Ban Dân vận Tỉnh uỷphối hợp chặt chẽ với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội nắm bắt tình hình và tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành và đồng thuận các chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước và địa phương về phát triển kinh tế - xã hội và “đã có 381 mô hình “Dân vận khéo”, trong đó 670 mô hình tập thể và 161 mô hình cá nhân được công nhận.
Mặt trận Tổ quốc tỉnh, chỉ đạo, hướng dẫn Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận quan tâm chỉ đạo, củng cố, duy trì, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” tới các xã, phường, thị trấn và 1.341 Ban công tác Mặt trận thôn, khu dân cư. Tổ chức hội thi tìm hiểu về “Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” với 1.346 bài dự thi; tổ chức ký cam kết đến các tổ chức và hộ gia đình ở khu dân cư.
Hội Cựu Chiến binh tỉnhx ây dựng các mô hình: “Hội Cựu chiến binh trồng, chăm sóc cây xanh”; “Câu lạc bộ Cựu chiến binh môi trường”… Các mô hình thu gom và xử lý rác do CCB làm chủ đã thu hút hàng nghìn lao động tham gia, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường…
Hội Nông dân tỉnh xây dựng mô hình “Nông dân thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình” tại xã Phú Điền (Nam Sách), 2 mô hình điểm “Chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn”. Xây dựng 527 mô hình “Chi hội nông dân tham gia bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp”, 289 mô hình “Cánh đồng không rác thải”, 111 mô hình “Nông dân thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình thành phân bón hữu cơ”…
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, đã thành lập 02 mô hình điểm “Xây dựng gia đình 5 có 3 sạch” tại huyện Kim Thành, Cẩm Giàng với 286 thành viên tham gia; tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội duy trì các tuyến đường hoa tự quản; trang bị kiến thức phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh IMO tại gia đình; hướng dẫn, thực hành làm chế phẩm vi sinh IMO từ rác thải hữu cơ để làm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp; ứng dụng vi sinh IMO vào chăm sóc các tuyến đường cây, đường hoa phụ nữ... Xây dựng 2.030 mô hình BVMT với 65,266 thành viên; trong đó 975 mô hình tổ thu gom rác thải, 294 mô hình chi hội phân loại rác thải tại hộ gia đình, 44 mô hình phân loại rác thải đồng ruộng, 71 mô hình phân loại và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình, 150 mô hình phụ nữ tiết kiệm từ thu gom phế liệu, 67 mô hình phụ nữ dùng làn đi chợ, 335 ngôi nhà xanh, 14 ngôi nhà Pin, 42 công trình khuôn viên phụ nữ tự quản, vườn hoa, 922 đoạn đường, dòng sông phụ nữ tự quản...
Tỉnh Đoàn thanh niên duy trì 336 đội hình thanh niên tình nguyện về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; đẩy mạnh mô hình “Nói không với sử dụng chai nhựa” và “Tuyến đường thanh niên tự quản sáng - xanh - sạch - đẹp, tuyến phố văn minh”.
Liên đoàn Lao động tỉnh, phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vận động công nhân lao động, cán bộ, công chức, viên chức phát huy sáng kiến tiết kiệm sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, bảo vệ môi trường làm việc tại doanh nghiệp.
Sở Khoa học và Công nghệđẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý chất thải..., vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng như các hoạt động khác có ảnh hưởng tới môi trường, nhất là công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải và có biện pháp chế biến thành sản phẩm hữu ích phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đặt hàng, tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nghiên cứu giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”; tiến hành triển khai các bước để thực hiện nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí, “chống rác thải nhựa” và “Nói không với túi nilon và sản phẩm từ nhựa sử dụng một lần”; tăng cường kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát ô nhiễm hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai phong trào “xây dựng tuyến đê kiểm mẫu”; đẩy mạnh mô hình trồng cây theo tiêu chuẩn VietGap, sản xuất theo hướng hữu cơ; xây dựng các vùng cấy lúa kết hợp khai thác rươi, cáy ở huyện Tứ Kỳ. Quản lý việc thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật vào bể chứa tập trung. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, không đưa gia súc, gia cầm truyền nhiễm vào địa phương, hạn chế gây lây lan dịch bệnh.
Các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân làm vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, khu vực công cộng, thu gom rác thải trên địa bàn sinh sống, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình,tích cực trồng và chăm sóc cây xanh tại các nơi công cộng, trên đường làng, ngõ xóm, đường phố và trong gia đình. Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình mang lại hiệu quả như: mô hình “Đảm bảo vệ sinh môi trường”; mô hình “Trồng hoa ven đường làng”; mô hình “Thu gom rác thải nội đồng”; mô hình “Sử dụng làn nhựa đi chợ thay túi nilon”….
Để phát huy hiệu quả Chương trình “Chung tay bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh” các sở, ngành, cơ quan, đơn vị địa phương tiếp tục lựa chọn các công việc cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong bảo vệ môi trường. Đồng thời tiếp tục khuyến khích các đề tài, dự án nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát, ngăn chặn, xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các làng nghề, khu vực dễ gây ô nhiễm. Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý chất thải hiện nay để tạo ra sản phẩm hữu ích phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…
Bài của Minh Tuấn
Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 6 ra tháng 12 năm 2023