho từng đối tượng cá và phác đồ điều trị, quản lý môi trường ao nuôi gửi Phòng Nông nghiệp & PTNT, (Phòng Kinh tế) huyện, TP, TX để chỉ đạo, thực hiện giảm thiểu thiệt hại. Tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi, xử lý môi trường nước ao nuôi và biện pháp phòng trị bệnh trên đàn cá nuôi, nuôi cá lồng và các văn bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước lĩnh vực Thanh tra chuyên ngành thủy sản tổng số được 28 lớp, ở 12 huyện, TP, TX trên địa bàn tỉnh với 1.400 lượt hộ dân NTTS tham gia.
Thời gian tới, ngành Thủy sản đẩy mạnh mạnh sản xuất và quản lý sản xuất cả nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, sản xuất giống, thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học… đảm bảo giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, gắn phát triển sản xuất với đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an sinh xã hội, bảo vệ, xử lý tốt môi trường sinh thái bền vững và phòng tránh thiên tai.
Hải Ninh
 
 
 

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập182
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,093,701
  • Tổng lượt truy cập3,798,905
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây