Cần quản lý chặt chẽ đàn gia cầm tại địa phương. Ảnh Bảo Ngọc Tính đến ngày 20/2/2012, tỉnh Hải Dương đã thực hiện tiêu hủy 4083 con gia cầm của 7 hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Ngô Quyền (huyện Thanh Miện) và xã Tân Phong ( huyện Ninh Giang) với triệu chứng như: ỉa phân xanh, phân trắng, nhớt vàng, ngoẹo cổ, chân khô; bại liệt, có triệu trứng thần kinh ... gồm gà, vịt, ngan. Còn số gia cầm chết tại gia đình chị Đặng Thị Yến ở thôn Nho Lâm, xã Văn Tố (Tứ Kỳ) nhưng Cơ quan Thú y vùng II (TP Hải Phòng) xét nghiệm hoàn toàn âm tính (-).

Nguyên nhân xuất hiện dịch cúm gia cầm là do điều kiện chăn nuôi không đảm bảo kỹ thuật, vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng kém, vịt thả đồng, môi trường nước bị ô nhiễm. . . Chủ hộ chăn nuôi nhập con giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm soát của cơ quan thú y.
Nhằm bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm, Sở Nông nghiệp và PTNT từ ngày 15/2 đến ngày 15/3, các địa phương trong tỉnh sẽ tập trung tháng hành động vệ sinh tiêu độc khử trùng. Trong đó tập trung tuyên truyền vận động các tổ chức đoàn thể cùng nhân dân quét dọn, vệ sinh môi trường đồng thời tổ chức các đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm. Hàng ngày thực hiện phun thuốc sát trùng khu vực bày bán, giết mổ gia súc, gia cầm. Chi cục Thú y cấp thuốc sát trùng cho địa phương và cử cán bộ kỹ thuật xuống giám sát theo dõi việc thực hiện tháng tiêu độc khử trùng.
BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp duy trì hoạt động thường xuyên bám sát địa bàn, phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, bổ sung kịp thời có hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch bệnh, theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh chủ động theo phương châm: cơ sở là chính, người dân là chính, cảnh báo phát hiện sớm, bao vây xử lý có hiệu quả, hỗ trợ người chăn nuôi kịp thời, không để mầm bệnh phát tán lây lan ra diện rộng. Tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân nhận biết và phối hợp thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Thực hiện nghiêm "5 không": Không nuôi thả rông gia cầm; Không mua, bán gia cầm bị bệnh; Không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc; Không dấu dịch; Không vứt xác gia cầm bừa bãi.
Trước tình hình dịch cúm H5N1 bùng phát, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cấp cho tỉnh Hải Dương 200 nghìn liều vắc-xin cúm A H5N1. Trong đó huyện Thanh Miện 150 nghìn liều, huyện Bình Giang 50 nghìn liều. Tỉnh Hải Dương cũng cấp thêm 9 tấn thuốc sát trùng cho 12 huyện, thành phố, thị xã. Chi cục Thú y yêu cầu các địa phương trong tỉnh tăng cường công tác giám sát nhằm phát hiện sớm dịch bệnh và thực hiện nghiêm quy trình phòng bệnh đã được hướng dẫn.
Nhằm bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm, Sở Nông nghiệp và PTNT từ ngày 15/2 đến ngày 15/3, các địa phương trong tỉnh sẽ tập trung tháng hành động vệ sinh tiêu độc khử trùng. Trong đó tập trung tuyên truyền vận động các tổ chức đoàn thể cùng nhân dân quét dọn, vệ sinh môi trường đồng thời tổ chức các đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm. Hàng ngày thực hiện phun thuốc sát trùng khu vực bày bán, giết mổ gia súc, gia cầm. Chi cục Thú y cấp thuốc sát trùng cho địa phương và cử cán bộ kỹ thuật xuống giám sát theo dõi việc thực hiện tháng tiêu độc khử trùng.
BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp duy trì hoạt động thường xuyên bám sát địa bàn, phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, bổ sung kịp thời có hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch bệnh, theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh chủ động theo phương châm: cơ sở là chính, người dân là chính, cảnh báo phát hiện sớm, bao vây xử lý có hiệu quả, hỗ trợ người chăn nuôi kịp thời, không để mầm bệnh phát tán lây lan ra diện rộng. Tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân nhận biết và phối hợp thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Thực hiện nghiêm "5 không": Không nuôi thả rông gia cầm; Không mua, bán gia cầm bị bệnh; Không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc; Không dấu dịch; Không vứt xác gia cầm bừa bãi.
Trước tình hình dịch cúm H5N1 bùng phát, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cấp cho tỉnh Hải Dương 200 nghìn liều vắc-xin cúm A H5N1. Trong đó huyện Thanh Miện 150 nghìn liều, huyện Bình Giang 50 nghìn liều. Tỉnh Hải Dương cũng cấp thêm 9 tấn thuốc sát trùng cho 12 huyện, thành phố, thị xã. Chi cục Thú y yêu cầu các địa phương trong tỉnh tăng cường công tác giám sát nhằm phát hiện sớm dịch bệnh và thực hiện nghiêm quy trình phòng bệnh đã được hướng dẫn.
Hải Ninh