Hợp tác xã Thủy sản Xuyên Việt thành công trong sản xuất thủy sản công nghệ cao

Hợp tác xã Thủy sản Xuyên Việt thành công trong sản xuất thủy sản công nghệ cao

Tại xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, HTX Sản xuất và Thương mại thủy sản Xuyên Việt đi vào hoạt động từ năm 2011 đến nay, đã đạt được những thành công mang tính đột phá, và trở thành một trong những mô hình nổi bật trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng trong nuôi thủy sản công nghệ cao.

HTX Thương mại và thủy sản Xuyên Việt được thành lập từ tháng 11/2011 với số vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh giống thủy sản, các chế phẩm sinh học và xử lý môi trường, diện tích sản xuất là 10 ha. Chưa đầy 10 năm hoạt động, HTX không ngừng tăng trưởng cả về số lượng thành viên, diện tích sản xuất, với số vốn điều lệ hiện tại là 9 tỉ đồng và có tổng số 22 thành viên. Bên cạnh sự tăng trưởng về quy mô sản xuất là sự đổi mới về phương thức sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Với tổng diện tích ao nuôi 106 ha, năng suất cá từ ao nổi lên tới 60 tấn/ha/năm cao hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống. Đây là mô hình nuôi cá tiết kiệm, hiệu quả, một vốn bốn lời đã thu hút rất nhiều nông dân khu vực Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng đến học tập.
Trung tâm Ứng dụng TBKH: Mở rộng mô hình sản xuất một số giống lúa tiến bộ kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm Ứng dụng TBKH: Mở rộng mô hình sản xuất một số giống lúa tiến bộ kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.

Nhằm chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về việc sử dụng một số giống lúa mới đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao từ kết quả của các đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh, năm 2018 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Trung tâm) tổ chức thực hiện mở rộng mô hình sản xuất tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm: Xây dựng mô hình sản xuất nhiều giống lúa mới

Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm: Xây dựng mô hình sản xuất nhiều giống lúa mới

Với ưu thế trong nghiên cứu, lai tạo các giống lúa mới phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống lúa thuần và chọn tạo phát triển tổ hợp lúa lai mang thương hiệu Việt Nam theo hướng năng suất cao. Sau nghiên cứu, lai tạo, Viện đã tích cực xây dựng mô hình sản xuất trình diễn các giống lúa mới trong nghiên cứu tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Mô hình giống lúa Gia Lộc 102 cho năng suất từ 61,8-72,1 tạ/ha

Mô hình giống lúa Gia Lộc 102 cho năng suất từ 61,8-72,1 tạ/ha

Vụ xuân năm 2018, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) đã triển khai mô hình sản xuất giống lúa Gia Lộc 102tạixã Hiệp Lực (Ninh Giang), xã Đông Kỳ và thị trấn Tứ Kỳ (Tứ Kỳ) và xã Hồng Hưng, Lê Lợi (Gia Lộc) với diện tích 75 ha.
Giống lúa LTH 31 cho cho năng suất trung bình đạt 76,9 tạ/ha

Giống lúa LTH 31 cho cho năng suất trung bình đạt 76,9 tạ/ha

 Vụ xuân năm 2018, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) đã triển khai mô hình sản xuất giống lúa LTH 31 tại xã Hiệp Lực (Ninh Giang), xã Đông Kỳ và thị trấn Tứ Kỳ (Tứ Kỳ) và xã Hồng Hưng, Lê Lợi (Gia Lộc) với diện tích 75 ha.
Mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả đem lại hiệu quả cao

Mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả đem lại hiệu quả cao

Trong 2 năm (2016 - 2017), đề tài “Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng gừng dưới tán cây ăn quả tại Hải Dương” do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình trồng 3 giống gừng: gừng Trâu, gừng Dé, gừng QT1 dưới tán cây trên diện tích 55 ha tại 15 xã ở các huyện Thanh Miện, Bình Giang, Kinh  Môn, Tứ Kỳ, Thanh Hà, TX.Chí Linh, TP. Hải Dương với 384 hộ tham gia. Đề tài đã tổ chức 10 lớp tập huấn kỹ thuật cho 500 lượt nông dân học tập và hộ dân tham gia đề tài.
Giống lúa SHPT 3 cho năng suất 60-70 tạ/ha

Giống lúa SHPT 3 cho năng suất 60-70 tạ/ha

Ngày 5/6, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Hải Dương tổ chức hội thảo  đánh giá kết quả xây dựng mô hình sản xuất trình diễn giống lúa mới SHPT 3 chịu ngập, năng suất cao tại các vùng ngập úng.
Mô hình chuỗi giá trị hàng hóa đối với giống lúa ĐS1 phục vụ xuất khẩu

Mô hình chuỗi giá trị hàng hóa đối với giống lúa ĐS1 phục vụ xuất khẩu

Vụ chiêm xuân 2018, Công ty Cổ phần Giống cây trồng (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) xây dựng mô hình chuỗi giá trị hàng hóa đối với giống lúa ĐS1 phục vụ xuất khẩu tại xã Ngũ Hùng (huyện Thanh Miện), xã Hùng Thắng (Bình Giang) và thị trấn Gia Lộc (huyện Gia Lộc) tỉnh Hải Dương quy mô 100 ha.
Các biện pháp phòng trừ dịch bệnh đối với thủy cầm mùa hè thu

Các biện pháp phòng trừ dịch bệnh đối với thủy cầm mùa hè thu

 

Một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhờ có nhiều hệ thống sông ngòi đa dạng và các vùng chiêm trũng nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăn nuôi thủy cầm. Điển hình phải kể đến một số mô hình nuôi tập trung theo quy mô trang trại ở xã Bình Xuyên, xã Thái Hòa (huyện Bình Giang), xã Ngô Quyền, xã Tân Trào, xã Đoàn Kết (huyện Thanh Miện), xã Nam Tân, xã Hiệp Cát, xã Quốc Tuấn (huyện Nam Sách).Theo số liệu thống kê năm 2016 lượng thủy cầm của tỉnh đạt 1.946.000 con. Nhờ có chính sách hỗ trợ từ Trung ương và của tỉnh trong những năm gần đây nên nhiều mô hình chăn nuôi thủy cầm trên địa bàn tỉnh ta đã được hình thành và duy trì phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Một số đề tài, dự án khoa học áp dụng các giống thủy cầm mới đã được triển khai trên địa bàn tỉnh: vịt Super M3, vịt Super Heavy, vịt Đại Xuyên PT và ngan VS152. Trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án khoa học đã đồng thời tuyên truyền và phổ biến sâu rộng quy trình kỹ thuật chăn nuôi các giống thủy cầm cho người dân, giúp người chăn nuôi tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học  công nghệ mới vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất thủy cầm theo hướng hàng hóa, sản xuất tập trung.
Mô hình sản xuất dưa chuột Hạ xanh số 1 chịu nóng

Mô hình sản xuất dưa chuột Hạ xanh số 1 chịu nóng

Ngày 6/4/2018, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu đề tài "Xây dựng mô hình sản xuất thử giống dưa chuột Hạ xanh số 1 chịu nóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương". Đề tài do TS. Đào Xuân Thảng, nguyên phó viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm làm chủ nhiệm.
Nhân rộng mô hình đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

Nhân rộng mô hình đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

Những năm qua, tỉnh Hải Dương đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Các mô hình tích tụ ruộng đất, nhà màng nhà lưới, cơ giới hoá và ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, giúp tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.
Xây dựng mô hình áp dụng tiêu chí VietGap nuôi cá rô phi thương phẩm, đạt ATVSTP theo chuối liên kết, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng mô hình áp dụng tiêu chí VietGap nuôi cá rô phi thương phẩm, đạt ATVSTP theo chuối liên kết, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

Năm 2017, Chi cục Thủy sản đã xây dựng mô hình áp dụng tiêu chí VietGap nuôi cá rô phi thương phẩm, đạt an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuối liên kết, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với điều kiện tỉnh Hải Dương.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây