Nguy cơ mắc bệnh từ hộp đựng thực phẩm

Nhiều hoá chất được sử dụng để sản xuất bao bì nhựa đựng thực phẩm Các nhà khoa học Anh đang cảnh báo mối nguy cơ lớn và lâu dài khi con người đang tiếp xúc quá nhiều với các loại hoá chất có trong bao bì nhựa đóng gói thực phẩm.
Nguy cơ mắc bệnh từ hộp đựng thực phẩm
Trên Tạp chí Dịch tễ học và y tế cộng đồng, ấn phẩm của nhóm British Medical Journal, Anh quốc, một nghiên cứu về các loại hóa chất tổng hợp được sử dụng trong chế biến, đóng gói và lưu trữ thực phẩm có thể nguy hại lâu dài cho sức khỏe con người đã được công bố.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tuy chỉ một lượng nhỏ hóa chất tổng hợp ngấm vào thực phẩm, không gây tác hại trong giai đoạn đầu nhưng nếu bị ngấm hoá chất trong thời gian dài, có thể là suốt cuộc đời thì tác hại sẽ khôn lường và ảnh hưởng đến thế hệ sau.
Các loại hoá chất có trong màng bọc thức ăn, hộp xốp, hộp nhựa dẻo có chứa nhiều hoá chất với độ an toàn thấp, chẳng hạn như forrmaldehyde. Một số hoá chất đã được liệt kê và ghi nhận tính nguy hiểm nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi trong việc đóng gói đồ ăn. Các nhà khoa học cảnh báo nếu tiếp xúc trong thời gian dài, thậm chí với mức thấp nhất các hoá chất nguy hiểm thì con người có khả năng mắc nhiều bệnh mãn tính.
Hiện tại, có quá ít nghiên cứu và thông tin về tác hại của việc tiếp xúc lâu dài các hóa chất chứa trong đồ đóng gói thực phẩm tại các điểm quan trọng trong phát triển con người, chẳng hạn như trong bụng mẹ và trong thời thơ ấu. Formaldehyde là một hoá chất độc hại, tác nhân gây ung thư nhưng lại được sử dụng hợp pháp.
Formaldehyde có mặt rộng rãi, mặc dù ở mức thấp, trong chai nhựa đựng đồ uống có ga và hộp nhựa đựng thực phẩm. Hóa chất khác đã được chính minh là nguyên nhân phá vỡ nội tiết tố được sản xuất và sử dụng để đóng gói trong thực phẩm và đồ uống, bao gồm bisphenol A, tributyltin, triclosan, và phthalates. Tổng cộng có tới hơn 400 hóa chất nguy hiểm được sử dụng.
"Trong khi các nhà khoa học vẫn tiếp tục gây tranh cãi và các nhà hoạch định chính sách lại bận đấu tranh để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan, thì người tiêu dùng vẫn tiếp xúc với các hóa chất này hàng ngày," bài báo cho biết. Họ cảnh báo rằng những thay đổi tế bào tiềm năng gây ra bởi vật liệu xúc với thực phẩm, và đặc biệt, những người có khả năng phá vỡ nội tiết tố, thậm chí không được xem xét trong phân tích độc chất thường xuyên.
Những chất có khả năng thay đổi tế bào, phá vỡ nội tiết lại không được xem xét triệt để trong việc phân tích độc chất thường xuyên. Thậm chí, các nhà khoa học còn nghi ngờ tính về tính đầy đủ các thủ tục pháp lý hóa học trong việc sản xuất các bao bì đóng gói thực phẩm.
Tuy nhiên, việc theo dõi và đánh giá hậu quả sự tiếp xúc lâu dài với các loại hoá chất này lại khá khó khăn bởi không tìm được nhóm người tiêu dùng chưa bao giờ tiếp xúc với các bao bì đóng gói thực phẩm.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hầu hết mọi người có dấu vết của các chất hóa học trong cơ thể. Điều đó đồng nghĩa với việc  không thể thực hiện một nghiên cứu so sánh những người đã tiếp xúc với những người  không. Nhưng giới khoa học cho rằng  một đánh giá dựa trên dân số cũng như giám sát sinh học là hết sức để phát hiện và ngăn chặn nguy cơ gây bệnh từ việc tiếp xúc với những hóa chất trên tới các bệnh mãn tính như ung thư, béo phì, tiểu đường và rối loạn và viêm thần kinh.
                                                                                                         Theo VietQ.vn

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập203
  • Hôm nay51,672
  • Tháng hiện tại1,137,203
  • Tổng lượt truy cập3,842,407
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây