Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương. UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt Chương trình “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương”; đến nay Chương trình đã thu được những kết quả nổi bật sau:

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững

1. Xây dựng Bản đồ thổ nhưỡng, nông hóa phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp

Đã điều tra, khảo sát và lấy 282 phẫu diện chính có phân tích;1.123 phẫu diện chính không phân tích; 1.411 phẫu diện phụ trên toàn bộ 78.606,21 ha đất sản xuất nông nghiệp. Phân tích 14 chỉ tiêu lý, hóa học theo tầng phát sinh của 282 phẫu diện chính có phân tích, với tổng số 15.792 chỉ tiêu, trong đó có 5.640 chỉ tiêu lý học và 10.152 chỉ tiêu hóa học.

Xây dựng bản đồ thổ nhưỡng vùngsản xuất nông nghiệp tỷ lệ 1/25.000 cho các huyện, thành phố, thị xã và bản đồ thổ nhưỡng vùngsản xuất nông nghiệp tỷ lệ 1/50.000 cho toàn tỉnh đã thể hiện đầy đủ các khoanh đất với tên đất tới cấp phân vị thấp nhất (cấp đơn vị đất phụ) và vị trí của 282 phẫu diện chính có lấy mẫu phân tích. Từ đó xác định được mức độ thích hợp của mỗi cây trồng trên từng vùng đất, phát huy tiềm năng và hạn chế của vùng đất sản xuất nông nghiệp.

Xây dựng bản đồ phân hạng mức độ thích hợp đất đai tỉnh tỷ lệ 1/50.000 để thể hiện được 54 kiểu thích hợp đất đai được thống kê diện tích theo đơn vị hành chính là cơ sở khoa học để phân bố sử dụng đất và định hướng phát triển các loại cây trồng thích hợp. Đề xuất hướng sử dụng, khai thác bền vững tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương trên cơ sở bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý và sử dụng phân bón hiệu quả phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thâm canh hiệu quả.

Xây dựng được bản đồ đề xuất các cơ cấu cây trồng ở tỉnh Hải Dương đến năm 2030 tỷ lệ 1/50.000. Các vùng đề xuất bố trí cây trồng được thể hiện với các màu sắc và ký hiệu khác nhau, trong đó có 26 cơ cấu cây trồng cho 12 loại cây trồng. Đề xuất một số biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh, gồm: Về chính sách sử dụng đất nông nghiệp, KHCN, kinh tế - xã hội, sử dụng, cải tạo đất (đối với đất nhiễm mặn, phèn, đất bị glây, đất xám sỏi sạn).

2. Xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung gắn tiêu thụ sảnphẩm

Lựa chọn được 2 giống lúa mới chất lượng Gia Lộc 102 và LTh31 và xây dựng được 14 mô hình với diện tích 900 ha sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao gắn với tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình đối chứng đối với vụ Xuân khoảng 18 - 22 triệu đồng/ha, vụ Mùa 13 - 15 triệu đồng/ha. Đến năm 2021, giống lúa Gia lộc 102 mở rộng thêm trên 200 ha tại các huyện Kim Thành, Gia Lộc, Thanh Hà, Nam Sách, Tứ Kỳ; Giống lúa LTh31 mở rộng thêm gần 300 ha tại 18 xã thuộc các huyện Kim Thành, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Nam Sách, TX. Kinh Môn, TP. Chí Linh, Ninh Giang.

Đã liên kết với các doanh nghiệp: Công ty CP Giống cây trồng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Công ty CP Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình, Công ty TNHH Hưng Cúc để tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các hộ dân. Lượng thóc gạo chất lượng cao được tạo ra từ các mô hình được các doanh nghiệp tiêu thụ đạt khoảng 50 - 58%, còn lại người dân để tự tiêu.

Các mô hình sản xuất giống lúa mới chất lượng cao theo hướng hàng hoá được các hộ dân và doanh nghiệp đánh giá là tạo thuận lợi trong sản xuất, phù hợp với vùng diện tích lớn sau dồn điền đổi thửa và đã thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ (trên một xứ đồng gieo cấy nhiều giống lúa khác nhau) bằng phương thức sản xuất tiến bộ “một vùng, một giống, một thời gian” thuận tiện làm đất, gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch.

3. Các mô hình sản xuất rau màu hàng hóa tập trung, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu phục vụ doanh nghiệp

Lựa chọn được bộ giống cây rau màu vừa thích hợp với điều kiện canh tác của Hải Dương vừa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa tập trung đạt tiêu chuẩn xuất khẩu để phục vụ các doanh nghiệp, gồm: 3 giống cải bắp SaKata No71, VL 560 và Globe-Master; 03 giống súp lơ TV 12, Sakata 1506 và Incle, 01 giống cà rốt Ti 103. Việc lựa chọn được bộ giống thích hợp, áp dụng quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất 10 mô hình (900 ha) góp phần tăng tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của giống cải bắp là 80,1% (mô hình đối chứng đạt 67,2%), cho thu nhập 200,5 - 229,65 triệu đồng/ha (vượt 10 - 25% so với thu nhập đối chứng); tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của giống súp lơ là 84,49% (đối chứng đạt 68,6%), cho thu nhập 188,93 - 199,75 triệu đồng/ha (vượt 10,8 - 25,3% so với đối chứng); tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của giống cà rốt là 78,28% (đối chứng đạt 68,88%), cho thu nhập 236,98 - 267,33 triệu đồng/ha (vượt 6,01 - 16,87% so với đối chứng).

Năm 2020 và 2021 các đối tượng cây rau màu đều tiếp tục được duy trì tại các địa phương đã tham gia thực hiện dự án, ngoài ra còn được mở rộng 300 ha cà rốt chủ yếu tại các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách; 150 ha cây bắp cải tại các huyện Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ; 70 ha cây súp lơ chủ yếu tại huyện Tứ Kỳ.

4. Bước đầu ứng dụng công nghệ cao trong nhân giống và trồng cây dâu tây

Một trong những giải pháp công nghệ cao mà Chương trình thử nghiệm trong giai đoạn này là ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong nhân giống và trồng cây dâu tây, một đối tượng mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đặc biệt sản xuất trong nhà màng, nhà lưới.Cây dâu tây được nhân giống từ nuôi cấy mô đưa ra vườn ươm với quy mô 10.630 cây (năm 2019: 5.100 cây, năm 2020: 5.530 cây), tỷ lệ sống trong điều kiện ngoài vườn ươm trên 85 - 90%, cây sinh trưởng, phát triển tốt. Đối với mô hình thương phẩm, cây dâu tây được trồng trong nhà màng, nhà lưới sử dụng hệ thống tưới nước và cung cấp dinh dưỡng nhỏ giọt tự động. Tại xã Hồng Phong (Nam Sách) quy mô 1.000 m2 trên 2 đối tượng là giống dâu tây chịu nhiệt của Nhật Bản (Tochitome) và Mỹ (NewZealand) từ giống nuôi cấy mô, cây sinh trưởng và phát triển tốt.Tại Trạm thực nghiệm của Trung tâm Ứng dụng khoa học, công nghệ và Khảo nghiệm giống thực hiện với quy mô 1.000 m2, 5.100 cây đối với 2 giống chịu nhiệt Nhật Bản (Tochitome) và Mỹ (NewZealand), cây sinh trưởng, phát triển tốt và đã cho thu hoạch.

Kết quả thử nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong nhân giống và trồng cây dâu tây giai đoạn này có quy mô nhỏ, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng mới khẳng định được hiệu quả, sự phù hợp với điều kiện canh tác của Hải Dương.

5. Mô hình tăng cường cung cấp thông tin khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn

Chương trình đã xây dựng và duy trì 40 mô hình tăng cường cung cấp thông tin khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn tại 40 xã thuộc 12 huyện, thị xã, thành phố. Hỗ trợ các địa phương thành lập và tổ chức hoạt động của Tổ thông tin tuyên truyền bằng các hình thứcchính: phổ biến qua Đài Truyền thanh thông qua việc duy trì chuyên mục phát thanh các thông tin khoa học và công nghệ với thời lượng từ 10 - 15 phút, tần suất từ 2 - 3 lần/tuần; hình thức phổ biến thông qua chuyên mục: Khoa học với nông nghiệp và phát triển nông thôn; hình thức tổ chức hội thảo.

Cung cấp 878 quy trình kỹ thuậttrong lĩnh vực nông nghiệp đã được các hội đồng khoa học từ cấp cơ sở trở lên nghiệm thu, công nhận. Chọn lọc 50 quy trình kỹ thuật phục vụ đọc ghi âm chuyển giao cho các đài truyền thanh xã phục vụ phát thanh trên hệ thống truyền thanh của địa phương.

Xây dựng 48 số thuộc chuyên mục truyền hìnhKhoa học công nghệ với phát triển nông nghiệp” định kỳ phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh vào tối thứ Sáu tuần đầu tiên của tháng với thời lượng từ 25 - 30 phút. Chuyên mục sau khi phát sóng được đưa lên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ. Những thông tin do chuyên mục cung cấp đã được nhiều người xem đánh giá có tác dụng tốt phục vụ sản xuất và đời sống.

6. Tổ chức tập huấn và chuyển giao kỹ thuật

Chương trình đã tổ chức tốt việc tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học cho cán bộ và nhân dân các địa phương thực hiện các mô hình mà Chương trình triển khai: Đã tổ chức tập huấn 84 lớp, với gần 7.000 lượt người được tham gia tập huấn tham gia (mục tiêu đặt ra 3.000 người). Qua đó giúp cán bộ, nhân dân các địa phương nhận thức đúng hơn về vai trò của ứng dụng KHCN trong sản xuất và đời sống và muốn có năng suất, hiệu quả sản xuất phải áp dụng KHCN; từng bước thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu quy hoạch sang sản xuất hàng hóa tập trung với mô hình diện tích lớn, tích tụ tập trung ruộng đất.

Để có được kết quả thực hiện như trên là do Chương trình có phương pháp nghiên cứu, tổ chức thực hiện mô hình đảm bảo tính khách quan, chính xác và khoa học. Việc sử dụng kinh phí của các dự án, đề tài và kinh phí quản lý chung của Chương trình đúng mục đích, có hiệu quả. Việc liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ lúa và rau màu đã góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền áp dụng tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất bền vững đồng thời góp phần xây dựng, quảng bá thương hiệu và tạo lập thị trường cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Kết quả đến cuối năm 2020 có 100% các xã tham gia Chương trình được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Bài của Nguyễn Văn Vóc

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương số 2 ra tháng 4 năm 2022

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay53,673
  • Tháng hiện tại1,312,232
  • Tổng lượt truy cập4,017,436
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây