Kết quả xây dựng mô hình sản xuất giống lúa N25 phục vụ luân canh tăng vụ

Thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình sản xuất giống lúamới N25 ngắn ngày phục vụ luân canh tăng vụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương“, năm 2018, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã xây dựng mô hình sản xuất giống lúa N25 với quy mô 120ha. Trong đó, diện tích gieo cấy giống lúa N25 ở vụ xuân là 80ha, ở vụ mùa là 40ha. Mô hình được xây dựng theo phương pháp ô thửa lớn, quy mô từ 10ha trở lên/vụ/ điểm triển khai. Địa điểm tại các huyện Nam Sách, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện.

Kết quả xây dựng mô hình sản xuất giống lúa N25 phục vụ luân canh tăng vụ

Vụ Xuân năm 2018, mô hình áp dụng khung thời vụ gieo cấy từ ngày 01 - 11/02/2018 (mạ sân), 9-10/02 (gieo vãi). Mức phân bón áp dụng cho 1 sào bao gồm 16-18 kg phân hữu cơ vi sinh + 15-18 kg supe lân + 7-8 kg ure + 6-8 kg kali clorua. Kết quả đánh giá một số đặc điểm giống lúa N25 tại xã Dân Chủ (huyện Tứ Kỳ) cho thấy: Trong điều kiện vụ Xuân 2018, do điều kiện thời tiết thuận lợi nên sau gieo cấy, N25 sinh trưởng phát triển tốt. Chiều cao cây của N25 từ 110-115 cm, cao hơn so với giống Thiên ưu 8 đối chứng. Giống lúa N25 sinh trưởng phát triển mạnh, sạch sâu bệnh. Đặc biệt, N25 có khả năng kháng đạo ôn tốt, biểu hiện là không thấy vết bệnh đạo ôn xuất hiện gây hại hoặc vết bệnh xuất hiện có thể tự khô, không còn khả năng lây nhiễm, phát tán. Đánh giá mức độ gây hại của sâu cuốn lá và sâu đục thân nhận thấy: do màu sác thân lá xanh vàng nên mức độ gây hại của hai loại sâu ít hơn so với lúa Thiên ưu 8.

Về các yếu tố cấu thành năng suất, giống lúa N25 có các yếu tố cấu thành năng suất tương đương với giống lúa Thiên ưu 8; tỷ lệ lép của giống N25 trong phương thức làm mạ sân thấp hơn so với gieo vãi, thấp hơn so với lúa Thiên ưu 8 trong cùng điều kiện. Khối lượng 1000 hạt của giống N25 từ 21-22 gram, năng suất thu được từ 65-69 tạ/ha, tương đương với lúa Thiên Ưu 8.

Theo ông Nguyễn Tiến Bình – Giám đốc HTXDVNN xã Dân Chủ: Thời tiết vụ xuân 2018 thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển, tuy nhiên giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ xuất hiện bệnh đạo ôn gây hại nặng trên một số giống lúa tại địa phương, nhưng giống lúa N25 vẫn sinh trưởng phát triển tốt, thân lá màu xanh nhạt, không thấy bệnh đạo ôn xuất hiện và gây hại. Năng suất dự kiến đạt khoảng 68,5-70,0 tạ/ha. Lãi thuần đạt 25 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế tăng so với giống KD18 là 149%.

Trong vụ Mùa năm 2018, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm tiếp tục xây dựng mô hình sản xuất giống lúa N25 với quy mô 60 ha, địa điểm thực hiện tại các xã Nam Tân (Nam Sách), Lê Lợi (Gia Lộc), Kim Khê (Kim Thành) và Dân Chủ (Tứ Kỳ). Mô hình áp dụng khung thời vụ gieo cấy trong tháng 6/2018. Mức phân bón áp dụng cho 1 sào bao gồm 16-18 kg phân hữu cơ vi sinh + 15-18 kg supe lân + 7-8 kg ure + 6-8 kg kali clorua. Theo dõi đặc điểm nông sinh học của giống lúa N25 cho thấy: thời gian sinh trưởng của giống lúa N25 từ 90-95 ngày, ngắn hơn so với giống lúa Thiên ưu 8 15 ngày (105-110 ngày). Chiều cao cây của N25 đạt 115-120 cm, cao hơn so với lúa Thiên ưu 8 (110-115 cm).

Qua hai vụ sản xuất năm 2018, giống lúa N25 thể hiện các ưu điểm: thời gian sinh trưởng ngắn, tiềm năng năng suất cao, đạt 58-62 tạ/ha; chống chịu sâu bệnh khá, phù hợp với nhu cầu luân canh tăng vụ của các địa phương. Chất lượng hạt gạo thon dài, gạo trắng trong, tỷ lệ gạo nguyên cao, hàm lượng amylose thấp (17,2%); cơm ngon mềm, dẻo, đậm, đặc biệt có khả năng kháng bệnh đạo ôn tốt, dễ thâm canh, chống chịu tốt với một số sâu bệnh chính hại và điều kiện bất thuận sẽ làm giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, tăng chất lượng sản phẩm lúa gạo, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ người trồng lúa và người tiêu dùng, có thể tham gia nhiều công thức luân canh khác nhau (đặc biệt là công thức 2 lúa - 2 màu) cho hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời giảm được chi phí sản xuất, nâng cao giá trị hàng hoá. Có thể kết luận giống lúa N25 ngắn ngày thích hợp với chân đất luân canh với cây màu cho hiệu quả kinh tế cao. Sử dụng giống lúa ngắn ngày N25 sẽ bớt được thời gian cây lúa trên đồng ruộng giảm công chăm sóc, tiết kiệm nước tưới, giảm phát thải nhà kính, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Sử dụng giống ngắn ngày sẽ có thêm quỹ thời gian để làm cây vụ đông sớm, cây vụ đông sẽ sinh trưởng tốt hơn, năng suất sẽ cao hơn, tăng giá bán, cho thu nhập lớn và ổn định hơn cho người nông dân. Sử dụng giống N25 ngắn ngày góp phần tích cực cho việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, tăng số vụ sản xuất/năm tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.

Anh Nguyên


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập176
  • Hôm nay38,474
  • Tháng hiện tại1,063,678
  • Tổng lượt truy cập3,768,882
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây