Bệnh viện đa khoa Hải Dương ưng dụng CAMINO điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Kim Liên Tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương những năm gần đây, số bệnh nhân bị chấn thương sọ não đang có xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng và di chứng nặng nề, tỉ lệ tử vong còn cao. Nhằm triển khai kỹ thuật mới và hiệu quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tại cơ sở, năm 2011-2012, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương tiến hành nghiên cứu "Ứng dụng máy đo áp lực nội sọ liên tục CAMINO để đánh giá hiệu quả điều trị tăng áp lực nội sọ dưới tác dụng của MANITOL và TRIOPENTAL ở bệnh nhân chấn thượng sọ não nặng".
Bệnh viện đa khoa Hải Dương ưng dụng CAMINO điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não

Trong chấn thương sọ não (CTSN) vấn đề theo dõi sát bệnh nhân để đưa ra quyết định điều trị nội khoa hay can thiệp phẫu thuật có ý nghĩa quan trọng trong điều trị. Ngoài việc thăm khám kỹ lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như: CTScanner, MRI sọ não... thì phương pháp đo áp lực nội sọ (ALNS) trên bệnh nhân CTSN nặng là một phương pháp theo dõi, đánh giá chính xác khách quan và được áp dụng hầu như là thông dụng ở các nước phát triển trên thế giới. Theo dõi ALNS trên bệnh nhân CTSN nặng giúp phẫu thuật viên thần kinh cũng như bác sĩ hồi sức ngoại thần kinh đưa ra thời điểm, quyết định chính xác để can thiệp điều trị về ngoại khoa hay nội khoa.
Tăng áp lực nội sọ (TALNS) là một biến chứng thường gặp trong các tổn thương thần kinh như chấn thương sọ não, đột quỵ, u não, giãn não thất, hội chứng não-gan và các bệnh lý liên quan đến hệ thống tĩnh mạch não. TALNS dẫn đến hậu quả là làm giảm lưu lượng tưới máu não dẫn tới vòng xoáy bệnh lý làm tổn thương não càng trở nên nặng nề. Để điều trị TALNS thành công đòi hỏi phải có chẩn đoán chính xác với việc đo và theo dõi áp lực nội sọ (ICP) để có được điều trị đúng đắn bao gồm cả việc làm giảm ICP đồng thời giải quyết nguyên nhân gây TALNS.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã tổ chức mua sắm máy thiết bị y tế phục vụ nghiên cứu và tổ chức tập huấn rộng rãi trong toàn viện và các bệnh viện huyện trên địa bàn tỉnh về CTSN, các nguyên tắc xử trí cơ bản, khải niệm về ICP, máy đo áp lực nội sọ liên tục, quy trình kỹ thuật sử dụng thiết bị...
Trong năm 2011, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã tiến hành ứng dụng máy CAMINO điều trị cho 18 bệnh nhân CTSN nặng. Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng có su hướng suy hô hấp, phần lớn bị tổn thương đụng dập, phù nề, xuất huyết rải rác. Phương pháp đo áp lực nội sọ bằng máy Camino cho pháp theo dõi liên tục đã giúp Bệnh viện đưa ra những can thiệp kịp thời trong quá trình điều trị. Việc điều trị bệnh nhân chấn thượng sọ não nặng cho kết quả khả quan: 77,78% tỉ lệ bệnh nhân được cứu sống, tỉ lệ bệnh nhân tử vong, nặng xin về và di chứng thực vật chiếm hơn 20%.
Đề tài cũng đưa ra một số kết luận ban đầu về tác dụng điều trị tăng áp lực nội sọ dưới tác dụng của Manitol và Thiopental ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng cho thấy: Manitol liều 1g/kg/6h có tác dụng làm giảm áp lực nội sọ. Tác dụng này đạt tối đa tại thời điểm sau sử dụng thuốc từ 1-2 giờ. Áp lực nội sọ tăng dần vào giờ thứ 3, thứ 4 và tới giờ thứ 5 đã gần bằng lúc trước khi truyền. Duy trì Thiopental liên tục 100mg/h có tác dụng khá tốt làm giảm và ổn định áp lực nội sọ. Sử dụng thuốc ngắt quãng làm giảm áp lực nội sọ nhiều hơn nhưng không bền, độ dao động lớn hơn. Trong 5 ngày điều trị tính từ ngày đầu tiên bệnh nhân bị tai nạn, áp lực nội sọ có xu hướng tăng lên vào ngày thứ hai và sau đó giảm dần từ ngày thứ ba. Thiopental 200mg/lần có tác dụng làm giảm mạnh áp lực nội sọ ngay lập tức, thời gian tác dụng mạnh nhất sau khoảng 10 phút nhưng thuốc có tác dụng ngắn nên nếu cần phải lặp lại liều.
Trong quá trình nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài đã đưa ra kết quả về một số yếu tố ảnh hưởng tới áp lực nội sọ là: Kích thích chống máy thở, hút đờm dãi thông thường gây tăng mạnh áp lực nội sọ, sau kích thích áp lực nội sọ ổn định trở lại chậm. Gây tê nội khí quản bằng lidocain trước khi hút có tác dụng giảm phản ứng kích thích tăng áp lực nội sọ và ổn định sớm hơn. Hạ đầu giường làm tăng áp lực nội sọ, nếu điều chỉnh ngay, áp lực nội sọ trở về bình thường một cách nhanh chóng.
Kỹ thuật đo áp lực nội sọ liên tục đã góp phần điều trị hiệu quả bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, bước đầu làm giảm tỷ lệ tử vong và và hạn chế tàn phế nặng nề do chấn thương sọ não.
Anh Nguyên


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập213
  • Hôm nay30,152
  • Tháng hiện tại1,220,751
  • Tổng lượt truy cập3,925,955
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây