Đến nay, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch, tiêu thụ xong trà vải sớm. Người dân hết sức vui mừng khi năm nay vải được mùa, được giá.Nhưng đâu đó vẫn còn những nỗi lo âu về tình hình tiêu thụ vải khi vải thiều đang bắt đầu chín rộ. Đây là vụ vải chính với sản lượng nhiều và chất lượng tốt nhất nhưng lại thường khó bán hơn vải sớm. Những nỗi lo này đã kéo dài từ nhiều năm nay và sẽ chỉ có thể chấm dứt khi chúng ta khai thác được những giá trị vô hình từ cây vải, để loại cây này phát huy giá trị không chỉ một mùa quả trong năm.
Quả vải thiều Thanh Hà được biết đến là đặc sản tiêu biểu không chỉ cho vùng đất Thanh Hà mà cả tỉnh Hải Dương nói chung. Đó là những yếu tố rất hiếm có, đặc sắc gắn liền với vải thiều Thanh Hà nhưng giá trị khai thác được từ cây vải dường như mới chủ yếu dừng lại ở quả vải chứ chưa tận dụng được hết những lợi thế này. Khi giá trị của quả vải mới dừng lại ở chỗ là nông sản thông thường thì vải thiều Hải Dương có ưu thế hơn về chất lượng song không hẳn người tiêu dùng nào cũng đã biết đến điều này và phân biệt được. Trong khi đó, ở thị trường nước ngoài, chúng ta lại yếu hơn về các khâu đóng gói, bảo quản. Ở thị trường trong nước, chúng ta không có lợi thế cạnh tranh về sản lượng, giá cả với vùng vải lớn khác là Bắc Giang.
Để nâng cao giá trị quả vải, ngoài tổ chức sản xuất theo các quy trình hiện đại như GlobalGAP, VietGAP, thúc đẩy xúc tiến thương mại thì chúng ta có thể khai thác những lợi thế mà chỉ riêng vải thiều Hải Dương có được về lịch sử, danh tiếng lâu đời. Những câu chuyện xoay quanh nguồn gốc, xuất xứ, quá trình phát triển của cây vải trên đất Hải Dương có thể tạo thành những giá trị vô hình quý giá, giúp nâng cao giá trị quả vải. Những giá trị này cần được quảng bá một cách rộng rãi, có chiến lược lâu dài chứ không chỉ tập trung trong mùa vải chín hằng năm.
Mỗi năm chỉ có một mùa vải quả song cây vải có thể phát huy được thế mạnh quanh năm nếu gắn với các loại hình du lịch miệt vườn, du lịch làng nghề, sinh thái. UBND tỉnh đã có Quyết định số 3687/QĐ-UBND ngày 12.12.2016 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch sinh thái sông Hương - Thanh Hà với tỷ lệ 1/10.000. Việc thực hiện quy hoạch này sẽ giúp huyện Thanh Hà xây dựng được hạ tầng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, để thu hút được đông đảo du khách thì các tour du lịch không thể chỉ gói gọn trong địa bàn một địa phương mà cần có sự liên kết với những nơi khác. Song song với xây dựng hạ tầng, cần đẩy mạnh quảng bá, liên kết với các doanh nghiệp lữ hành, xây dựng các tour, tuyến du lịch, trong đó Thanh Hà là một điểm đến của cả hành trình kết nối với các điểm đến khác. Sản phẩm du lịch của địa phương cũng cần được xây dựng một cách chuyên nghiệp với những đặc trưng rõ nét, điểm nhấn là những hoạt động liên quan tới vườn vải. Đồng thời cần có các loại quà tặng lưu niệm gắn với cây vải thiều, đặc biệt là cây vải tổ để tạo dấu ấn cho du khách khi về thăm.
Khi khai thác được các giá trị vô hình từ cây vải thì người dân có thể thu lợi từ loại cây đặc sản này không chỉ một mùa trong năm, giảm bớt nỗi lo về khâu tiêu thụ vải trong chính vụ, đồng thời giá trị vật chất của quả vải cũng được nâng cao.
Để nâng cao giá trị quả vải, ngoài tổ chức sản xuất theo các quy trình hiện đại như GlobalGAP, VietGAP, thúc đẩy xúc tiến thương mại thì chúng ta có thể khai thác những lợi thế mà chỉ riêng vải thiều Hải Dương có được về lịch sử, danh tiếng lâu đời. Những câu chuyện xoay quanh nguồn gốc, xuất xứ, quá trình phát triển của cây vải trên đất Hải Dương có thể tạo thành những giá trị vô hình quý giá, giúp nâng cao giá trị quả vải. Những giá trị này cần được quảng bá một cách rộng rãi, có chiến lược lâu dài chứ không chỉ tập trung trong mùa vải chín hằng năm.
Mỗi năm chỉ có một mùa vải quả song cây vải có thể phát huy được thế mạnh quanh năm nếu gắn với các loại hình du lịch miệt vườn, du lịch làng nghề, sinh thái. UBND tỉnh đã có Quyết định số 3687/QĐ-UBND ngày 12.12.2016 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch sinh thái sông Hương - Thanh Hà với tỷ lệ 1/10.000. Việc thực hiện quy hoạch này sẽ giúp huyện Thanh Hà xây dựng được hạ tầng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, để thu hút được đông đảo du khách thì các tour du lịch không thể chỉ gói gọn trong địa bàn một địa phương mà cần có sự liên kết với những nơi khác. Song song với xây dựng hạ tầng, cần đẩy mạnh quảng bá, liên kết với các doanh nghiệp lữ hành, xây dựng các tour, tuyến du lịch, trong đó Thanh Hà là một điểm đến của cả hành trình kết nối với các điểm đến khác. Sản phẩm du lịch của địa phương cũng cần được xây dựng một cách chuyên nghiệp với những đặc trưng rõ nét, điểm nhấn là những hoạt động liên quan tới vườn vải. Đồng thời cần có các loại quà tặng lưu niệm gắn với cây vải thiều, đặc biệt là cây vải tổ để tạo dấu ấn cho du khách khi về thăm.
Khi khai thác được các giá trị vô hình từ cây vải thì người dân có thể thu lợi từ loại cây đặc sản này không chỉ một mùa trong năm, giảm bớt nỗi lo về khâu tiêu thụ vải trong chính vụ, đồng thời giá trị vật chất của quả vải cũng được nâng cao.
Lam Anh - Báo Hải Dương (Bài sưu tầm từ Báo Hải Dương điện tử)