Mô hình nuôi cua biển trong nhà, trong hộp nhựa hiệu quả kinh tế cao

Hiện nay, mô hình nuôi cua biển trong nhà tại Việt Nam còn khá mới lạ, người dân chưa dám mạnh tay đầu tư vì hạn chế về kỹ thuật, kinh nghiệm, đầu tư cơ sở vật chất thì tại tỉnh Ninh Bình đã xuất hiện những mô hình nuôi cua biển trong nhà, trong hộp nhựa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi cua biển trong nhà, trong hộp nhựa hiệu quả kinh tế cao

Cách đây hơn 1 năm, anh Phạm Văn Duy địa chỉ tại thôn Tiền, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình là người đầu tiên triển khai mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa đã mang lại thành công bước đầu cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Với sản phẩm cua cốm độc đáo, chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, các mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình Hưng Yên… đang dần nở rộ.

Cua biển là một trong những món hải sản được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng của thịt cua. Đây cũng là một trong những đối tượng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Đặc biệt là cua cốm (cua 2 da) có giá bán cao hơn cua thường nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Cua cốm là cua biển sắp đến ngày lột xác (lột vỏ) để lớn lên. Đây là loại cua rất hiếm và ngon nhất trong tất cả các loại cua, có giá lên tới 900.000 đồng/kg.

 Năm 2021, sau khi tìm hiểu cũng như đi một số nơi học hỏi kinh nghiệm, anh Phạm Văn Duy địa chỉ tại thôn Tiền, xã Ninh Nhất, TP. Ninh Bình đã nuôi thử nuôi cua trong 50 hộp nhựa kết hợp với hệ thống lọc nước tuần hoàn.

Sau một năm nuôi thử vừa học hỏi, vừa tự rút kinh nghiệm đã thành công, anh Duy đã mạnh dạn nhân rộng mô hình với 540 hộp nhựa, đồng thời đầu tư hệ thống lọc thải chuyên nghiệp với chi phí hơn 300 triệu đồng.

Để nâng cao hiệu quả, mỗi con cua mỗi con cua sẽ được anh Duy nuôi riêng trong từng hộp nhỏ để tránh ăn thịt lẫn nhau và thu hẹp mô hình để dễ quản lý, tránh nhiễm bệnh chéo. Hộp nuôi cua được xếp thành nhiều gian tầng khác nhau, đánh số thứ tự và ghi chép hàng ngày về hiệu quả chăm sóc ở vỏ hộp. Nhiệt độ môi trường sẽ được điều chỉnh, duy trì thường xuyên với mức lý tưởng là 28 độ C. Sau khoảng từ 20 - 40 ngày, cua bắt đầu cho thu hoạch, khi đó đạt khoảng 4 con/kg.

Hệ thống nước nuôi cua thường xuyên được bổ sung nước biển và muối, được nuôi bằng hệ thống công nghệ cao nuôi cua biển trong nhà có ưu điểm nổi bật là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn, sục khí tạo ôxy. Hệ thống ống nước vận hành nước biển nuôi cua được lắp đặt rất công phu đến từng hộp lồng. Khi đưa nước vào hộp nuôi cua liên tục chảy ra, thức ăn thừa và chất cặn bẩn thải ra theo các đường ống dẫn và đi qua hệ thống lọc thô, sau đó ra bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn bằng tia UV (xử lý tảo và vi khuẩn, nấm...) có tác dụng như ánh sáng mặt trời, mô phỏng theo tự nhiên.

Những vi sinh sống nhờ hạt nhựa kaldnes có vai trò như san hô để lọc thức ăn thừa và chất thải giúp môi trường sống của cua được sạch hơn. Nhờ vậy, nguồn nước trong mô hình được tái sử dụng tới 99,5% giúp hải sản nuôi tỉ lệ sống cao, năng suất tăng, không gây ô nhiễm môi trường. Nuôi cua biển trong hộp có một vài điểm khác biệt với nuôi cua ngoài đầm. Quá trình cho cua ăn ở đầm sẽ tiết kiệm thời gian hơn, nuôi cua trong hộp nhựa sẽ phải thả thức ăn vào từng hộp cho cua ăn. Mỗi ngày cua sẽ ăn 2 bữa, vì chúng có tập tính hoạt động về đêm nên bữa chính là bữa tối. Thức ăn của cua là thức ăn tươi như ngao, tôm, ốc, hến cắt nhỏ.

Ngoài ra, ưu điểm lớn của hệ thống nuôi cua trong nhà là việc tận dụng diện tích nuôi tối đa. Cua được nuôi và thu hoạch liên tục, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát dễ dàng trước khi đưa vào thị trường. Mô hình tốn ít diện tích nhưng cho năng suất cao, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, không chứa thuốc và kháng sinh giá bán gấp đôi so với cua óp, doanh thu ổn định khoảng 10 triệu đồng/tháng. Mô hình có thể nhân diện rộng cho nhiều hộ ngay cả khu dân cư đông đúc nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế địa phương.

Hiện nay, hai giống cua đang được nuôi tại trại của anh Duy là cua cốm và cua tứ đạn. Với những thành công bước đầu mà mô hình đem lại, trong tương lai, anh Duy dự định mở rộng mô hình hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (tổng hợp).

STĐB


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay37,268
  • Tháng hiện tại1,281,902
  • Tổng lượt truy cập3,987,106
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây