Kinh Môn là thị xã miền miền núi, xung quanh thị xã được bao bọc bởi 04 con sông lớn gồm: Sông Kinh Thày, Kinh Môn, Đá vách và Sông Hàn Mấu, trước đây hằng năm hệ thống sông cung cấp lượng phù sa lớn cho đất trồng cây của thị xã. Kinh Môn là địa phương tiêu biểu không những về sản phẩm công nghiệp nặng mà cònlà địa phương có vị trí số một về nông nghiệp của tỉnh Hải Dương, trong đó có đặc sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấ chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Chính đặc điểm đó đã sản sinh và kích thích phát triển sản phẩm rượu trở thành sản phẩm có tiếng của Kinh Môn.
Rượu Kinh Môn là rượu được sản xuất theo phương pháp bí truyền của người dân địa phương với đầu vào mang đặc chất bản địa là gạo nếp cái hoa vàng đặc trưng nổi tiếng với men thuốc bắc có tác dụng thông khí huyết, diệt khuẩn và nguồn nước giếng từ dãy núi An Phụ của thị xã Kinh Môn. Rượu Kinh Môn thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao, rượu càng để lâu ngày uống càng ngon, khi uống vào cảm thấy thơm nhẹ hương gạo nếp cái hoa vàng, êm dịu và ngọt hậu. Ngày xưa việc sản xuất tại Kinh Môn được được các hộ gia đình tự nấu bằng thủ công để sử dụng trong gia đình lúc có công việc. Sau đó người ngoài được biết đến qua các đại lễ cưới hỏi, lễ hội và dùng để đãi khách. Theo số liệu thống kê sơ bộ, hiện nay có khoảng 306 hộ gia đình sản xuất rượu trên địa bàn thị xã Kinh Môn. Ngày nay rượu Kinh Môn đã được một vài doanh nghiệp đóng chai mẫu mã đẹp có khả năng cạnh tranh ngang hàng các loại rượu ngoại. Tổng sản lượng rượu toàn thị xã cung ứng ra thị trưởng khoảng 500.000 lít/năm. Cùng với những con người Kinh Môn thì rượu Kinh Môn đã đi đến nhiều vùng của Việt Nam.
Từ năm 2019, sản phẩm rượu nếp cái hoa vàng Kinh Môn đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, UBND thị xã Kinh Môn đã giao cho Hội Nông dân thị xã Kinh Môn làm chủ sở hữu, quản lý, khai thác và phát triển thương hiệu.
Nguyễn Trọng Thưởng – Phó trưởng phòng Kinh tế thị xã Kinh Môn và Đinh Thị Bình, Phó trưởng phòng Quản lý Công nghệ và SHTT