Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sức bật của nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Bình Dương

Ngày 20/5/2022, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương tổ chức Hội thảo khoa học “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sức bật của nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Bình Dương” do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cùng phối hợp tổ chức. Hội thảo là cầu nối từ khoa học đến thực tiễn, nhận diện, đánh giá tầm quan trong của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Bình Dương.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sức bật của nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Bình Dương

Đến tham dự Chương trình Hội thảo có PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); PGS.TS. Vũ Hải Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh Bình Dương cùng đại diện lãnh đạo Tỉnh, các sở, ban, ngành trong Tỉnh và các Sở KH&CN vùng Đông Nam Bộ như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An”; các nhà khoa học đại diện các Viện, Trường Đại học, Doanh nghiệp,…

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành KH&CN và nông nghiệp cũng như chủ đề của hội thảo mang lại. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đánh giá cao về kết quả hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua, đặc biệt là những thành tựu to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bộ trưởng tin tưởng rằng trong thời gian sắp tới, việc ứng dụng KH&CN và đổi mới sáng tạo sẽ trở thành sức bật mạnh mẽ đối với nền nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Bình Dương.

Bộ trưởng đã gợi mở 5 vấn đề lớn để tiếp tục bàn luận để phát triển nông nghiệp công nghệ cao của cả nước là:

Thứ nhất: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách chung bởi vì việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn chưa đồng bộ trong thời gian qua.

Thứ hai: Tăng cường bảo hộ và đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ cũng như khai thác tốt hơn nữa tài sản trí tuệ.

Thứ ba: Tận dụng ưu thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước để tăng cường xuất khẩu nông sản.

Thứ tư: Nâng cao năng lực hấp thụ khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời nâng cao trình độ khoa học công nghệ cho nông dân, chủ thể chính của sản xuất nông nghiệp.

Thứ năm: Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp sẽ là điểm đột phá cho nền nông nghiệp. Cần tạo điều kiện tốt hơn cho việc hình thành phát triển lĩnh vực khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

Hội thảo còn có nhiều tham luận từ các nhà khoa học, nhà quản lý, những người làm công tác thực tiễn, các doanh nghiệp khác nhau trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Các góc nhìn đa chiều từ các bên liên quan này giúp cho chúng ta có một cái nhìn đầy đủ và mang tính tương tác về vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Bình Dương.

Nguồn: Website Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,082,611
  • Tổng lượt truy cập3,787,815
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây