Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phát động phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”. Ảnh Thiện Tín Sáng 1-7-2012, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Nam Chính, huyện Nam Sách, Hải Dương, nơi Bác Hồ về thăm và nói chuyện với đồng bào về công tác vệ sinh phòng bệnh 47 năm trước, Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ phát động phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân".
Tới dự có Chủ tịch nước CHXHCN VN Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Quốc hội Phan Xuân Dũng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh tới dự. Tỉnh Hải Dương có các đồng chí: Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Quyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Mạnh Hiển cũng lãnh đạo các sở, ban, ngành, 12 huyện thành phố, thị xã. Đông đảo nhân dân, học sinh xã Nam Chính, học sinh, sinh viên các trường đào tạo về y tế trên địa bàn tỉnh dự buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nêu rõ ngay từ năm 1945 khi bắt đầu thành lập nước đến khi Bác qua đời, Bác đã có nhiều bài nói, bài viết . . . về công tác Y tế, trong đó có nhiều bài viết về vấn đề vệ sinh phòng bệnh. Công tác vệ sinh phòng bệnh luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một trong những công việc quan trọng nhất trong sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bác đã đưa vấn đề vệ sinh phòng bệnh vào phong trào "Vệ sinh yêu nước". Bác thường xuyên nhắc nhở toàn dân phải giữ gìn vệ sinh.
Ngày 2-7-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Vệ sinh yêu nước" đăng trên báo Nhân Dân số 1572 nhằm kêu gọi toàn dân tích cực tham gia các hoạt động về vệ sinh phòng bệnh.
Trong suốt thời gian qua, trên cơ sở tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, ngành Y tế đã vận dụng một cách sáng tạo, khoa học, phù hợp với thực tiễn để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là công tác vệ sinh phòng bệnh góp phần làm tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Qua các phong trào "ba sạch" (ăn sạch, ở sạch, uống sạch), "bốn diệt" (diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột, diệt côn trùng), phong trào xây dựng các công trình vệ sinh "hố xí, giếng nước, nhà tắm"... Trong 10 năm hoạt động vệ sinh phòng chống dịch bệnh đã góp phần giúp nước ta thanh toán được bệnh đậu mùa, giảm 50% các bệnh dịch tả, đường ruột, các bệnh dịch tiêu chảy, lỵ, thương hàn, mắt hột cũng giảm hẳn. phong trào thể dục vệ vệ sinh phát triển rộng khắp, đường làng ngõ xóm, phố xá sạch sẽ, phong quang.
Tuy nhiên, hiện nay môi trường sống ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi các chất thải trong sinh hoạt, trong sản xuất và phát triển kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân. Ngoài những nguyên nhân khách quan do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, còn có nguyên nhân chủ quan là do ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của nhân dân còn hạn chế. Do vậy nhiều dịch bệnh mới phát sinh và một số dịch bệnh cũ như dịch lây theo đường tiêu hóa, đường hô hấp đang có xu hướng quay trở lại, các bệnh ung thư, bệnh tim mạch do môi trường ô nhiễm ngày một gia tăng... Để khắc phục hạn chế trên, ngày 19-6-2012, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 730/QĐ – TTg lấy ngày 2 tháng 7 hằng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân. Việc triển khai phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân" trong thời điểm hiện nay là hết sức có ý nghĩa nhằm tuyên truyền, huy động toàn dân tham gia giải quyết các vấn đề như: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong lao động... để phòng, chống dịch bệnh, giúp người dân được sống và làm việc trong môi trường trong lành và sạch sẽ hơn. Các hoạt động cụ thể của phong trào gồm: thực hiện ăn sạch, ở sạch, vận động nhân dân, đặc biệt là dân cư vùng nông thôn xây dựng các công trình vệ sinh hố xí, nhà tắm, giếng nước hợp vệ sinh; giữ gìn vệ sinh chuồng trại, thực hiện các hành vi vệ sinh có lợi như không vứt rác bừa bãi, thực hiện "ba sạch, ba diệt", rửa tay bằng xà phòng...
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ: Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước thực hiện tích cực, có hiệu quả nhiều chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh đã được thực hiện. Những phong trào và chương trình quốc gia này đã tác động tích cực tới việc khống chế dịch bệnh, cải thiện môi trường sống, góp phần làm tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chủ tịch nước nhấn mạnh, lễ phát động "Phong trào vệ sinh yêu nước" ngày hôm nay là hết sức có ý nghĩa. Đây là việc làm thiết thực thực hiện lời dạy của Bác Hồ về phong trào "Vệ sinh yêu nước", đồng thời với việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và toàn xã hội. Phong trào càng có ý nghĩa hơn khi được phát động tại xã Nam Chính, nơi cách đây 47 năm Bác Hồ đã về thăm và biểu dương địa phương về công tác vệ sinh phòng bệnh
Chủ tịch nước kêu gọi các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, cùng đồng bào cả nước ra sức thi đua, hưởng ứng mạnh mẽ phong trào bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, năng động, sáng tạo; làm tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức và đề cao ý thức trách nhiệm của từng cộng đồng dân cư, cơ quan đơn vị, từng gia đình và mỗi người dân về tầm quan trọng, lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình, đối với sự phát triển bền vững của đất nước, của dân tộc Việt Nam
Phát biểu tại buổi lễ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nêu rõ ngay từ năm 1945 khi bắt đầu thành lập nước đến khi Bác qua đời, Bác đã có nhiều bài nói, bài viết . . . về công tác Y tế, trong đó có nhiều bài viết về vấn đề vệ sinh phòng bệnh. Công tác vệ sinh phòng bệnh luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một trong những công việc quan trọng nhất trong sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bác đã đưa vấn đề vệ sinh phòng bệnh vào phong trào "Vệ sinh yêu nước". Bác thường xuyên nhắc nhở toàn dân phải giữ gìn vệ sinh.
Ngày 2-7-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Vệ sinh yêu nước" đăng trên báo Nhân Dân số 1572 nhằm kêu gọi toàn dân tích cực tham gia các hoạt động về vệ sinh phòng bệnh.
Trong suốt thời gian qua, trên cơ sở tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, ngành Y tế đã vận dụng một cách sáng tạo, khoa học, phù hợp với thực tiễn để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là công tác vệ sinh phòng bệnh góp phần làm tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Qua các phong trào "ba sạch" (ăn sạch, ở sạch, uống sạch), "bốn diệt" (diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột, diệt côn trùng), phong trào xây dựng các công trình vệ sinh "hố xí, giếng nước, nhà tắm"... Trong 10 năm hoạt động vệ sinh phòng chống dịch bệnh đã góp phần giúp nước ta thanh toán được bệnh đậu mùa, giảm 50% các bệnh dịch tả, đường ruột, các bệnh dịch tiêu chảy, lỵ, thương hàn, mắt hột cũng giảm hẳn. phong trào thể dục vệ vệ sinh phát triển rộng khắp, đường làng ngõ xóm, phố xá sạch sẽ, phong quang.
Tuy nhiên, hiện nay môi trường sống ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi các chất thải trong sinh hoạt, trong sản xuất và phát triển kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân. Ngoài những nguyên nhân khách quan do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, còn có nguyên nhân chủ quan là do ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của nhân dân còn hạn chế. Do vậy nhiều dịch bệnh mới phát sinh và một số dịch bệnh cũ như dịch lây theo đường tiêu hóa, đường hô hấp đang có xu hướng quay trở lại, các bệnh ung thư, bệnh tim mạch do môi trường ô nhiễm ngày một gia tăng... Để khắc phục hạn chế trên, ngày 19-6-2012, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 730/QĐ – TTg lấy ngày 2 tháng 7 hằng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân. Việc triển khai phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân" trong thời điểm hiện nay là hết sức có ý nghĩa nhằm tuyên truyền, huy động toàn dân tham gia giải quyết các vấn đề như: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong lao động... để phòng, chống dịch bệnh, giúp người dân được sống và làm việc trong môi trường trong lành và sạch sẽ hơn. Các hoạt động cụ thể của phong trào gồm: thực hiện ăn sạch, ở sạch, vận động nhân dân, đặc biệt là dân cư vùng nông thôn xây dựng các công trình vệ sinh hố xí, nhà tắm, giếng nước hợp vệ sinh; giữ gìn vệ sinh chuồng trại, thực hiện các hành vi vệ sinh có lợi như không vứt rác bừa bãi, thực hiện "ba sạch, ba diệt", rửa tay bằng xà phòng...
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ: Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước thực hiện tích cực, có hiệu quả nhiều chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh đã được thực hiện. Những phong trào và chương trình quốc gia này đã tác động tích cực tới việc khống chế dịch bệnh, cải thiện môi trường sống, góp phần làm tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chủ tịch nước nhấn mạnh, lễ phát động "Phong trào vệ sinh yêu nước" ngày hôm nay là hết sức có ý nghĩa. Đây là việc làm thiết thực thực hiện lời dạy của Bác Hồ về phong trào "Vệ sinh yêu nước", đồng thời với việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và toàn xã hội. Phong trào càng có ý nghĩa hơn khi được phát động tại xã Nam Chính, nơi cách đây 47 năm Bác Hồ đã về thăm và biểu dương địa phương về công tác vệ sinh phòng bệnh
Chủ tịch nước kêu gọi các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, cùng đồng bào cả nước ra sức thi đua, hưởng ứng mạnh mẽ phong trào bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, năng động, sáng tạo; làm tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức và đề cao ý thức trách nhiệm của từng cộng đồng dân cư, cơ quan đơn vị, từng gia đình và mỗi người dân về tầm quan trọng, lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình, đối với sự phát triển bền vững của đất nước, của dân tộc Việt Nam
Chủ tịch nước tin tưởng phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân" và lấy ngày 2-7 hằng năm là ngày toàn dân tham gia hưởng ứng phong trào sẽ tạo ra một nét đẹp văn hóa trong đời sống của nhân dân, xã hội. Chủ tịch nước cảm ơn các nước, các tổ chức, bạn bè quốc tế đã tích cực giúp Việt Nam trong các hoạt động vệ sinh môi trường và mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ có hiệu quả trong thời gian tới.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị tỉnh Hải Dương tiếp tục phát huy truyền thống, thực hiện có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng phong trào, trở thành đơn vị dẫn đầu trong phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân" trong cả nước.
Phát biểu chỉ đạo triển khai phong trào, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Thực hiện phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân" là để chúng ta tiếp tục hưởng ứng Lời kêu gọi của Bác Hồ về "Vệ sinh yêu nước" cách đây 54 năm. Việc phát động Phong trào vệ sinh yêu nước hôm nay càng có ý nghĩa khi mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai và thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Phong trào "Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khoẻ nhân dân" là để chúng ta tiếp tục tăng cường, làm tốt hơn nữa công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cụ thể là phấn đấu nâng cao tỷ lệ người dân có nước sạch, có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề vệ sinh liên quan tới phát sinh dịch bệnh. Đó là vận động để người dân thay đổi những hành vi, thói quen lạc hậu mất vệ sinh hướng tới thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe, để người dân được sống trong môi trường sạch hơn, ăn uống một cách an toàn và vệ sinh hơn, dịch bệnh ít hơn.
Thay mặt các tỉnh, thành phố, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu hưởng ứng phong trào. Từ năm 2007 đến hết năm 2011 toàn tỉnh đã triển khai xây dựng 34 dự án cấp nước sạch tại các huyện, thành phố và thị xã và đã có nhiều dự án được đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu thiết yếu đời sống nhân dân; tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 77%; số hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 58%; trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt từ 85 đến xấp xỉ 100%; tỷ lệ dân số nông thôn của tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%. Tỉnh Hải Dương được là một trong những địa phương điển hình trong cả nước về xây dựng mô hình "làng văn hóa sức khỏe". Qua đó bước đầu đã tạo bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức của cả cộng đồng về ý nghĩa to lớn của công tác vệ sinh phòng bệnh đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong phạm vi toàn tỉnh. Bằng nhiều hoạt động thiết thực tỉnh Hải Dương đã tăng cường tuyên truyền, gắn phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân" với việc thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác của tỉnh. Vận động nhân dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh gia đình và cả cộng đồng dân cư. Phấn đấu đến 2015, 100% số hộ dân trong tỉnh có đủ 3 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn; hạn chế đến mức thấp nhất sự phát sinh bệnh dịch và các bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã dự lễ dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan giếng nước tại gia đình bà Vương Thị Trịnh ở thôn An Thường - nơi Bác Hồ đến thăm ngày 15-2-1965; thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên Trạm Y tế xã Nam Chính.
Ninh Hải
Thay mặt các tỉnh, thành phố, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu hưởng ứng phong trào. Từ năm 2007 đến hết năm 2011 toàn tỉnh đã triển khai xây dựng 34 dự án cấp nước sạch tại các huyện, thành phố và thị xã và đã có nhiều dự án được đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu thiết yếu đời sống nhân dân; tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 77%; số hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 58%; trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt từ 85 đến xấp xỉ 100%; tỷ lệ dân số nông thôn của tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%. Tỉnh Hải Dương được là một trong những địa phương điển hình trong cả nước về xây dựng mô hình "làng văn hóa sức khỏe". Qua đó bước đầu đã tạo bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức của cả cộng đồng về ý nghĩa to lớn của công tác vệ sinh phòng bệnh đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong phạm vi toàn tỉnh. Bằng nhiều hoạt động thiết thực tỉnh Hải Dương đã tăng cường tuyên truyền, gắn phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân" với việc thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác của tỉnh. Vận động nhân dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh gia đình và cả cộng đồng dân cư. Phấn đấu đến 2015, 100% số hộ dân trong tỉnh có đủ 3 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn; hạn chế đến mức thấp nhất sự phát sinh bệnh dịch và các bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã dự lễ dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan giếng nước tại gia đình bà Vương Thị Trịnh ở thôn An Thường - nơi Bác Hồ đến thăm ngày 15-2-1965; thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên Trạm Y tế xã Nam Chính.
Ninh Hải