Hải Dương: Lúa N25 cho năng suất cao

Xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách (Hải Dương) có diện tích gieo trồng toàn xã khoảng 320 ha. Do đặc điểm đồng đất không bằng phẳng, phân bổ không đồng đều, trên một cánh đồng có những chân ruộng chuyên màu, chuyên lúa hoặc có thể luân canh lúa - màu nên trên địa bàn xã có nhiều vùng đất cao phù hợp với chuyên trồng cây rau màu khoảng 26 ha. Trong 294 ha đất canh tác còn lại, có khoảng 100 ha diện tích thích hợp với công thức luân canh lúa - màu.

Trong những năm gần đây, các giống lúa được gieo cấy trên đồng đất xã Quốc Tuấn chủ yếu là Bắc thơm số 7, Q5, BC 15, Khang dân 18, TBR 225, Nếp các loại... Do yêu cầu thâm canh tăng vụ, diện tích luân canh lúa - màu của xã cần có những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh hại tốt và chất lượng khá. Mặt khác, giống lúa N25 đã được cấy thử nghiệm tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách trong năm 2016 và vụ xuân 2017 nên địa phương tiếp tục triển khai xây dựng Mô hình sản xuất giống lúa N25 trong vụ mùa 2017 với diện tích 10 ha.

Giống lúa N25được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần (Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm) chọn lọcbằng phương pháp xử lý đột biến phóng xạ nguồn Co60 giống lúa 9311.Giống đã gửi khảo nghiệm Quốc gia và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thứccho các tỉnh phía Bắc theo Quyết định số 3531/QĐ-BNN-TT ngày 30 tháng 8 năm 2017.

Giống lúa N25 có thời gian sinh trưởng khoảng 120- 125 ngày trong vụ xuân, 90 - 95 ngày trong vụ mùa. Chiều cao cây từ 105 - 110 cm, chiều dài bông 22 -25 cm, số hạt chắc trên bông trung bình đạt 200 - 220 hạt, hạt xếp xít, khối lượng 1000 hạt từ 21 - 22 gram. Khả năng đẻ nhánh trung bình, bộ lámàu xanhnhạt, tán lá gọn. Là giống lúa có phẩm chất tốt: Gạo trong, dạng hạt gạo trung bình, tỷ lệ gạo xát cao (>70%). Hàm lượng amylose khoảng 17%, cơm mềm-ngon, không dính, vị đậm, chan canh không nát, cơm để nguội không cứng.Giống lúa N25 có khả năng chống chịu sâu bệnh khá, chịu thâm canh hơn KD18 và BT7. Năng suấttrung bình đạt 58-65 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt70- 75tạ/ha.

Giống lúaN25 tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sáchsinh trưởng phát triển nhanh, sạch sâu bệnh: Chiều cao câytrung bình từ 108 - 112 cm,tương đương với KD18 105 - 110 cm); Mức độ đẻ nhánh trung bình tương đương với Khang dân 18. Thời gian sinh trưởng của giốnglúaN25 ngắn hơn so với giống Khang dân 18 từ 5 - 7 ngày. Cụ thể như sau: Đối với nhóm mạ dược giống lúa N25 có thời gian sinh trưởng của giống lúa N25 khoảng 95 ngày. Đối với nhóm mạ sân giống lúa N25 có tổng TGST khoảng 92 ngày.Giống lúa Khang dân 18 thời gian sinh trưởng khoảng 97 - 100 ngày.

Giai đoạn đầu vụ, điều kiện sản xuất tương đối thuận lợi: Mạ sinh trưởng, phát triển nhanh; thời tiết thích hợp sau cấy nên cây lúa bén rễ, hồi xanh nhanh. Tuy nhiên, giai đoạn lúa N25 trong mô hình trỗ thoát, điều kiện thời tiết mưa liên tục nên ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn của giống.

          Trong mô hình, giống lúa N25sinh trưởng phát triển nhanh,cây lúa N25 bước vào giai đoạn làm đòng và trỗ thoát sớm nên né tránh được thời kỳ gây hại nặng của sâu cuốn lá và đục thân. Mặt khác, với đặc điểm thân lá xanh vàng nên mức độ gây hại của sâu cuốn lá, đục thân và bệnh khô vằn cũng thấp hơn so với giống lúa Khang dân 18 và BT7.

Đánh giá mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh hại chính đối với giống lúa N25 trong mô hình nhận thấy: Giống lúa N25 gần như không bị sâu cuốn lá, đục thân và bệnh khô vằn gây hại hoặc chỉ gây hại nhẹ  trên một số chân ruộng trũng, bón phân không cân đối. Trong khi đó, Khang dân 18 và BT7 bị gây hại hoặc phải tiến hành phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá giai đoạn làm đòng và đục thân khi lúa trỗ. Đặc biệt, với điều kiện thời tiết có mưa nhiều, giống lúa BT7 đang bị bệnh bạc lá gây hại trên diện rộng và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vào chắc của hạt, tỷ lệ lép cao. Trong khi đó, giống lúa N25 đã chuẩn bị cho thu hoạch, hoàn toàn không bị bệnh bạc lá gây hại.

Đo đếm các yếu tố cấu thành năng suất và đánh giá năng suất của giống lúa N25 trong mô hình nhận thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các phương thức làm mạ. Cụ thể như sau:Phương thức cấy mạ sân cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn so với phương thức cấy mạ dược. Trong cùng một phương thức gieo cấy thì giống lúa N25 cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn so với giống lúa Khang dân 18. Tuy nhiên sự khác biệt không quá lớn. Số bông/m2 của giống N25 dao động từ 252 - 260 bông, cao hơn so với giống lúa Khang dân 18 (247 - 256 bông). Số hạt chắc/bông của giống lúa N25 dao động từ 187 - 195 hạt, cao hơn so với giống lúa Khang dân 18 đạt 175 - 183 hạt. Giống lúa N25 có tỷ lệ hạt lép từ 13 - 15% , cao hơn Khang dân 18 13 - 14%.Ở mức khối lượng 1000 hạt của giống lúa N25 và KD18 từ 21 - 22 gram, năng suất dự kiến thu được của giống lúa N25 từ 58 - 60 tạ/ha (đối với mạ dược), từ 60 - 62 tạ/ha (đối với mạ sân). Năng suất giống lúa KD18 thu được từ 55 - 58 tạ/ha (mạ dược), từ 58 - 60 tạ/ha (đối với mạ sân).

Có thể khẳng định mô hình sản xuất giống lúa N25 tại xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách cho thấy:  Giống lúa N25 có TGST ngắn (khoảng 92 - 95), ngắn hơn KD18 khoảng 5 ngày. Tiềm năng năng suất của giống lúa N25 cao hơn với KD18. Năng suất dự kiến thu được từ 58 - 62 tạ/ha. Giống lúa N25 phù hợp với đồng đất của xã Quốc Tuấn và các địa phương có điều kiện tương tự. Đặc biệt thích hợp cho diện tích làm cây vụ đông sớm của địa phương.

Hải Ninh

 

 

 

 

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây