Năm 2015, Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo hướng an toàn trên địa bàn tỉnh Hải Dương” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học tỉnh Hải Dương triển khai thực hiệnvới mục tiêu xây dựng mô hình nuôi cá rô phi lai xa cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao; đồng thời mô hình áp dụng chế phẩm sinh học Biof xử lý môi trường đáy ao nuôi và chế phẩm E.M xử lý nước ao nuôi góp phần hạn chế dịch bệnh, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi. Mô hình được triển khai với quy mô 20 ha, có 70 hộ tham gia tại các xã Hồng Khê (Bình Giang), Chi Lăng Nam và Ngô Quyền (Thanh Miện), Quang Khải (Tứ Kỳ). Mô hình thực hiện theo công thức nuôi ghép cá rô phi lai xa với các loại cá truyền thống, trong đó cá rô phi lai xa là chủ lực.
Kết quả theo dõi mô hình cho thấy, cá rô phi lai xa đơn tính đực khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, bình quân đạt trên 90%, cá bị mắc bệnh duy nhất 1 lần vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, do vùng ao nuôi không chủ động được nguồn nước nên nước bị ô nhiễm. Nhờ được phát hiện và chỉ đạo điều trị kịp thời nên sau 5 - 7 ngày cá đã khỏe mạnh và phát triển tốt, độ đồng đều cao. Sau 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình từ 1 - 1,2 kg/con. Năng suất mô hình trên diện tích 1,0 ha nuôi ghép cá rô phi lai xa với các loại cá truyền thống đạt 13,6 tấn cá rô phi, 2,4 tấn cá trắm cỏ, 1,35 tấn cá chép, 0,36 tấn cá mè. Mô hình nuôi ghép cho năng suất cao hơn rất nhiều so với năng suất bình quân 1 ha mặt nước của tỉnh Hải Dương (mức bình quân đạt 6,01 tấn/ha). Tổng thu của mô hình đạt 677,6 triệu đồng, trừ chi phí cho thu lãi 99,7 triệu đồng/ha.
Đồng thời, mô hình cũng cho thấy hiệu quả bước đầu trong việc sử dụng đồng bộ chế phẩm BIOF và EM trong xử lý đáy và nước ao nuôi giúp cho cá sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cá mạnh khỏe, ít dịch bệnh và cho tăng trọng cao hơn. Các ao nuôi sử dụng chế phẩm BIOF có độ pH dao động 7,2 - 7,9, trong giới hạn cho phép tạo điều kiện cho cá sinh trưởng, phát triển tốt (độ pH thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển từ 6,5 - 8,5). Ngược lại, tại các ao không sử dụng chế phẩm BIOF độ pH không ổn định, thường xuyên thay đổi dao động lớn từ 6,4 - 9,1 khi ở các thời điểm khác nhau (đầu vụ, cuối vụ nuôi) và khi có thời tiết thay đổi. Ao nuôi sử dụng chế phẩm BIOF có màu xanh nõn chuối, mùi nước và bùn bình thường, ao đối chứng có màu nước như xanh nhạt, xanh sám, xanh thẫm, có thời điểm mùi nước và bùn đáy ao rất khó chịu. Ao được xử lý bằng chế phẩm BIOF và E.M cá có tỷ lệ bị dịch bệnh ít hơn và thiệt hại không đáng kể so với các ao không tham gia xử lý môi trường hoặc ao không tham gia dự án. Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường đã giúp các hộ bà con giảm được phần lớn chi phí thuốc chữa bệnh cho cá.
Năm 2015, ông Vũ Văn Luật, thôn Tân Quang, xã Quang Khải, huyện Tứ Kỳ tham gia mô hình với 8 sào ao, nuôi 6.000 con cá rô phi lai xa ghép với các loại cá truyền thống. Sau 5 tháng nuôi, mô hình đã được thu hoạch lứa đầu tiên với sản lượng 5 tấn cá rô phi lai xa, 2 tấn cá các loại khác. Giá bán cá rô phi lai xa đạt 35.000 đồng/kg. Trừ chi phí, ông Luật thu lãi trên 100 triệu đồng. Đánh giá về hiệu quả của Dự án, ông Luật cho biết: “Mô hình nuôi giống cá rô phi lai xa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi cá như chúng tôi. Con giống khỏe mạnh, cá nhanh lớn và trọng lượng cao, cá dầy mình, thơm thịt nên giá bán cao hơn so với trước đây. Hơn nữa khi dùng chế phẩm sinh học xử lý đáy ao và môi trường nước đã giảm hẳn dịch bệnh ở cá, nước ao sạch sẽ hơn hẳn”.
Cũng tham gia mô hình trên, bà Trần Thị Tuần, thôn Triều Dương, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện nuôi ghép cá rô phi lai xa trên ao có diện tích 1,7 mẫu, với số lượng 9.000 con cá rô phi lai xa nuôi ghép với cá trắm, chép, trôi, mè. Sau 7 tháng nuôi, cá rô phi lai xa đạt trọng lượng 1,1 - 1,2 kg/con. Năng suất cá rô phi lai xa đạt 9 tấn, các loại cá khác đạt 2,5 tấn, tổng thu nhập đạt 400 triệu, trừ chi phí giống, thức ăn, thuốc thủy sản và công lao động còn thu lãi gần 200 triệu đồng. Bà Tuần cho biết: Cá rô phi lai xa có tốc độ lớn nhanh, con giống đảm bảo tỷ lệ sống cao so với cá rô phi Đường nghiệp nuôi trước đây. Tôi và một số hộ nuôi thủy sản khác đã cùng mua giống cá rô phi lai xa của Xí nghiệp Giống thủy sản Tứ Kỳ để ương cho vụ cá năm tới.
Từ kết quả xây dựng mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa của Dự án triển khai tại các địa phương xây dựng nông thôn mới cho thấy đây là mô hình có hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình nuôi thả truyền thống trước đây. Mô hình của Dự án phù hợp với điều kiện nuôi thủy sản của các địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người nuôi thủy sản trong các cơ sở tham gia triển khai thực hiện, đóng góp một phần vào việc phát triển xây dựng nông thôn mới tại các xã triển khai Dự án. Kết quả thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình nuôi thủy sản hàng hóa theo hướng an toàn” trong năm 2015 cũng góp phần khẳng định ưu thế của giống cá rô phi lai xa trong nuôi thủy sản hàng hóa của tỉnh Hải Dương. Đồng thời, giúp các hộ nuôi thủy sản tìm được địa chỉ tin cậy để mua giống cá rô phi lai xa. Xí nghiệp Giống thủy sản Tứ Kỳ thuộc công ty TNHH Một thành viên Giống cây trồng Hải Dương là đơn vị đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất giống cá rô phi lai xa đơn tính đực dòng Israel, cung ứng toàn bộ lượng cá giống cho các hộ tham gia Dự án. Cá giống được bảo quản theo quy trình và vận chuyển kịp thời xuống các hộ nuôi, thả đảm bảo mật độ, an toàn và khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao. Việc sản xuất và cung ứng giống tại chỗ đã cho thấy những ưu điểm là tăng khả năng thích nghi của cá giống, giảm tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển cá giống. Đây là mô hình phù hợp với sản xuất hàng hóa tập trung như hiện nay giúp các hộ nuôi thủy sản chủ động kiểm tra cá giống, chủ động thời gian chuẩn bị ao trước khi thả cá, giảm thời gian để ao trống, tận dụng mặt nước tối đa.
Nguyễn Thị Ánh
Bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2016
Đồng thời, mô hình cũng cho thấy hiệu quả bước đầu trong việc sử dụng đồng bộ chế phẩm BIOF và EM trong xử lý đáy và nước ao nuôi giúp cho cá sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cá mạnh khỏe, ít dịch bệnh và cho tăng trọng cao hơn. Các ao nuôi sử dụng chế phẩm BIOF có độ pH dao động 7,2 - 7,9, trong giới hạn cho phép tạo điều kiện cho cá sinh trưởng, phát triển tốt (độ pH thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển từ 6,5 - 8,5). Ngược lại, tại các ao không sử dụng chế phẩm BIOF độ pH không ổn định, thường xuyên thay đổi dao động lớn từ 6,4 - 9,1 khi ở các thời điểm khác nhau (đầu vụ, cuối vụ nuôi) và khi có thời tiết thay đổi. Ao nuôi sử dụng chế phẩm BIOF có màu xanh nõn chuối, mùi nước và bùn bình thường, ao đối chứng có màu nước như xanh nhạt, xanh sám, xanh thẫm, có thời điểm mùi nước và bùn đáy ao rất khó chịu. Ao được xử lý bằng chế phẩm BIOF và E.M cá có tỷ lệ bị dịch bệnh ít hơn và thiệt hại không đáng kể so với các ao không tham gia xử lý môi trường hoặc ao không tham gia dự án. Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường đã giúp các hộ bà con giảm được phần lớn chi phí thuốc chữa bệnh cho cá.
Năm 2015, ông Vũ Văn Luật, thôn Tân Quang, xã Quang Khải, huyện Tứ Kỳ tham gia mô hình với 8 sào ao, nuôi 6.000 con cá rô phi lai xa ghép với các loại cá truyền thống. Sau 5 tháng nuôi, mô hình đã được thu hoạch lứa đầu tiên với sản lượng 5 tấn cá rô phi lai xa, 2 tấn cá các loại khác. Giá bán cá rô phi lai xa đạt 35.000 đồng/kg. Trừ chi phí, ông Luật thu lãi trên 100 triệu đồng. Đánh giá về hiệu quả của Dự án, ông Luật cho biết: “Mô hình nuôi giống cá rô phi lai xa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi cá như chúng tôi. Con giống khỏe mạnh, cá nhanh lớn và trọng lượng cao, cá dầy mình, thơm thịt nên giá bán cao hơn so với trước đây. Hơn nữa khi dùng chế phẩm sinh học xử lý đáy ao và môi trường nước đã giảm hẳn dịch bệnh ở cá, nước ao sạch sẽ hơn hẳn”.
Cũng tham gia mô hình trên, bà Trần Thị Tuần, thôn Triều Dương, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện nuôi ghép cá rô phi lai xa trên ao có diện tích 1,7 mẫu, với số lượng 9.000 con cá rô phi lai xa nuôi ghép với cá trắm, chép, trôi, mè. Sau 7 tháng nuôi, cá rô phi lai xa đạt trọng lượng 1,1 - 1,2 kg/con. Năng suất cá rô phi lai xa đạt 9 tấn, các loại cá khác đạt 2,5 tấn, tổng thu nhập đạt 400 triệu, trừ chi phí giống, thức ăn, thuốc thủy sản và công lao động còn thu lãi gần 200 triệu đồng. Bà Tuần cho biết: Cá rô phi lai xa có tốc độ lớn nhanh, con giống đảm bảo tỷ lệ sống cao so với cá rô phi Đường nghiệp nuôi trước đây. Tôi và một số hộ nuôi thủy sản khác đã cùng mua giống cá rô phi lai xa của Xí nghiệp Giống thủy sản Tứ Kỳ để ương cho vụ cá năm tới.
Từ kết quả xây dựng mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa của Dự án triển khai tại các địa phương xây dựng nông thôn mới cho thấy đây là mô hình có hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình nuôi thả truyền thống trước đây. Mô hình của Dự án phù hợp với điều kiện nuôi thủy sản của các địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người nuôi thủy sản trong các cơ sở tham gia triển khai thực hiện, đóng góp một phần vào việc phát triển xây dựng nông thôn mới tại các xã triển khai Dự án. Kết quả thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình nuôi thủy sản hàng hóa theo hướng an toàn” trong năm 2015 cũng góp phần khẳng định ưu thế của giống cá rô phi lai xa trong nuôi thủy sản hàng hóa của tỉnh Hải Dương. Đồng thời, giúp các hộ nuôi thủy sản tìm được địa chỉ tin cậy để mua giống cá rô phi lai xa. Xí nghiệp Giống thủy sản Tứ Kỳ thuộc công ty TNHH Một thành viên Giống cây trồng Hải Dương là đơn vị đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất giống cá rô phi lai xa đơn tính đực dòng Israel, cung ứng toàn bộ lượng cá giống cho các hộ tham gia Dự án. Cá giống được bảo quản theo quy trình và vận chuyển kịp thời xuống các hộ nuôi, thả đảm bảo mật độ, an toàn và khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao. Việc sản xuất và cung ứng giống tại chỗ đã cho thấy những ưu điểm là tăng khả năng thích nghi của cá giống, giảm tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển cá giống. Đây là mô hình phù hợp với sản xuất hàng hóa tập trung như hiện nay giúp các hộ nuôi thủy sản chủ động kiểm tra cá giống, chủ động thời gian chuẩn bị ao trước khi thả cá, giảm thời gian để ao trống, tận dụng mặt nước tối đa.
Nguyễn Thị Ánh
Bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2016