Công ty Wakadaishyo và hàng loạt DN lớn vi phạm an toàn thực phẩm

Gần đây, các cơ quan chức năng đã kiểm tra và phạt nhiều đơn vị vi phạm an toàn thực phẩm, trong đó có hàng loạt doanh nghiệp lớn sai phạm.

Công ty Wakadaishyo và hàng loạt DN lớn vi phạm an toàn thực phẩm

Ngày 19/9, nhóm chống thực phẩm bẩn – Xanh & Sạch tiếp tục công bố danh sách các đơn vị, tổ chức kinh doanh vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) lần thứ 24 với 32 điểm vi phạm.

Big C Vinh, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Trung Tín Nghệ An, Công ty TNHH MTV Wakadaishyo vừa qua đã bị các cơ chức năng xử phạt về hành vi vi phạm vệ sinh ATTP. Cụ thể là 3doanh nghiệp này đều không có giấy phép, thủ tục kinh doanh, giấy chứng nhận ATTP.

Khi đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Nghệ An kiểm tra siêu thị BigC Vinh, siêu thị này không tuân thủ các quy định về bảo quản thực phẩm mà cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến đã công bố. Đoàn đã lập biên bản xử phạt siêu thị 8 triệu đồng.

Khi kiểm tra Công ty TNHH MTV Wakadaishyo, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM đã phát hiện công ty này không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn, hoặc không bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trong lần cập nhật thứ 24 này, không chỉ có 3 doanh nghiệp nêu trên mà còn có tới 17/32 trường hợp vi phạm ATTP là những doanh nghiệp lớn.

Đơn cử như công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Minh Thành (Bắc Giang) chuyên kinh doanh dịch vụ ăn uống (chế biến suất ăn sẵn) nhưng không có biện pháp ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại tại khu sơ chế, chế biến thực phẩm, kho chứa đựng thực phẩm có ruồi, gián…

Cơ sở sản xuất kẹo cu đơ Ông bà Thư Viện (Hà Tĩnh), tại thời điểm kiểm tra cho thấy, khu vực nấu, dụng cụ đựng nguyên liệu để sản xuất kẹo cu đơ của cơ sở này quá bẩn: Nền nhà ẩm thấp, không đủ ánh sáng để sản xuất, khu vực xung quanh sản xuất bẩn, không được vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, những thùng chứa nguyên liệu như mật, mạch nha không được cọ rửa nên bám bụi nhiều, một số viền thành bể chứa mật và mạch nha đã bị hoen ghỉ, rơi xuống hòa chung với mật và mạch nha...

Đặc biệt, gần nơi đóng gói sản phẩm chủ nhà có nuôi chung một số gia súc, gia cầm như chó, gà, thỏ, chim…

Gần đây, các cơ quan chức năng đã kiểm tra và phạt nhiều đơn vị vi phạm an toàn thực phẩm, trong đó có hàng loạt doanh nghiệp lớn sai phạm.

Ngày 19/9, nhóm chống thực phẩm bẩn – Xanh & Sạch tiếp tục công bố danh sách các đơn vị, tổ chức kinh doanh vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) lần thứ 24 với 32 điểm vi phạm.

Big C Vinh, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Trung Tín Nghệ An, Công ty TNHH MTV Wakadaishyo vừa qua đã bị các cơ chức năng xử phạt về hành vi vi phạm vệ sinh ATTP. Cụ thể là 3 doanh nghiệp này đều không có giấy phép, thủ tục kinh doanh, giấy chứng nhận ATTP.

Khi đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Nghệ An kiểm tra siêu thị BigC Vinh, siêu thị này không tuân thủ các quy định về bảo quản thực phẩm mà cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến đã công bố. Đoàn đã lập biên bản xử phạt siêu thị 8 triệu đồng.

Khi kiểm tra Công ty TNHH MTV Wakadaishyo, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM đã phát hiện công ty này không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn, hoặc không bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trong lần cập nhật thứ 24 này, không chỉ có 3 doanh nghiệp nêu trên mà còn có tới 17/32 trường hợp vi phạm ATTP là những doanh nghiệp lớn.

Đơn cử như công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Minh Thành (Bắc Giang) chuyên kinh doanh dịch vụ ăn uống (chế biến suất ăn sẵn) nhưng không có biện pháp ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại tại khu sơ chế, chế biến thực phẩm, kho chứa đựng thực phẩm có ruồi, gián…

Cơ sở sản xuất kẹo cu đơ Ông bà Thư Viện (Hà Tĩnh), tại thời điểm kiểm tra cho thấy, khu vực nấu, dụng cụ đựng nguyên liệu để sản xuất kẹo cu đơ của cơ sở này quá bẩn: Nền nhà ẩm thấp, không đủ ánh sáng để sản xuất, khu vực xung quanh sản xuất bẩn, không được vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, những thùng chứa nguyên liệu như mật, mạch nha không được cọ rửa nên bám bụi nhiều, một số viền thành bể chứa mật và mạch nha đã bị hoen ghỉ, rơi xuống hòa chung với mật và mạch nha...

Đặc biệt, gần nơi đóng gói sản phẩm chủ nhà có nuôi chung một số gia súc, gia cầm như chó, gà, thỏ, chim…

Theo vietq.vn

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây