Ảnh minh họa 21 chiếc xe buýt xanh sử dụng nhiên liệu sạch vừa được đưa vào sử dụng tại TP HCM. Thay vì sử dụng dầu diezel, 21 chiếc xe này chạy bằng khí nén thiên nhiên - một loại nhiên liệu không có khói bụi và khói đen. Đây được coi là một tín hiệu vui bảo vệ môi trường.
Động cơ vận hành êm, giảm lượng khí thải độc hại ra môi trường từ 53 - 63%, khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính giảm 20%, không có bụi và khói đen, nhiên liệu được đốt cháy triệt để và tiết kiệm được từ 30 - 40% chi phí nhiên liệu so với xe chạy bằng dầu - đó là những ưu điểm nổi bật của những chiếc xe buýt xanh này.
Một con số cụ thể được đưa ra: một chiếc xe sử dụng dầu diezel chạy 100km tốn khoảng 500.000 đồng, trong khi xe chạy bằng khí nén thiên nhiên chỉ hết 340.000 đồng. TP HCM là nơi thường xuyên xảy ra tắc đường, kẹt xe, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do khí thải từ một lượng quá lớn các loại ô tô, xe máy, bởi vậy, việc đưa 21 chiếc xe buýt này vào sử dụng là một tín hiệu rất đáng mừng cho môi trường thành phố.
21 chiếc xe buýt này lại được trang bị hệ thống thiết bị giám sát hành trình, thùng bán vé tự động, trang bị hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống nhận diện bên ngoài xe, nhằm mang lại sự thuận lợi, an toàn và thân thiện cho hành khách - nghĩa là chúng hội đủ những yếu tố của chiếc xe buýt văn minh - biểu hiện của một xã hội hiện đại.
Bến Thành - Chợ Lớn, tuyến đường được coi là đông người qua lại nhất, được chọn để chạy thí điểm những chiếc xe buýt xanh này. Đây là tuyến xe buýt thân thiện với môi trường đầu tiên của TP HCM do Công ty Xe khách Sài Gòn (Saigonbus) đầu tư và đảm nhận khai thác. Điều đáng nói ở đây là toàn bộ lãi suất vay để đầu tư đều được ưu đãi và thuế nhập khẩu 21 chiếc xe từ Hàn Quốc cũng được miễn hoàn toàn.
Rõ ràng, đây là một chủ trương đúng của UBND TP HCM. Việc đưa 21 chiếc xe buýt vào hoạt động nằm trong giai đoạn 1 của dự án đầu tư 50 xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch, sử dụng vốn vay ưu đãi từ nguồn ngân sách của thành phố. Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, theo dự kiến, đến năm 2015, TP HCM sẽ tiếp tục đưa 29 chiếc xe nữa vào hoạt động. Như vậy, TP HCM đã khởi đầu cho một nỗ lực bảo vệ môi trường từ việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Hoạt động này càng phù hợp khi Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết số 88 về tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải trong quý 4/2012 trình Đề án hạn chế và lộ trình cấm mô tô, xe máy tại các đô thị lớn. Việc hạn chế này vừa nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông, vừa là giải pháp nhằm giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường do một lượng xe máy quá lớn gây ra.
Chủ trương này, ngay lập tức được ông Vũ Tuyên - một người dân ở đường Láng (Hà Nội) đề xuất sáng kiến hạn chế phương tiện cá nhân bằng biện pháp cấm xe máy hoạt động trên các tuyến đường nội thành vào các giờ cao điểm, cụ thể là sáng từ 6h - 8h30; trưa từ 11h - 13h; chiều từ 16h - 18h30. Theo ông Tuyên, trong các giờ cao điểm chỉ nên sử dụng phương tiện xe buýt, ô tô con và xe đạp. Nếu thực hiện được như vậy sẽ nhanh chóng tạo mặt đường thông thoáng cho xe buýt, nhờ đó, xe buýt có thể chạy đúng giờ, đúng hành trình với số lượng lớn hơn hiện nay. Như vậy, số người dùng xe buýt sẽ ngày càng tăng. Tuy nhiên, giải pháp này có triển khai được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thời gian sẽ trả lời.
Theo ông Thân Văn Thanh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, việc hạn chế và cấm xe máy hoặc ô tô trong thành phố là cần làm nhưng phải có lộ trình cụ thể. Tại một số nước, trước khi cấm xe máy vào thành phố, họ thông báo trước 3 - 4 năm. Đây là thời gian để chính quyền và nhân dân cùng chuẩn bị các điều kiện để thực hiện, như bến bãi đỗ xe, sắp xếp luồng tuyến, công việc, phương tiện...
Ở một số nước châu Âu, việc đi xe đạp thay vì đi ô tô được khá nhiều người dân đồng tình hưởng ứng, nhưng các quan chức phải làm gương đi đầu. Ví dụ như ở Đan Mạch và Hà Lan, Thủ tướng và Nữ hoàng cũng đi làm bằng xe đạp. Đây vừa là hành động bảo vệ môi trường, vừa là thể hiện quyết tâm từ chính quyền đến người dân chung tay đẩy lùi các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Cùng với việc đưa 21 chiếc xe buýt xanh vào hoạt động, TP HCM cũng đang triển khai kế hoạch vận động nhân dân thành phố đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải thành phố vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc đơn vị trực thuộc sở đi xe buýt hoặc xe đạp ít nhất 1 ngày 1 tuần; đồng thời, bố trí xe công đi lại hợp lý nhằm tiết kiệm nhiên liệu, kéo giảm ùn tắc giao thông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tất cả những chủ trương lớn đều phải bắt đầu từ những hành động nhỏ.
Việc đưa 21 chiếc xe buýt thân thiện với môi trường vào hoạt động mới chỉ là bước khởi đầu, tuy nhỏ, nhưng rất đáng trân trọng. Việc làm này chỉ được nhân rộng nếu chúng ta xã hội hoá được nó, nghĩa là kêu gọi nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư để giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Chủ trương là vậy, lợi ích mà 21 chiếc xe buýt mang lại cho môi trường cũng đã rõ rệt, nhưng nếu không tuyên truyền vận động để người dân hiểu, tự giác tham gia và nhiệt tình ủng hộ bằng việc đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng rất mới này, thì việc tiếp tục nhân rộng mô hình này sẽ còn gặp nhiều khó khăn.
Một công việc nhỏ nữa cũng cần tính đến, đó là việc bố trí các trạm cung cấp khí sạch cho những chiếc xe buýt này sao cho hợp lý và thuận tiện. Hay nói một cách khác, để mô hình này được nhân rộng, cần có sự chung tay của cả cộng đồng và có sự tính toán cùng những bước đi phù hợp./.
Một con số cụ thể được đưa ra: một chiếc xe sử dụng dầu diezel chạy 100km tốn khoảng 500.000 đồng, trong khi xe chạy bằng khí nén thiên nhiên chỉ hết 340.000 đồng. TP HCM là nơi thường xuyên xảy ra tắc đường, kẹt xe, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do khí thải từ một lượng quá lớn các loại ô tô, xe máy, bởi vậy, việc đưa 21 chiếc xe buýt này vào sử dụng là một tín hiệu rất đáng mừng cho môi trường thành phố.
21 chiếc xe buýt này lại được trang bị hệ thống thiết bị giám sát hành trình, thùng bán vé tự động, trang bị hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống nhận diện bên ngoài xe, nhằm mang lại sự thuận lợi, an toàn và thân thiện cho hành khách - nghĩa là chúng hội đủ những yếu tố của chiếc xe buýt văn minh - biểu hiện của một xã hội hiện đại.
Bến Thành - Chợ Lớn, tuyến đường được coi là đông người qua lại nhất, được chọn để chạy thí điểm những chiếc xe buýt xanh này. Đây là tuyến xe buýt thân thiện với môi trường đầu tiên của TP HCM do Công ty Xe khách Sài Gòn (Saigonbus) đầu tư và đảm nhận khai thác. Điều đáng nói ở đây là toàn bộ lãi suất vay để đầu tư đều được ưu đãi và thuế nhập khẩu 21 chiếc xe từ Hàn Quốc cũng được miễn hoàn toàn.
Rõ ràng, đây là một chủ trương đúng của UBND TP HCM. Việc đưa 21 chiếc xe buýt vào hoạt động nằm trong giai đoạn 1 của dự án đầu tư 50 xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch, sử dụng vốn vay ưu đãi từ nguồn ngân sách của thành phố. Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, theo dự kiến, đến năm 2015, TP HCM sẽ tiếp tục đưa 29 chiếc xe nữa vào hoạt động. Như vậy, TP HCM đã khởi đầu cho một nỗ lực bảo vệ môi trường từ việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Hoạt động này càng phù hợp khi Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết số 88 về tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải trong quý 4/2012 trình Đề án hạn chế và lộ trình cấm mô tô, xe máy tại các đô thị lớn. Việc hạn chế này vừa nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông, vừa là giải pháp nhằm giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường do một lượng xe máy quá lớn gây ra.
Chủ trương này, ngay lập tức được ông Vũ Tuyên - một người dân ở đường Láng (Hà Nội) đề xuất sáng kiến hạn chế phương tiện cá nhân bằng biện pháp cấm xe máy hoạt động trên các tuyến đường nội thành vào các giờ cao điểm, cụ thể là sáng từ 6h - 8h30; trưa từ 11h - 13h; chiều từ 16h - 18h30. Theo ông Tuyên, trong các giờ cao điểm chỉ nên sử dụng phương tiện xe buýt, ô tô con và xe đạp. Nếu thực hiện được như vậy sẽ nhanh chóng tạo mặt đường thông thoáng cho xe buýt, nhờ đó, xe buýt có thể chạy đúng giờ, đúng hành trình với số lượng lớn hơn hiện nay. Như vậy, số người dùng xe buýt sẽ ngày càng tăng. Tuy nhiên, giải pháp này có triển khai được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thời gian sẽ trả lời.
Theo ông Thân Văn Thanh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, việc hạn chế và cấm xe máy hoặc ô tô trong thành phố là cần làm nhưng phải có lộ trình cụ thể. Tại một số nước, trước khi cấm xe máy vào thành phố, họ thông báo trước 3 - 4 năm. Đây là thời gian để chính quyền và nhân dân cùng chuẩn bị các điều kiện để thực hiện, như bến bãi đỗ xe, sắp xếp luồng tuyến, công việc, phương tiện...
Ở một số nước châu Âu, việc đi xe đạp thay vì đi ô tô được khá nhiều người dân đồng tình hưởng ứng, nhưng các quan chức phải làm gương đi đầu. Ví dụ như ở Đan Mạch và Hà Lan, Thủ tướng và Nữ hoàng cũng đi làm bằng xe đạp. Đây vừa là hành động bảo vệ môi trường, vừa là thể hiện quyết tâm từ chính quyền đến người dân chung tay đẩy lùi các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Cùng với việc đưa 21 chiếc xe buýt xanh vào hoạt động, TP HCM cũng đang triển khai kế hoạch vận động nhân dân thành phố đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải thành phố vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc đơn vị trực thuộc sở đi xe buýt hoặc xe đạp ít nhất 1 ngày 1 tuần; đồng thời, bố trí xe công đi lại hợp lý nhằm tiết kiệm nhiên liệu, kéo giảm ùn tắc giao thông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tất cả những chủ trương lớn đều phải bắt đầu từ những hành động nhỏ.
Việc đưa 21 chiếc xe buýt thân thiện với môi trường vào hoạt động mới chỉ là bước khởi đầu, tuy nhỏ, nhưng rất đáng trân trọng. Việc làm này chỉ được nhân rộng nếu chúng ta xã hội hoá được nó, nghĩa là kêu gọi nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư để giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Chủ trương là vậy, lợi ích mà 21 chiếc xe buýt mang lại cho môi trường cũng đã rõ rệt, nhưng nếu không tuyên truyền vận động để người dân hiểu, tự giác tham gia và nhiệt tình ủng hộ bằng việc đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng rất mới này, thì việc tiếp tục nhân rộng mô hình này sẽ còn gặp nhiều khó khăn.
Một công việc nhỏ nữa cũng cần tính đến, đó là việc bố trí các trạm cung cấp khí sạch cho những chiếc xe buýt này sao cho hợp lý và thuận tiện. Hay nói một cách khác, để mô hình này được nhân rộng, cần có sự chung tay của cả cộng đồng và có sự tính toán cùng những bước đi phù hợp./.
Nguồn: vov.vn