Cây chè được lấy lá, cành ngọn để nấu hoặc hãm tươi lấy nước uống gọi là nước chè tươi hay chè xanh.
Trong y học hiện đại người ta nhận thấy trong chè xanh có chất đắng Epigalloktechin Gallate có khả năng kìm hãm sự tăng trưởng của virus phá hoại bạch cầu kể cả HIV, song còn là loại thuốc tự nhiên hiệu nghiệm phòng chống bệnh ung thư. Các nghiên cứu còn cho thấy mỗi ngày chỉ cần uống 6g chè xanh (tương đương với 3 ly cốc chè xanh) đã đủ 50% nhu cầu lượng vitamine E và 20% nhu cầu lượng vitamine A cho mỗi người hằng ngày.
Không chỉ dừng lại những tác dụng như vừa nêu, mà các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Nihon còn khẳng định chè xanh có công hiệu chống lại sự mệt mỏi của cơ thể. Do đó một số nơi còn cho sản phụ sau sinh uống nước chè xanh để lấy lại sức lực và sự hưng phấn. Ngoài ra nước chè xanh còn là thuốc giã rượu, vì vậy khi bị say rượu chỉ cần uống vài cốc chè xanh cũng có thể làm giảm lượng cồn trong máu từ 30 - 70%.
Như vậy đối với chè xanh, ngoài tác dụng giải khát trong ngày hè oi nóng, nó còn là thuốc có tác dụng tốt trong nhiều lĩnh vực của sức khỏe. Chẳng hạn chất caffeine và một số ancaloid khác có trong chè xanh đã làm kích thích hệ thần kinh Trung ương. Làm tinh thần minh mẫn và sức khỏe chóng hồi phục sau quá trình lao động mệt nhọc. Một lượng lớn polyphenols khoảng 22% có trong chè xanh có khả năng kìm hãm quá trình ô xy hóa gây lão hóa các tế bào trong cơ thể; đồng thời còn giúp cơ thể chống lại các bệnh về tim mạch.
Nghĩa là có tác dụng làm các mạch máu co giãn tốt, hạn chế sự hình thành các khối máu tụ gây nên cơn đau tim, đột quỵ, khống chế sự hình thành các tế bào gây ung thư. Các chất fluoride và flavonol ở chè xanh còn giúp làm răng chắc khỏe, giảm thiểu khả năng dẫn tới tình trạng loãng xương. Chất catechine, một antioxidants có khả năng bảo vệ nướu răng, diệt các vi khuẩn tránh được khả năng biến các mảng bám gây sâu răng và hôi miệng của các vi khuẩn có mặt tại răng miệng.
Đông y cho rằng chè có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, để tham khảo, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu trị bệnh có hiệu quả từ chè xanh.
* Trị cảm mạo: Dùng 3g lá chè xanh, muối ăn 1g, hãm với nước sôi uống 4 - 5 lần trong ngày có thể trị được cả cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng.
* Trị rôm sảy ở trẻ: Hàng ngày đun nước chè xanh để nguội còn âm ấm và tắm cho trẻ. Ngày tắm 1 - 2 lần.
* Trị đi tả dài ngày: Lá chè xanh 6g, ô mai 2 quả, đường đỏ 15g, hãm với nước sôi trong bình kín trong 15 phút, uống 2 - 3 lần trong ngày, cần uống liền 3 ngày.
* Trị chứng ăn không tiêu (kể cả đầy bụng, đau, ợ chua, kém ăn): Dùng chè xanh 10g, sơn tra bột đã sao 10g, đường đỏ 10g, hãm lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày.
* Bệnh viêm gan vàng da (bệnh cấp tính, vàng cả mắt): Lấy chè tươi một nắm, hãm với nước sôi, uống trong ngày, cần uống nhiều ngày nhờ tác dụng lợi tiểu nên da vàng giảm nhanh.
* Trị cholesterol cao trong máu: Hãm nước chè xanh uống lien tục trong nhiều ngày hoặc uống thường xuyên trong ngày.
* Hỗ trợ trị vết bỏng: Nấu nước chè đặc để nguội cho ngâm nơi bị bỏng, hay lấy nước chè đặc vẩy vào nơi bị bỏng, ngày 2 - 3 lần.
Không chỉ dừng lại những tác dụng như vừa nêu, mà các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Nihon còn khẳng định chè xanh có công hiệu chống lại sự mệt mỏi của cơ thể. Do đó một số nơi còn cho sản phụ sau sinh uống nước chè xanh để lấy lại sức lực và sự hưng phấn. Ngoài ra nước chè xanh còn là thuốc giã rượu, vì vậy khi bị say rượu chỉ cần uống vài cốc chè xanh cũng có thể làm giảm lượng cồn trong máu từ 30 - 70%.
Như vậy đối với chè xanh, ngoài tác dụng giải khát trong ngày hè oi nóng, nó còn là thuốc có tác dụng tốt trong nhiều lĩnh vực của sức khỏe. Chẳng hạn chất caffeine và một số ancaloid khác có trong chè xanh đã làm kích thích hệ thần kinh Trung ương. Làm tinh thần minh mẫn và sức khỏe chóng hồi phục sau quá trình lao động mệt nhọc. Một lượng lớn polyphenols khoảng 22% có trong chè xanh có khả năng kìm hãm quá trình ô xy hóa gây lão hóa các tế bào trong cơ thể; đồng thời còn giúp cơ thể chống lại các bệnh về tim mạch.
Nghĩa là có tác dụng làm các mạch máu co giãn tốt, hạn chế sự hình thành các khối máu tụ gây nên cơn đau tim, đột quỵ, khống chế sự hình thành các tế bào gây ung thư. Các chất fluoride và flavonol ở chè xanh còn giúp làm răng chắc khỏe, giảm thiểu khả năng dẫn tới tình trạng loãng xương. Chất catechine, một antioxidants có khả năng bảo vệ nướu răng, diệt các vi khuẩn tránh được khả năng biến các mảng bám gây sâu răng và hôi miệng của các vi khuẩn có mặt tại răng miệng.
Đông y cho rằng chè có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, để tham khảo, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu trị bệnh có hiệu quả từ chè xanh.
* Trị cảm mạo: Dùng 3g lá chè xanh, muối ăn 1g, hãm với nước sôi uống 4 - 5 lần trong ngày có thể trị được cả cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng.
* Trị rôm sảy ở trẻ: Hàng ngày đun nước chè xanh để nguội còn âm ấm và tắm cho trẻ. Ngày tắm 1 - 2 lần.
* Trị đi tả dài ngày: Lá chè xanh 6g, ô mai 2 quả, đường đỏ 15g, hãm với nước sôi trong bình kín trong 15 phút, uống 2 - 3 lần trong ngày, cần uống liền 3 ngày.
* Trị chứng ăn không tiêu (kể cả đầy bụng, đau, ợ chua, kém ăn): Dùng chè xanh 10g, sơn tra bột đã sao 10g, đường đỏ 10g, hãm lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày.
* Bệnh viêm gan vàng da (bệnh cấp tính, vàng cả mắt): Lấy chè tươi một nắm, hãm với nước sôi, uống trong ngày, cần uống nhiều ngày nhờ tác dụng lợi tiểu nên da vàng giảm nhanh.
* Trị cholesterol cao trong máu: Hãm nước chè xanh uống lien tục trong nhiều ngày hoặc uống thường xuyên trong ngày.
* Hỗ trợ trị vết bỏng: Nấu nước chè đặc để nguội cho ngâm nơi bị bỏng, hay lấy nước chè đặc vẩy vào nơi bị bỏng, ngày 2 - 3 lần.
Theo: Báo Nông nghiệp Việt Nam