Phân vùng chất lượng nước các nhánh sông tỉnh Hải Dương theo chỉ số quốc tế

Sông Ghẽ (huyện Cẩm Giàng) từng bị Công ty Tung Kuang xả thải gây ô nhiễm. Ảnh: vietbao Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương vừa tổ chức  tổng kết 1 năm thựchiện đề tài "Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước và đánh giá khả năng tiếp nhận ô nhiễm môi trường của các nhánh sông chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương". Đề tài được thực hiện trong hai năm 2011-2012, do ThS Tạ Hồng Minh, Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) làm chủ nhiệm.
Phân vùng chất lượng nước các nhánh sông tỉnh Hải Dương theo chỉ số quốc tế

Hải Dương có tài nguyên nước dồi dào với 14 con sông lớn có tổng chiều dài khoảng 500 km và trên 2.000 con sông nhỏ. Hệ thống sông chính của Hải Dương có vai trò rất quan trọng trong cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, vận tải... Tuy nhiên hiện nay chất lượng nước các nhánh sông chính đang chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như biến đổi của thủy văn, các nguồn thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, các đô thị, cụm dân cư... chưa xử lý triệt để trước khi xã thải ra môi trường, gây nên những tác động ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt trên các nhánh sông chính trên địa bàn tỉnh.
Để đánh giá chất lượng nước của các nhánh sông phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường đã tiến hành khảo sát và lựa chọn 75 điểm lấy mẫu trên các nhánh sông chính và 80 điểm lấy mẫu trên nhánh sông phụ với 29 thông số ô nhiễm đặc trưng. Kết quả phân tích chất lượng nước trên các nhánh sông chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương sẽ so sánh với QCVN 08:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Phương pháp nghiên cứu áp dụng hệ thống chất lượng nước WQI có tính chất quốc tế.
Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước tại các điểm lấy mẫu cho thấy: hết các nhánh sông tự nhiên đều bị ô nhiễm bởi tổng chất rắn lơ lửng, các nhánh sông nội đồng có dấu hiệu ô nhiễm các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và E.coli nhiều hơn. Nguyên nhân là do nước thải các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường; ở các khu vực đô thị, thị tứ, thị trấn, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi chảy vafot hủy vực ao hồ, hệ thống sông làm ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng; ở khu vực nông thôn chưa có hệ thống thoát nước mưa và nước thải, cáo ao hồ, kênh mương thoát nước bị san lấp nhiều gây ngập úng cục bộ; nước thải của các hộ chăn nuôi thải trực tiếp cũng làm cho các thủy vực tiếp nhận bị suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4+ , Colifom cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, gây ảnh hưởng tới những nơi còn sử dụng nước ao, hồ làm nguồn nước phục vụ sinh hoạt. Kết quả phân tích trên làm cơ sở cho việc tính toán lựa chọn bộ chỉ số chất lượng môi trường nước sông phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương
Việc nghiên cứu chỉ số chất lượng nước để đánh giá phân vùng chất lượng nước trên các nhánh sông chính trên địa bàn tỉnh sẽ là một công cụ quản lý và cung cấp thông tin đơn giản mà hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng nước và quy hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Năm 2012, Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tiếp tục nghiên cứu đánh giá và đưa ra bản đồ phân vùng chất lượng nước theo thang giá trị dựa trên chỉ số chất lượng nước; đánh giá khả năng chịu tải của từng nhánh sông và xây dựng bản đồ chuyên đề; đề xuất các giải pháp phù hợp, kinh tế, hiệu quả để bảo vệ môi trường và khuyến cáo xả thải với các nhánh sông lựa chọn
Anh Nguyên

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập250
  • Hôm nay51,672
  • Tháng hiện tại1,152,509
  • Tổng lượt truy cập3,857,713
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây