Phòng và chống bệnh dại ở động vật

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật hay con người đều sẽ tử vong nhanh chóng trong đau đớn và hoảng loạn bệnh thường xảy ra vào mùa hè, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin phòng trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm. Theo Viện Dịch tễ Trung ương chỉ trong 12 tuần của đầu năm 2024 cả nước đã ghi nhận 24 người tử vong do bệnh dại tăng so với cùng kỳ 2023 là 11 ca.
Phòng và chống bệnh dại ở động vật

Thời gian tới bệnh dại có nhiều diễn biến phức tạp khi miền bắc vào mùa hè, mùa rất dễ phát sinh bệnh trên đàn chó, mèo. Để hiểu về bệnh dại, tác hại của bệnh Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị người dân chấp hành nghiêm các quy định về quản lý đàn chó, mèo nuôi và thực hiện tốt các biện pháp sau:

I. Khái niệm về bệnh dại ở động vật

Bệnh dại là bệnh lây truyền giữa động vật và người do vi rút hướng thần kinh gây ra ở động vật máu nóng đây là bệnh sợ nhất của nhân loạicon vật khi nhiễm vi rút dại tuỳ thuộc loài, độc lực của vi rút số lượng vi rút và vị trí vết cắn thì có thời gian ủ bệnh khác nhau khi xâm nhập vào cơ thể vi rút được nhân lên, hướng tới hệ thần kinh trung ương phá huỷ mô thần kinh gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Người mắc bệnh dại thì có các biểu hiện lâm sàng sợ nước sợ gió, co giật, liệt và tử vong khi đã lên cơn dại, đối với  người và động vật tỷ lệ tử vong là 100%. Tuy nhiên, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng Dại.

II. Nguồn bệnh và đường truyền lây

- Loài mắc: Động vật máu nóng, chủ yếu là chó, mèo.

- Nguồn bệnh: Nguồn mang mầm bệnh chủ yếu là chó (trên 90%), mèo nuôi và động vật hoang dã như chó sói, chó rừng, ngoài ra còn ở mèo, chồn, cầy, cáo và một số loài động vật có vú khác như gấu trúc, các loài dơi hút máu, dơi ăn sâu bọ.

- Đường lây truyền: Vi rút xâm nhập qua các vết cắn, vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở. 

 III. Triệu chứng lâm sàng

- Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh dại có thể thay đổi từ vài ngày đến vài tháng tùy thuộc vào vị trí của vết cắn. Đa số bệnh phát ra trong vòng từ 21 - 30 ngày sau khi con vật nhiễm vi rút.

- Các biểu hiện lâm sàng: thường được chia làm 02 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại đều có biểu hiện ở cả 2 thể này và cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

Khi ở thời kỳ lâm sàng chó bị dại có dấu hiệu khác thường như trốn vào góc tối, kín đáo, con vật tỏ ra vồn vã, thỉnh thoảng sủa vu vơ con vật bồn chồn, nhảy lên đớp không khí.

Khi ở kỳ điên cuồng các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ dội, lúc này chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài. Chó bỏ ăn, nuốt khó, sốt, giãn đồng tử, con vật có biểu hiện khát nước, muốn uống nhưng không nuốt được; con vật bắt đầu chảy nước dãi, sùi bọt mép, đi lại không có chủ định, con vật bỏ nhà đi lang thang khi gặp vật lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác, kể cả người.

Khi chuyển sang dạng bại liệt con vật không nuốt được thức ăn, nước uống do bị liệt hàm dưới và lưỡi, hàm bị trễ nước dãi chảy ra, chân sau liệt ngày càng rõ khoảng từ 3 - 7 ngày chó chết do liệt cơ hô hấp kiệt sức vì không ăn uống được, tuy nhiên ở thể dại điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp chó dại, số còn lại là ở thể dại câm.

Thể dại câm là dạng bệnh không có các biểu hiện lên cơn dại điên cuồng như thường thấy; chó chỉ có biểu hiện buồn rầu. Con vật có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa người hoặc 2 chân sau, nhưng thường là liệt cơ hàm, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra; nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được.

Nhìn chung, thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng thường chỉ từ 2 - 3 ngày vì hành tuỷ của con vật bị vi rút tác động làm rối loạn hệ tuần hoàn và hô hấp sớm hơn.

Mèo ít bị mắc dại hơn chó, bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó, mèo hay núp mình vào chỗ vắng hoặc hay kêu, bồn chồn như khi động dục; khi người chạm vào thì nó cắn mạnh và hăng, tạo vết thương sâu. 

III. Quy định phòng bệnh dại và các quy định đối với chủ nuôi về quản lý chó, mèo nuôi

Chủ nuôi chó, mèo phải có đăng ký với UBND cấp xã, phường, thị trấn và cơ quan thú y; chó, mèo nuôi phải đươc xích, nhốt giữ trong khuôn viên gia đình để bảo đảm vệ sinh môi trường không ảnh hưởng tới người xung quanh khi đưa chó ra nơi công cộng phải đeo rọ mõm và có người dắt. Nếu nuôi tập trung số lương lớn phải bảo đảm vệ sinh thú y không gây ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt của khu dân cư chấp hành nghiêm túc tiêm phòng vắc - xin bệnh dại cho chó, méo theo quy định

1. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc - xin

Tổ chức tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh dại. Tuy nhiên đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt ít nhất 70% tổng đàn.

Hằng năm Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức tiêm phòng hai đợt. Đợt 1 vào tháng 3, 4 đã tiêm chođàn chó của tỉnh được 94.330 con tiêm phòng vụ xuân đạt trên 80%; đợi 2 vào tháng 9, 10 cho toàn bộ đàn chó, mèo nuôi tại các hộ gia đình goài ra các hộ có chó, mèo mới mua về mà chưa được tiêm phòng hoặc chó, mèo đến tuổi tiêm phòng, bà con chủ động khai báo, đăng ký với cán bộ thú y để tổ chức tiêm phòng bổ xung. Thường xuyên theo dõi giám sát chó, mèo nuôi của gia đình khi phát hiện chó, mèo cắn, cào người hoặc tấn công động vật khác thì phải cách ly và báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y cơ sở để phối hợp xử lý.

2.  Cách xử lý khi bị chó cắn

Người bị chó, mèo cắn phải nhanh chóng dùng xà phòng rửa kỹ vết cắn dưới vòi nước máy trong vòng 15 phút, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45° - 70° hoặc cồn Iốt để làm giảm lượng vi rút dại tại vết cắn và đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị kịp thời “Tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam”.

Lưu ý nếu bị chó cắn ở đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống phải nhanh chóng tiêm vắc - xin phòng dại và huyết thanh kháng dại, dù con vật có bị dại hay không, nếu tiêm trễ hiệu quả phòng bệnh của vắc xin sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.

Thực hiện tốt“5 không”: Không nuôi chó, mèo khi chưa khai báo với chính quyền địa phương; không nuôi chó, mèo không được tiêm vắc xin phòng bệnh dại; không nuôi chó thả rông; không để chó cắn người; không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường… Tất cả chó, mèo không tiêm phòng dại đều bị đập diệt, chủ chó, mèo phải chịu hoàn toàn chi phí cho việc đập diệt và chịu trách nhiệm hình sự nếu để chó mèo bị dại cắn người gây tử vong./.

Bài của Thạc sỹ Nguyễn Minh Đức

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 2 ra tháng 5 năm 2024

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Bản tin KH&CN
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập211
  • Hôm nay30,295
  • Tháng hiện tại427,765
  • Tổng lượt truy cập2,256,791
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây