Trả lại tên cho liệt sĩ bằng công nghệ ADN

Công nghệ ADN góp phần xác định chính xác tên liệt sĩ Với kết quả xác định tuyệt đối đúng, phương pháp xác định ADN dùng trong việc tìm mối liên quan phả hệ liệt sĩ đã được các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thực hiện thành công. Thành công này có ý nghĩa xã hội rất lớn, góp phần xoa dịa nỗi đau chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm.
Trả lại tên cho liệt sĩ bằng công nghệ ADN
Ý tưởng hình thành ngẫu nhiên
TS Lê Quang Huấn, Phòng công nghệ tế bào động vật, Viện Công nghệ sinh học, thành viên nhóm nghiên cứu cho chúng tôi biết, thực ra ý tưởng sử dụng công nghệ ADN vào việc tìm thân nhân người mất tích đã có từ lâu mà xuất phát từ Viện trưởng Lê Trần Bình. Nhưng chỉ sau khi chương trình người đường thời của VTV3 phát sóng về câu chuyện của chị Nguyễn Thị Tiến, Bảo tàng quân khu 4, người có hơn 20 năm làm công chuyên quy tập mộ liệt sĩ, ý tưởng đó mới càng định hình rõ.
Trên thế giới, kỹ thuật xác định ADN dùng trong việc phân tích phả hệ đã có từ lâu. Phải mất một thời gian dài nghiên cứu tài liệu nước ngoài, tìm thông tin trên mạng Internet, các nhà khoa học mới có thể hiểu mà dần nắm được kỹ thuật. Kỹ thuật này dựa trên những đặc điểm di truyền về gen. Mỗi tế bào của con người có hai hệ gen: hệ gen nhân và hệ gen ti thể nhưng các nhà khoa học đã quyết định chọn hệ gen ti thể để phân tích và so sánh mẫu đối chứng. Sở dĩ hệ gen này được chọn vì nó được di truyền theo thuyết thống mẹ (dòng ngoại). Điều này có nghĩa là khả năng tìm mẫu đối chứng được mở rộng vì nếu không có mẹ thì có thể lấy mẫu từ anh em ruột, bà ngoại, dì, hoặc các con của dì...
Trường hợp đầu tiên được tiến hành phân tích xác định là của liệt sĩ Hà Văn Tĩnh. Trường hợp này khá đặc biệt vì theo như những di vật mà liệt sĩ để lại thì người nhà đã nhận được đúng người thân của mình nhưng tên lại khác. Trên bia mộ của anh ghi tên Hà Văn Tính mà tên thật của anh là Hà Văn Tĩnh. Mộ phần được phát hiện ở khu vực phía Nam (người miền Nam phát âm Tĩnh và Tính gần giống nhau) vì vậy, người nhà liệt sĩ vẫn còn băn khoăn nên đã quyết định nhờ đến các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học thông qua sự giới thiệu của Viện Pháp y quân đội. Công việc được tiến hành khẩn trương mặc dù thời điểm đó đã gần đến Tết Quý Mùi. Đầu tiên, các nhà khoa học lấy mẫu máu của bốn người em của liệt sĩ, sau đó lấy mẫu ADN từ răng của liệt sĩ để phân tích, xác định trình tự gen. Cuối cùng bằng phần mềm chuyên dụng, các nhà khoa học đem so sánh chúng với nhau, kết quả trùng khớp và đầu tháng 3, liệt sĩ Hà Văn Tĩnh đã được “trở về” với người thân của mình.
Góp phần giảm nhẹ nỗi đau chiến tranh
TS Nguyễn Quang Huấn cho rằng, sử dụng công nghệ ADN để xác định phả hệ liệt sĩ có một ưu điểm lớn đó là nó có thể thực hiện khi các mẫu vật không còn nguyên vẹn (chỉ còn một phần cơ thể như xương, răng, hộp sọ...). Hoặc trong trường hợp, tất cả các chứng cứ về người liệt sĩ đó về độ tuổi, chiều cao... nhưng địa chỉ quê quán chỉ ghi đến huyện thì cũng coi như bế tắc không thể tìm được thân nhân liệt sĩ. Lúc đó, phương pháp xác định ADN được xem như “cứu cánh” để đưa ra kết luận chính xác cuối cùng. Một ví dụ như trong chương trình “Người đương thời” có cảnh chị Nguyễn Thị Tiến đưa ra mảnh nhôm có ghi quê quán của một liệt sĩ nhưng tên lại ghi Trần V. Bảo. Sau buổi phát sóng, có đến bảy gia đình tìm đến chương trình nhận liệt sĩ đó chính là người thân của gia đình. Ban tổ chức rất lúng túng, cuối cùng phải nhờ đến các nhà khoa học để xác định ADN.
giam20dinh20gen
Giám định ADN tìm danh tính liệt sĩ tại Phòng công nghệ tế bào động vật, Viện Công nghệ sinh học
TS Huấn cho biết, chúng ta đã làm chủ được công nghệ cũng như thành thạo trong việc lấy mẫu, phân tích và đem đối chứng mẫu. Thời gian tiến hành từ việc lấy mẫu đến khi có kết quả khoảng một tháng và với số tiền khoảng 10 triệu đồng. Tuy nhiên, những thành công này mới chỉ dừng lại ở một vài trường hợp, TS Nguyễn Hữu Huấn cho biết, phương pháp này còn phải hoàn thiện để có thể triển khai ứng dụng rộng rãi. Song với mong muốn góp phần giảm bớt nỗi đau cho các gia đình có người thân hy sinh trong các cuộc chiến tranh, các nhà khoa học của Viện sẵn sàng đáp ứng nếu có yêu cầu. TS Huấn cũng khuyến cáo rằng, để đảm bảo cho công việc phân tích so sánh mẫu được chính xác nhất là đối với mẫu xương vì rất dễ nhầm với xương động vật. Các mẫu nên qua sự giám định của Viện pháp Y quân đội (địa chỉ 1C Trần Thánh Tông, Hà Nội, Tel : 069.555292).
Được biết, Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH) đang xây dựng đề án: Tìm mộ liệt sĩ bằng phương pháp giám định ADN mà cụ thể là thành lập Trung tâm phân tích gen và định danh hài cốt liệt sĩ. Mục tiêu của Đề án là tiếp tục quy tập hài cốt liệt sĩ, đồng thời xây dựng các kho dữ liệu và các trung tâm thông tin để đối chiếu, trả lại tên cho các liệt sĩ.
Theo Đề án, việc xác định thông tin liệt sĩ sẽ được triển khai bằng nhiều biện pháp như: Thông qua các nhà ngoại cảm; thông qua giám định ADN; qua sơ đồ mộ chí nơi chôn cất; di vật để lại của liệt sĩ gắn với hài cốt được tìm kiếm, cất bốc; thông tin từ nhân dân, đồng đội...
Theo lộ trình của đề án, giai đoạn từ 2014-2018 sẽ thành lập bộ máy và xây dựng một trung tâm giám định ADN tại Hà Nội (trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH). Từ sau năm 2018, một trung tâm tương tự sẽ được thành lập tại TP. HCM.
 
Theo thống kê, khoảng 300 bộ hài cốt liệt sĩ đã được cơ quan chức năng tiến hành giám định gen, trong đó xác định đúng danh tính cho liệt sĩ chỉ đạt khoảng 60%.
Hiện nay cả nước có khoảng 548.000 liệt sĩ vô danh và liệt sĩ chưa quy tập được. Trong đó, có khoảng 230.000 hài cốt liệt sĩ chưa tìm được và 318.000 hài cốt liệt sĩ trong các nghĩa trang nhưng chưa biết tên.
                                                              TheoMinh Châu ( truyenthongkhoahoc.vn)

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập298
  • Hôm nay51,672
  • Tháng hiện tại1,147,954
  • Tổng lượt truy cập3,853,158
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây