Sản xuất lúa mùa và cây rau màu vụ đông năm 2020

Vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020 thuận lợi cho cây rau màu sinh trưởng phát triển, sâu bệnh phát sinh gây hại ít. Là vụ đông được mùa, được giá nhất trong vòng 5 năm qua, năng suất các loại cây trồng cao hơn so vụ đông 2019, nhất là các cây chủ lực của tỉnh như hành củ năng suất tăng 19,3%, cà rốt tăng 3,7%, dưa hấu tăng 2,3%, bắp cải tăng 0,72%, su hào tăng 1,5%,...Giá bán bình quân các loại cây trồng toàn vụ cao hơn 15 - 30% so cùng kỳ năm trước, giá trị sản xuất theo giá thực tế vụ đông đạt kỷ lục 190 triệu đồng/ha, gấp 3 lần so trồng lúa/vụ, gấp hơn 2 lần so bình quân chung các tỉnh phía Bắc 75 triệu đồng/ha.
Sản xuất lúa mùa và cây rau màu vụ đông năm 2020

Các tiến bộkhoa họckỹ thuật thâm canh tiếp tục được ứng dụng, giúp nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuấtnhư áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất khoai tây qui mô lớn, kỹ thuật che phủ nilon tránh mưa cho rau vụ sớm,che phủ phòng chống sâu bệnh bằng màng phủ không dệt, mở rộng diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới, sản xuất theo VietGAP, sản xuất hữu cơ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cho hiệu quả kinh tế cao.

Toàn tỉnh gieo cấy 57.084 ha, đạt 100,1% so kế hoạch 57.000 ha, bằng 98,5% so với CKNT. Trà mùa sớm chiếm 17,9%, tăng 2,2% so CKNT; trà mùa trung chiếm 74,5%, giảm 3,2%  CKNT, trà mùa muộn chiếm 7,6% tăng 1% so CKNT. Năng suất bình quân toàn tỉnh đạt 56,12 tạ/ha, cao hơn 2,46 tạ/ha so với vụ mùa 2018 (53,66 tạ/ha).

Diện tích gieo trồng toàn tỉnh 9.654 ha, đạt 101,6% kế hoạch 9.500 ha, bằng 99,3% so CKNT. Cây trồng chủ lực: Dưa hấu 1.082 ha; dưa lê 393 ha; dưa chuột 335 ha; củ đậu 314 ha; cải bắp, su hào, súp lơ 465 ha; hành lá 323 ha,... Các huyện, TP, TX có diện tích gieo trồng cây vụ đông đạt và tăng so với vụ đông năm trước như: Kinh Môn 4.632ha, Chí Linh 1.327ha, Nam Sách 2.700 ha...Năng suất hầu hết các loại cây trồng tăng so với năm 2019. Sản lượng rau các loại đạt 411.596 tấn, tăng 2,58% so với vụ đông năm 2019. Cây vụ đông 2019 - 2020 tiêu thụ thuận lợi, ổn định, giá bán cao hơn 15-30% so CKNT. Giá trị sản xuất theo giá cố định 3.195 tỷ đồng, tăng 299 tỷ đồng (10,3%) so với vụ đông 2019 (2.896 tỷ đồng), giá trị tăng do cơ cấu cây vụ đông có sự chuyển đổi sang cây trồng có giá trị kinh tế cao và năng suất, sản lượng các cây rau tăng so CKNT. Giá trị theo giá thực tế 4.153 tỷ đồng, tăng 619 tỷ đồng so với CKNT (3.534 tỷ đồng), bình quân 190 triệu đồng/ha, tăng 25 triệu đồng/ha so vụ đông năm trước (165 triệu đồng).

Thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020”. Toàn tỉnh có 07 huyện, thành phố tham gia xây dựng được 45 mô hình, diện tích đạt 451,9 ha (đạt 75,3% KH) có hộ tham gia 3.354 hộ. Tổng diện tích mô hình nhà màng nhà, nhà lưới toàn tỉnh đến hết năm 2019: 25,95 ha, các mô hình nhà màng, nhà lưới trồng rau, dưa các loại cho giá trị kinh tế cao từ 0,6 - 1,4 tỷ đồng/ha/năm.

Dự báo ENSO ở trạng thái trung tính nhưng nghiêng về pha nóng vẫn có khả năng duy trì trong những tháng tiếp theo của nửa cuối năm 2020, kết hợp với biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng nên mùa mưa bão, lũ năm 2020 thời tiết, thủy văn có nhiều diễn biến phức tạp, các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Dông, tố, lốc và mưa đá xuất hiện vào thời kỳ giao mùa, mưa dồn dập có cường độ lớn, bão mạnh xuất hiện muộn.

Vụ mùa năm 2020, tỉnh Hải Dương dự kiến gieo cấy 56.250 ha, năng suất 57 tạ/ha, sản lượng 320.625 tấn. Gieo trồng 9.500 ha cây rau màu, trongđó rau các loại 6.500 ha, cây ngô 1.000 ha, cây chất bột 500 ha, cây công nghiệp và cây khác 1.500 ha.

Lúa vụ Đông xuân 2019 - 2020 dự kiến thu hoạch muộn hơn từ 1 - 3 ngày so CKNT, thuận lợi cho gieo cấy lúa mùa 2020. Lúa mùa sớm, mùa trung cấy tập trung từ ngày 20/6/2020 đến ngày 05/7/2020. Hạn chế sử dụng giống nhiễm bệnh bạc lá, vàng lụi, lùn sọc đen, rầy nâu; chủ động tiêu úng kịp thời để đảm bảo năng suất lúa. Trà mùa sớm 27% diện tích khoảng 15.000 ha, cấy chân cao cho thu hoạch trước ngày 05/10/2020 để trồng cây vụ đông sớm. Sử dụng các giống ngắn ngày 85 - 105 ngày: KD18, HN6. Gieo mạ dược, mạ sân trên nền đất cứng, mạ khay cấy máy; cấy từ ngày 15 đến ngày 25/6/2020,gieo thẳng từ ngày 20 đến ngày 25/6/2020.

Trà mùa trung 65% diện tích khoảng 36.750 ha.

- Chân cao, chân vàn: Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ  95 - 115 ngày để trồng cây vụ đông. Gieo mạ sân trên nền đất cứng, mạ khay cấy máy,cấy từ ngày 25/6 đến ngày 5/7/2020; gieo thẳng từ ngày 25 đến ngày 30/6/2020.

- Chân vàn trũng, trũng: Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 120 - 130 ngày, gieo mạ dược, cấy từ ngày 01 đến ngày 10/7/2020, tuổi mạ 25 - 30 ngày.

- Trà mùa muộn8% diện tích, khoảng 4.500 ha, gồm các giống nếp Cái Hoa Vàng, nếp Xoắn, Nếp Quýt. Gieo mạ dược, cấy từ ngày 5 đến ngày 20/7/2020, tuổi mạ 30 - 35 ngày.

Để đảm bảo năng suất và hiệu quả sản xuất, tăng sử dụng các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng thời tiết tốt, chống chịu bệnh bạc lá, lùn sọc đen, vàng lụi để tăng năng suất.

Cuối tháng 7, đầu tháng 8 có thể gây ngập úng cục bộ gây mất mạ, mất lúa, nhất là trên diện tích 13.000 ha chân trũng tập trung ở Kim Thành, Kinh Môn, TP.Chí Linh, Tứ Kỳ, người dân cần gieo cấy đúng lịch, không cấy muộn, nhất là diện tích nếp Cái Hoa Vàng, nếp Xoắn tại Kinh Môn, Kim Thành cần cấy kết thúc trước ngày 20/7/2020. Người dân cần chủ động giâm giữ mạ còn thừa sau cấy để cấy dặm; dự phòng thóc giống ngắn ngày như KD18, HN6, BT7 để gieo cấy bổ sung nếu mạ, lúa chết do ngập úng. Thời vụ gieo cấy khắc phục mưa úng kết thúc trước ngày 5/8/2020. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, vôi bột bón lót để hạn chế bốc chua, rơm rạ phân huỷ nhanh, hạn chế nghẹt rễ, phòng bệnh, đặc biệt là trên chân đất chua trũng. Mở rộng diện tích cấy máy bằng mạ khay. Quy vùng sản xuất “một vùng - một giống - một thời gian” để tiện cho việc đầu tư thâm canh, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hỗ trợ, mở rộng các mô hình tích tụ ruộng đất, ứng dụng cơ giới đồng bộ để tăng hiệu quả sản xuất lúa.

Diệt chuột đồng loạt, trọng tâm tập trung từ lúc làm đất đến trước khi cấy. Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, áp dụng biện pháp “3 giảm, 3 tăng”. Thực hiện phương châm“xanh nhà hơn già đồng”, nông dân cần khẩn trương tập trung thu hoạch kịp thời khi lúa chín 85%, tránh lúa rụng nhất là trong trường hợp bị mưa úng, đồng thời sẽ giữ được chất lượng gạo. Mở rộng diện tích cây rau màu hè thu để có quỹ đất chủ động cho trồng cây vụ đông sớm. Tập trung phát triển cây màu chủ lực, có lợi thế về thời vụ và đầu ra như dưa lê, dưa hấu, ngô nếp ăn tươi và các loại rau chịu nhiệt. Tăng diện tích trồng rau màu có che phủ nilon, sản xuất trong nhà màng, nhà lưới. Tăng cường tập huấn mở rộng diện tích sản xuất an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt GAP (VietGAP, Basic GAP).

Giải pháp sản xuất vụ đông năm 2020 - 2021

Vụ đông năm nay toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 20.500 ha. Trong đó, diện tích rau các loại17.500 ha; ngô 2.000 ha; cây khác 1.000 ha.Giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt 3.382 tỷ đồng, bình quân 165 triệu đồng/ha. Nâng cao chất lượng, đẩy mạnh xuất khẩu cho 3 sản phẩm chủ lực cà rốt, cải bắp, súp lơ.Nâng cao chất lượng, chất lượng an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ qua hợp đồng. Xây dựng thương hiệu và truy suất nguồn gốc nông sản, mở rộng diện tích rau màu vụ hè thu để đảm bảo quỹ đất cho gieo trồng 20.500 ha cây vụ đông theo kế hoạch; tăng diện tích cây vụ đông sớm và cây trồng cho giá trị kinh tế cao; tăng cường liên kết trồng rải vụ, không trồng dồn dập cùng đợt để tránh rớt giá; đẩy mạnh sản xuất có hợp đồng bao tiêu sản phẩm và sản xuất rau an toàn. Thu hoạch lúa mùa theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”,“sáng lúa, chiều cây vụ đông” để đảm bảo khung thời vụ thích hợp cho từng loại cây trồng.

- Đối với cây ngô

+ Trên đất bãi ngoài đê: Lựa chọn các giống ngô tẻ có năng suất cao, thời gian sinh trưởng 115-125 ngày: LVN99, VS36, PAC 139, PAC 789, CP111. Gieo hạt sớm, trước 15/9/2020.

+ Trên đất thu hoạch rau màu hè thu và chân đất 2 vụ lúa: Lựa chọn các giống ngô nếp và ngô ngọt, thời gian sinh trưởng ngắn dưới 80 ngày, thu hoạch sớm cung cấp thị trường đầu vụ, sử dụng ăn bắp tươi và chế biến giá bán cao như HN88, HN68, TBM 18, ADI 668, ADI 688 và các giống ngô ngọt Sugar 75, SW1011, Golden Cob. Làm ngô bầu, trồng gối, thời giangieo hạt làm bầu tập trung trước ngày 25/9/2020, trường hợp muộn nhất có thể đến ngày 5/10/2020. Tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật như làm bầu ngô, làm đất tối thiểu, trồng mật độ cao, đặt bầu chỉnh tán lá,…trồng lệch vụ, rải vụ để tiêu thụ thuận lợi, cho hiệu quả kinh tế cao.

- Đối với cây Hành củ, tỏi: Chọn giống từ các ruộng sạch bệnh và được bảo quản tốt từ vụ trước. Thời vụ trồng tập trung từ ngày 25/9 đến ngày 15/10/2020.

- Đối với cây Cà rốt: Lựa chọn giống chất lượng củ tốt, năng suất cao, phù hợp với thị trường như Ti-103, Super VL 444, Sakata,…của Nhật Bản. Gieo trồng từ ngày 01/9 đến ngày 15/10/2020.

- Đối với cây cải bắp, su hào, súp lơ: Lựa chọn các giống chất lượng, có thương hiệu, chống chịu thời tiết tốt, vụ sớm chọn giống chịu nhiệt. Giống cải bắp như Sakata N070, N071, VL560, NS cross, TV25; su hào như B40, Winner, TV16; súp lơ như Sakata 1502, súp lơ xanh F1 Marathone. Gieo trồng từngày15/8-31/12/2020.

- Đối với cây bí xanh, bí ngô: Bí xanh lựa chọn giống chống chịu sâu bệnh, thời tiết tốt, chất lượng quả tốt, năng suất cao, phù hợp với thị trường như bí xanh số 2, số 5 của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Bí xanh Sặt, bí xanh Nova 209; bí đỏNova 79, sử dụng cácgiống F1 có nguồn gốc Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan. Đất bãi ngoài đê, đất trồng cây hè thu, gieo trước ngày 15/9/2020; đất hai vụ lúa trồng trước ngày 25/9/2020, thời gian bầu 7 - 10 ngày, áp dụng biện pháp làm bầu, trồng xen rạch lúa.

- Đối với cây khoai tây: Sử dụng các giống sạch bệnh, có chứng nhận chất lượng theo quy định; giống sản xuất vụ xuân, bảo quản lạnh như Sinora, Solara, Aladin, Atlantic. Thời vụ trồng tập trung từ ngày 25/10 đến ngày 15/11/2020, tốt nhất từ ngày 01 đến ngày 10/11/2020.

Xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ và các giống mới đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cao hơn các giống hiện có về các chỉ tiêu chất lượng, độ đồng đều, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cho 3 sản phẩm chủ lực cà rốt, cải bắp, súp lơ qua liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư và người sản xuất, trồng rải vụ các đợt trồng theo ngày, tăng diện tích vụ sớm và tìm doanh nghiệp liên kết bao tiêu nông sản từ đầu vụ với nông dân để tránh dư thừa, rớt giá. Thúc đẩy tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Đẩy mạnh xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, bao bì, nhãn mác, truy suất nguồn gốc rau bằng sử dụng mã QR. Phòng trừ dịch hại và quản lý dinh dưỡng tổng hợp theo IPM, ICM. Tăng cường chỉ đạo áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau: Trồng rau có che phủ nilon, trồng trong nhà màn, nhà lưới, sử dụng màng phủ che luống, phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học; tưới nước tiết kiệm; chế biến và bảo quản sau thu hoạch.

Bài của Huyền Trang

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1+2 ra tháng 6/2020


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,083,187
  • Tổng lượt truy cập3,788,391
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây