Lời cảnh báo cho người dân tự khoan giếng lấy nước

Quan trắc nước ngầm tại Hải Dương. Các kết quả quan trắc nước năm 2011 cho thấy, nguồn nước dưới đất có dấu hiệu bị suy giảm ở một số nơi. Ngoài ra, kết quả quan trắc cũng cho thấy, trong nước ngầm ở một số nơi tiếp tục bị ô nhiễm bởi amoni, asen...
Lời cảnh báo cho người dân tự khoan giếng lấy nước
Sụt cả chất và lượng
TS Nguyễn Thị Hạ, Trung tâm Quan trắc & Dự báo Tài nguyên Nước, Bộ TN&MT cho biết: Ở đồng bằng Bắc Bộ, tại một số điểm quan trắc, mực nước đã hạ thấp sâu, gần tới mực nước hạ thấp cho phép như Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Ở một số nơi như vùng Hải Hậu, Trực Ninh, Nam Định, Quỳnh Phụ, Thái Bình, mực nước hạ thấp còn ở mức an toàn nhưng do tầng chứa nước có điều kiện thủy địa hóa phức tạp, cần chú ý để tránh xâm nhập mặn do khai thác nước gây ra.
Kết quả cũng cho thấy, vào mùa khô có 17/32 mẫu có hàm lượng mangan (Mn) vượt quá hàm lượng tiêu chuẩn cho phép (TCCP), có 4/32 mẫu có hàm lượng asen (As) vượt TCCP, hàm lượng As cao nhất là 0,1500mg/l (gấp 3 lần TCCP). Vào mùa mưa, có 12/30 mẫu có hàm lượng mangan (Mn) vượt quá hàm lượng TCCP, có 4/30 mẫu có hàm lượng asen (As) vượt TCCP. Ngoài ra, cũng có tới 18/18 mẫu có hàm lượng amôni (NH4+) cao hơn nhiều lần TCCP.
Ở đồng bằng Nam Bộ, tại một số điểm quan trắc, mực nước đã hạ thấp sâu, vào khoảng tiệm cận với mực nước hạ thấp cho phép, đặc biệt ở khu vực quận 1 và quận Bình Tân, TPHCM. Tuy nhiên, mực nước hạ thấp cho phép đôi chỗ còn ở mức an toàn, do tầng chứa nước có chiều dày lớn, nằm sâu song có điều kiện thủy địa hóa phức tạp, các cơ quan quản lý khai thác cần chú ý để tránh xâm nhập mặn do khai thác nước gây ra.
Duy chỉ có chất lượng nước ở Tây Nguyên là khá tốt chưa thấy dấu hiệu ô nhiễm nước dưới đất. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong nước dưới đất hầu hết đạt tiêu chuẩn cho phép, trừ mangan (Mn). Ở 13, 04% mẫu (mùa khô) và 4,35% mẫu (mùa mưa) hàm lượng mangan (Mn) cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Ngoài ra, TS Nguyễn Thị Hạ còn cho biết thêm, cũng cần phải cảnh báo thêm về việc xâm nhập mặn. Nguồn nước ngầm mà chúng ta đang khai thác là nước ngọt (nước nhạt). Tuy nhiên, tầng trên hoặc tầng dưới tầng khai thác là các tầng nước mặn hoặc khu vực khai thác là nước nhạt gần các khu vực nước mặn. Khi khai thác quá mức sẽ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn vào nước ngọt. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu chuyên sâu về nước mặn xâm nhập vào tầng nước ngọt. Tuy nhiên, cần cảnh báo về khả năng mặn hóa nước ngọt.
Kiểm soát chặt giếng khoan tự phát
PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, ĐHTN, ĐHQGHN cho biết, việc suy giảm và ô nhiễm nước ngầm đã được cảnh báo từ rất lâu, song đến nay "mọi động thái" đều không cải thiện được mà ngày càng có dấu hiệu sụt giảm hơn, chất lượng cũng kém hơn. Thực tế thì nước ngầm có khả năng phục hồi, song nếu khai thác quá mức thì khả năng phục hồi tự nhiên không đủ đáp ứng nhu cầu khai thác. Việc khai thác nước dưới đất quá mức sẽ khiến các "phễu" nước bị hạ thấp có thể gây sụt lún đất. Ngoài ra, việc khai thác nước quá mức có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm.
PGS.TS Trần Hông Côn đặc biệt nhấn mạnh về việc người dân tự ý khoan giếng một cách tràn lan. Hiện nay, phần lớn giếng khoan của hộ gia đình vẫn theo dạng "tự khoan, tự dùng". Các mũi khoan không đúng kỹ thuật, không được khoanh vùng bảo vệ, làm cho toàn bộ nước mặt đã nhiễm bẩn tràn xuống gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Các chuyên gia cho biết, để tránh cho nước ngầm bị "chạm đáy" thì cần phải điều chỉnh công suất khai thác nước. Ví dụ, nếu vùng nào khai thác vượt mức phục hồi của nguồn thì cần phải điều chỉnh lại. Ngoài ra, cần phải kiểm soát chặt các giếng khoan. Hiện nay, ở nước ta chưa có quy định nào ban hành về việc khoan giếng, khai thác và sử dụng giếng khoan...
                                                                                             Theo kienthuc.net.vn

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập190
  • Hôm nay51,672
  • Tháng hiện tại1,147,539
  • Tổng lượt truy cập3,852,743
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây