Gương điển hình khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công

Gương điển hình khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công

Hiện nay cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chất lượng các danh nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng tăng cao, thể hiện ở quy mô các thương vụ đầu tư, số lượng vườn ươm, tổ chức tăng tốc khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện tại tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…các lĩnh vực khởi nghiệp chủ yếu là các mô hình, giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 trong nhiều lĩnh vực.
Doanh nghiệp Hải Dương cần chủ động công nghệ chuyển đổi số để sớm nắm bắt cơ hội và nâng cao sức cạnh tranh

Doanh nghiệp Hải Dương cần chủ động công nghệ chuyển đổi số để sớm nắm bắt cơ hội và nâng cao sức cạnh tranh

Hiện nay việc áp dụng công nghệ số đã làm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc và văn hóa của doanh nghiệp. Vì vậy để tận dụng cơ hội, các doanh nghiệp cần phải sớm chủ động đánh giá lại phương thức quản lý, quy mô, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, sử dụng lao động,…Từ đó, thay đổi tư duy quản lý, lãnh đạo điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và chuyển từ phương pháp quản lý truyền thống sang phương thức ứng dụng công nghệ số một cách toàn diện, hay từng bộ phận cho phù hợp với nhu cầu và năng lực của doanh nghiệp.
Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi

Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi

An toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp kỹ thuật và quản lý được áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh có khả năng gây hại đến con người, gia súc, gia cầm và môi trường nuôi. Đặc biệt, trong thời điểm giao mùa hiện nay, dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi như: Dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm đang diễn biến rất phức tạp nhưng kiến thức an toàn sinh học của người chăn nuôi còn rất hạn chế, ngay cả những chủ trang trại, gia trại có quy mô chăn nuôi lớn. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi có hiệu quả, an toàn dịch bệnh, người chăn nuôi cần áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học như sau:
Bệnh Cúm gia cầm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh Cúm gia cầm và các biện pháp phòng tránh

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết thì từ đầu năm 2020 đến nay cả nước có 67 ổ dịch cúm gia cầm xảy ra tại 67 xã, 45 huyện của 24 tỉnh, thành phố. Số ổ dịch tăng gấp 2 lần, số gia cầm buộc tiêu hủy tăng gấp 3 lần. Hiện nay cả nước có 10 ổ dịch phát sinh tại 9 tỉnh, thành phố có ổ dịch cúm gia cầm nhưng chưa qua 21 ngày.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá Diêu hồng

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá Diêu hồng

Những năm gần đây phong trào nuôi thuỷ sản của tỉnh Hải Dương phát triển nhanh, mạnh cả về diện tích, năng suất, sản lượng, đối tượng nuôi. Với nhiều hình thức nuôi khác nhau như nuôi quảng canh, bán thâm canh, thâm canh, nuôi cá lồng trên sông nước chảy. Diện tích nuôi rô phi chiếm 30% tổng diện tích nuôi cá, sản lượng năm 2016 diện tích nuôi rô phi 3.255 ha, sản lượng đạt 15.522 tấn; số lồng nuôi cá Diêu hồng 1.800 lồng, sản lượng đạt 5.511 tấn. Hiện nay về con giống nuôi hoàn toàn phải nhập từ miền Nam hoặc các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… Nhu cầu con giống từ 6 - 8 triệu con/năm.
Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thức ăn dạng lỏng cho lợn

Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất thức ăn dạng lỏng cho lợn

Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã hình thành được nhiều khu chăn nuôi lợn tập trung phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: dự án trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại tại xã Bình Xuyên (Bình Giang); Dự án đầu tư xây dựng khu chăn nuôi tập trung giống lợn ông bà và giống lợn thịt công nghệ cao ở xã Tái Sơn (Tứ Kỳ), Dự án trang trại kinh tế nông nghiệp, xã Đồng Lạc (Nam Sách). Ngoài ra còn có trên 24.407 hộ nông dân chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại; trên 50 trang trại chăn nuôi lợn, 528 trang trại chăn nuôi tổng hợp, tổng đàn lợn toàn tỉnh ước đạt 450.283 con. 
Mô hình lúa sản xuất lúa chất lượng cao HDT 10

Mô hình lúa sản xuất lúa chất lượng cao HDT 10

Hiện nay diện tích trồng lúa chất lượng cao của tỉnh Hải Dương vẫn còn hạn chế do diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, có ít vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung, chuyên canh.Diện tích che phủ của các giống lúa trong sản xuất còn khiêm tốn, chưa thể vượt qua được diện tích của giống BT7 do còn một số hạn chế đó là khả năng thích ứng hẹp, chất lượng chưa cao, năng suất thấp không thể đưa vào hoặc cho hiệu quả thấp trong sản xuất lúa gạo hàng hoá. Chính vì vậy, việc tạo ra các vùng sản xuất lúa hàng hóa là rất quan trọng từ đó đẩy mạnh cơ giới hóa, đưa máy móc vào đồng ruộng và tạo ra những bước nhảy vọt hơn nữa về năng suất, sản lượng lúa gạo. Từ đó đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người trồng lúa.
Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030: Động lực phát triển tài sản trí tuệ

Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030: Động lực phát triển tài sản trí tuệ

Trong thời đại Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phát triển như vũ bão hiện nay, sở hữu trí tuệ (SHTT) trở thành một trong những công cụ được sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Mô hình sản xuất trình diễn một số giống rau mới có giá trị kinh tế cao

Mô hình sản xuất trình diễn một số giống rau mới có giá trị kinh tế cao

Hải Dương với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là rau màu, tổng diện tích trồng rau hằng năm đạt 30.000 ha/năm, tổng sản lượng rau đạt 764.924 tấn. Tuy nhiên so với một số tỉnh và thành phố như: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…việc sản xuất và tiêu thụ rau của Hải Dương áp dụng công nghệ cao đang có nhiều hạn chế, quy mô nhỏ, phân tán, đặc biệt là sản xuất rau an toàn, chất lượng cao. Hiện nay rau được sản xuất tại Hải Dương theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chủ yếu ở một số khu vực của các huyện có diện tích trồng rau màu lớn của tỉnh gồm: Thanh Hà, Tứ Kỳ, Gia Lộc…Nguyên nhân chủ yếu là do việc ứng dụng TBKT về giống mới, kỹ thuật canh tác và tổ chức quảng bá, tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế.
Mô hình lúa N25 ngắn ngày phục vụ luân canh tăng vụ

Mô hình lúa N25 ngắn ngày phục vụ luân canh tăng vụ

Hiện nay, cơ cấu giống lúa chất lượng trên địa bàn tỉnh rất đa dạng và phong phú. Cùng với các giống lúa cũ đã và đang được gieo cấy trên địa bàn tỉnh BT7, Hương thơm số 1.., các giống lúa mới RVT, Thiên ưu 8, Bắc thơm 9…cũng đã được tỉnh quan tâm đưa vào sản xuất thử. Bên cạnh việc đảm bảo giống cho năng suất khá, ổn định, chất lượng gạo tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân, các giống lúa còn tham gia vào các công thức luân canh cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là trên những chân đất trồng rau màu.Để đáp ứng nhu cầu vừa là nguồn cung cấp gạo ăn hàng ngày lại vừa tham gia vào các công thức luân canh cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi phải có giống lúa ngắn ngày, chất lượng gạo khávà có khả năng thích ứng tốt với nhiều điều kiện canh tác khác nhau.
Những biện pháp kỹ thuật cần áp dụng trong sản xuất cây rau, màu vụ Đông

Những biện pháp kỹ thuật cần áp dụng trong sản xuất cây rau, màu vụ Đông

Ngành sản xuất rau là một ngành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Trung bình một ha rau trồng rau cho thu nhập 150 - 250 triệu đồng/ha/vụ, ở các vùng chuyên canh sản xuất rau cao cấp, trồng rau trái vụ có thể cho thu nhập 300 - 500 triệu đồng/ha.
Công đoàn Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng cán bộ công chức, viên chức “trung thành, trách nhiệm, liêm chính”

Công đoàn Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng cán bộ công chức, viên chức “trung thành, trách nhiệm, liêm chính”

Công đoàn Sở Khoa học và Công nghệ hiện nay có 92 đoàn viên công đoàn sinh hoạt tại 6 tổ công đoàn thuộc khối Văn phòng Sở và các đơn vị thuộc sở. Các đoàn viên công đoàn luôn có tinh thần đoàn kết, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm với công việc và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; chuyển giao ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất và đời sống; thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây