Lãnh đạo Bộ giao thông vận tải và tỉnh Hải Dương cắt băng thông xe nút giao thông. Ảnh Hải Ninh Sáng ngày 19/1/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ thông xe dự án nút giao thông lập thể giữa đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 5 và đường tỉnh lộ 390. Tới dự có thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Quyến, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Mạnh Hiển cùng lãnh đạo Tỉnh ủy – HĐND – UBND tỉnh, huyện Thanh Hà, Nam Sách về dự.
Dự án được khởi công xây dựng tháng 12 - 2011, sau 24 tháng thi công đến nay đã hoàn thành. Nút giao được thiết kế dạng bán hoa thị bao gồm cầu chính vượt qua quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, 2 nhánh cầu vượt đường sắt Hà Nội - Hải Phòng (bên phải quốc lộ 5) và 2 nhánh cầu vượt hoa thị (bên trái quốc lộ 5). Cầu rộng 12 m, dài 246 m, được xây dựng theo công nghệ mới, đúc trực tiếp trên hệ đà giáo, mố trụ bê-tông cốt thép đặt trên hệ cọc khoan nhồi. Đường nhánh kết nối quy mô đường cấp III đồng bằng, chiều dài 7,4 km từ nút giao theo hướng tuyến mới tới xã Tân An (Thanh Hà), tốc độ thiết kế 80 km/giờ. Địa điểm xây dựng nút giao lập thể nằm trên tuyến quốc lộ 5 tại km 57+170 thuộc khu vực Ngã Ba Hàng, với diện tích đất sử dụng khoảng 27,29 ha. Tổng mức đầu tư của dự án 998 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ. Nhà thầu thi công chính của dự án là Tổng công ty 789 - Bộ Quốc phòng.
Để chủ động bảo đảm tiến độ thi công, Tổng công ty 789 - Bộ Quốc phòng đã mua toàn bộ vật tư đặc chủng phải nhập khẩu như cáp, neo cáp, gối đỡ của dầm được nhập khẩu sớm. Các loại vật liệu như xi-măng, thép, cát, đá, sỏi luôn được chuẩn bị đủ trước khi thi công. Tổng công ty đầu tư 3 dây chuyền cọc khoan nhồi, 2 dây chuyền ép cọc, huy động tới 15 máy cẩu, chuẩn bị hàng nghìn tấn đà giáo, ván khuôn, phụ tải phục vụ thi công. Từ tháng 8 - 2013, công trường luôn có 25 đến 30 kỹ sư, có lúc huy động tới 400 công nhân, lao động để đẩy nhanh tiến độ công trình. Nhà thầu cũng đặt một trạm thí nghiệm kiểm định thường xuyên các loại vật liệu như thép, xi-măng, cát, đá, bê-tông nhựa trước khi đưa vào thi công trong quá trình xây.
Việc hoàn thành giai đoạn 1 dự án xây dựng nút giao lập thể giao cắt giữa đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 5 và đường tỉnh lộ 390 giai đoạn 1, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Hải Dương. Đây là dự án thực hiện theo Lệnh khẩn cấp của Thủ tướng Chính Phủ nhằm xóa bỏ điểm đen về tai nạn và ùn tắc giao thông.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng nằm trên hành lang giao thông và trục kinh tế lớn của khu vực Bắc Bộ, là tuyến giao thông huyết mạch trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phục vụ nhu cầu vận tải lớn và ngày càng tăng lên. Từ năm 2001 đến nay, tại "điểm đen" này đã xảy ra 31 vụ TNGT đường sắt, hàng chục vụ TNGT đường bộ, làm 43 người chết và bị thương. Hầu như năm nào ở đây cũng xảy ra 2 - 3 vụ TNGT nghiêm trọng, gây tổn thất không nhỏ về người và tài sản.
Ninh Hải
Để chủ động bảo đảm tiến độ thi công, Tổng công ty 789 - Bộ Quốc phòng đã mua toàn bộ vật tư đặc chủng phải nhập khẩu như cáp, neo cáp, gối đỡ của dầm được nhập khẩu sớm. Các loại vật liệu như xi-măng, thép, cát, đá, sỏi luôn được chuẩn bị đủ trước khi thi công. Tổng công ty đầu tư 3 dây chuyền cọc khoan nhồi, 2 dây chuyền ép cọc, huy động tới 15 máy cẩu, chuẩn bị hàng nghìn tấn đà giáo, ván khuôn, phụ tải phục vụ thi công. Từ tháng 8 - 2013, công trường luôn có 25 đến 30 kỹ sư, có lúc huy động tới 400 công nhân, lao động để đẩy nhanh tiến độ công trình. Nhà thầu cũng đặt một trạm thí nghiệm kiểm định thường xuyên các loại vật liệu như thép, xi-măng, cát, đá, bê-tông nhựa trước khi đưa vào thi công trong quá trình xây.
Việc hoàn thành giai đoạn 1 dự án xây dựng nút giao lập thể giao cắt giữa đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 5 và đường tỉnh lộ 390 giai đoạn 1, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Hải Dương. Đây là dự án thực hiện theo Lệnh khẩn cấp của Thủ tướng Chính Phủ nhằm xóa bỏ điểm đen về tai nạn và ùn tắc giao thông.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng nằm trên hành lang giao thông và trục kinh tế lớn của khu vực Bắc Bộ, là tuyến giao thông huyết mạch trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phục vụ nhu cầu vận tải lớn và ngày càng tăng lên. Từ năm 2001 đến nay, tại "điểm đen" này đã xảy ra 31 vụ TNGT đường sắt, hàng chục vụ TNGT đường bộ, làm 43 người chết và bị thương. Hầu như năm nào ở đây cũng xảy ra 2 - 3 vụ TNGT nghiêm trọng, gây tổn thất không nhỏ về người và tài sản.
Ninh Hải