Khoa học và công nghệ: góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả

Trong giai đoạn từ 2021 - 2023, hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) có tính thực tiễn, thiết thực khả thi cao, hướng vào giải quyết những vấn đề cấp thiết của thực tiễn sản xuất và đời sống. Các ứng dụng KHCN có sự lồng ghép, tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông minh với bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa, chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, biện pháp canh tác tăng năng suất, hiệu quả kinh tế từ 15 - 20% góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân.
Khoa học và công nghệ: góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả

Những năm qua, các tổ chức, doanh nghiệp của tỉnh đã thực hiện 2 đề tài cấp nhà nước như Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm và giải pháp liên thông kết quả xét nghiệm y học giữa các cơ sở y tế tỉnh Hải Dương do Trường Đại học kỹ thuật y tế chủ trì thực hiện; Nghiên cứu đề xuất giải pháp khoa học công nghệ nhằm duy trì dòng chảy bền vững cho suối Côn Sơn thuộc khu di tích Đền thờ Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương do Viện Thủy công chủ trì thực hiện đã đánh giá được thực trạng, nguyên nhân suy kiệt nguồn nước và đề xuất các giải pháp khả thi, bền vững duy trì được dòng chảy suối Côn Sơn. 6 dự án thuộc chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016 - 2025, góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.

Từ 2021-2023 có 72 nhiệm vụ KHCN được thực hiện trên các lĩnh vực khoa học nông nghiệp: 41 nhiệm vụ; khoa học xã hội: 10 nhiệm vụ; khoa học y, dược: 14 nhiệm vụ, khoa học kỹ thuật và công nghệ: 9 nhiệm vụ. Trong đó

Đối với lĩnh vực Khoa học nông nghiệp: Mô hình lúa SHPT3 ở các vùng trũng, phù hợp nguyên liệu làm bún, bánh; BC15-02 vẫn giữ nguyên được các đặc tính của BC15 nhưng có khả năng kháng đạo ôn vào vụ xuân; Gia Lộc 37 với thời gian sinh trưởng ngắn phục vụ luân canh tăng vụ hiệu quả trong vụ thu đông; lúa Lai thơm 6 có năng suất, chất lượng và mùi thơm, được sản xuất an toàn theo VietGAP; ngô tím VNUA141 giàu anthocyanin sử dụng làm thành phần thực phẩm chức năng giàu chất chống oxy hóa; phát triển sản xuất cây hành củ tại Hải Dương bằng việc chọn giống hành trồng trái vụ, nhân invitro lấy củ giống và cây giống nhằm cung cấp giống hành sạch bệnh, giảm chi phí và an toàn trong bảo quản hành giống; phục tráng một số giống rau màu đặc trưng như hành, dưa chuột gai, khoai sọ Miễu Sơn, Chí Linh phục vụ phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh; mô hình một số giống cây ăn quả như vải PH40, táo VC01, táo VC04, 3 loại hồng ngâm Gia Thanh, Hạc Trì, Lục Yên.

Mô hình cây dược liệu như kim ngân hoa, diệp hạ châu, kim tiền thảo, ké đầu ngựa góp phần cung cấp cho ngành nông nghiệp, y tế quy hoạch và phát triển vùng dược liệu; mô hình sử dụng thảo dược bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho lợn, gà thương phẩm góp phần sản xuất thực phẩm an toàn, chất lượng; mô hình nuôi thỏ New Zealand theo chuỗi từ sản xuất con giống đến nuôi thương phẩm, hình thành hợp tác xã để kết nối tiêu thụ sản phẩm; các giống gia cầm mới như vịt chuyên trứng Đại Xuyên TC, TsC, vịt SHST53, CT1234.

Về thủy sản đã nghiên cứu đưa một số đối tượng thủy sản có hiệu quả như cá rô đồng, ếch, trê vàng vào nhân rộng và sản xuất theo hướng kinh tế tuần hoàn.

Đối với lĩnh vực Khoa học kỹ thuật công nghệ: Ứng dụng thành công công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, điều hành hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực quản lý hạ tầng giao thông, ứng dụng công nghệ mô phỏng vào hỗ trợ nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ. Xây dựng và chuyển giao cho hộ kinh doanh công thức và quy trình kỹ thuật bảo quản kéo dài thời hạn sử dụng của bánh Gai Ninh Giang từ 3 ngày lên 7 ngày trong điều kiện bình thường, đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ hương vị đặc trưng; ứng dụng công nghệ và thử nghiệm hệ thống phối trộn, đồng nhất vật liệu rời theo nguyên lý khí động học; hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất gạch từ nhựa nhiệt dẻo phế liệu kết hợp với tro của nhà máy xử lý rác và nhà máy nhiệt điện nhằm giải quyết vấn đề về rác thải và môi trường.

Lĩnh vực Khoa học y, dược: Tiếp nhận kỹ thuật tiến bộ về y học trong chẩn đoán và điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh như: phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp; phương pháp ELISA, Realtime PCR trong chẩn đoán phát hiện Parvovirus B19 và điều trị bệnh nhân mắc bệnh lý thận. Qua đó góp phần nâng cao trình độ của bác sỹ, nhân viên y tế của tỉnh, giảm áp lực điều trị của bệnh viện tuyến Trung ương, giảm thiểu áp lực kinh tế, thời gian cho người bệnh và xã hội.

Về lĩnh vực dược: Điều trị và phòng bệnh như bào chế viên nang cứng hỗ trợ điều trị bệnh GOUT từ cây lá lốt, viên nang cứng từ dược liệu tỏi có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, sản phẩm hỗ trợ hạ đường huyết và tăng cường miễn dịch từ đông trùng hạ thảo, cốm vi sinh từ hai chủng lợi khuẩn Bacillus subtilis và Bacillus clausii, viên nang mềm hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu từ dầu béo hạt tía tô, cao giàu hàm lượng lignans từ diệp hạ châu đắng, thuốc “cao lỏng tiêu viêm HD”, dung dịch xịt hỗ trợ điều trị tổn thương da từ nano bạc và một số dược liệu.

Lĩnh vực Khoa học xã hội và khoa học nhân văn: Nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động quá trình chuyển đổi số; đầu tư nước ngoài FDI; tác động đến quá trình khởi nghiệp của lao động trẻ; nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của trí thức; áp dụng bộ chỉ số KPI trong giao và đánh giá hiệu quả công việc; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phòng ngừa, hạn chế người dưới 18 tuổi phạm tội, phát triển bền vững các loại hình kinh tế trang trại...

Giai đoạn 2021 - 2023, các sở, ngành trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia nghiên cứu khoa học như Văn phòng Tỉnh ủy; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn;SởGiao thôngvận tải; SởKhoa học và Công nghệ; Trường Chính trị tỉnh;Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh... đãgóp phầntích cực trong việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Giai đoạn 2021 - 2023 có huyện Nam Sách và TP. Chí Linh đãnghiên cứu khoa học cấp tỉnh để chuyển giao và áp dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống. Một số huyện, thị xã, thành phố đã tiếp nhận, nhân rộng kết quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh điển hình như huyện Thanh Miện, Thanh Hà, Tứ Kỳ và TP. Chí Linhnhằm phục vụ việc triển khai thực hiện cácnhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương.

Tỉnh Hải Dương đã hợp tác với các trung tâm, viện nghiên cứu để tìm kiếm, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất, đời sống góp phần phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương như: Học viện Nông  nghiệp Việt Nam, Đại học Công nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Nghiên cứu rau quả, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện chăn nuôi, Viện Bảo vệ thực vật…

Hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ, quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân được quan tâm thực hiện với việc tổ chức thẩm định cho ý kiến về công nghệ của 200 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; thẩm định 02 hồ sơ bổ sung thay đổi Giấy chứng nhận Doanh nghiệp KHCN; thực hiện cấp 10 lượt Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ. Thẩm định hồ sơ và cấp 92 giấy phép tiến hành công việc bức xạ, 49 chứng chỉ nhân viên bức xạ. Tổ chức 06 lớp tập huấn, đào tạo về an toàn bức xạ hạt nhân trong y tế và công nghiệp cho hơn 140 cán bộ, nhân viên bức xạ,…trong hoạt động đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh hạt nhân trên địa bàn tỉnh.

Sở cũng xác lập quyền sở hữu trí tuệ 26 tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu; tư vấn hướng dẫn cho huyện Nam Sách xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể cà rốt Nam Sách, cá lồng Nam Sách. Tiếp nhận, tổ chức thẩm định và chấm 525 sáng kiến và có 280 sáng kiến được công nhận.

Sở đã tổ chức tập huấn về các quy định về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và truy xuất nguồn gốc cho các doanh nghiệp; tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được 1.201 hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, hồ sơ công bố hợp chuẩn, hợp quy và hồ sơ công bố dấu định lượng; tổ chức kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và ghi nhãn tại 111 cơ sở sản xuất, kinh doanh, lấy 12 mẫu xăng, dầu, điện, điện tử để kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật.

Kết quả có 1 mẫu xăng, 1 mẫu điện tử không đạt yêu cầu về chất lượng, thanh tra Sở đã xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện khảo sát sản phẩm lưu thông trên thị trường, lấy mẫu 48 mẫu hàng hóa (điện, điện tử; xăng, dầu, dầu nhờn, phân bón). Kết quả có 2 mẫu phân bón không đạt theo tiêu chuẩn công bố trên nhãn và quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Sở đã tiến hành kiểm tra việc duy trì áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 được 197 lượt cơ quan đơn vị hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, lựa chọn, đề xuất Chính phủ trao Giải thưởng chất lượng Việt Nam cho 2 doanh nghiệp; triển khai hỗ trợ kiểm định cân cho các hộ kinh doanh tại chợ Hội Đô, thành phố Hải Dương và chợ Giống, huyện Kim Thành; giải quyết 10 đơn đề nghị xác minh độ chính xác của phương tiện đo của các tổ chức, cá nhân.

Từ nay đến năm 2025, Sở Khoa học và Công nghệ lựa chọn các nhiệm vụ KHCN có tính ứng dụng thực tiễn cao, thiết thực trong sản xuất và đời sống, đảm bảo tập trung, trọng điểm, khả thi, thiết thực. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số, công nghệ tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như IOT smart, công nghệ sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Đồng thời ưu tiên nghiên cứu giải quyết những vấn đề có tính cấp bách của tỉnh như bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng nông thôn mới, giải quyết ô nhiễm môi trường, khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Tích cực hợp tác với các trường đại học, cơ quan nghiên cứu để nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm và chuyển giao kịp thời các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, đời sống.

Tăng cường nhà nước về công nghệ, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ hạt nhân và tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh đảm bảo phát huy hiệu quả và hỗ trợ thiết thực cho cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhằm phục vụ thắng lợi việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm tới và các năm tiếp theo.

Bài của Hải Ninh

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 6 ra tháng 12 năm 2023

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,081,423
  • Tổng lượt truy cập3,786,627
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây