Bệnh héo chết cây rau ngót

Cây rau ngót Trong những năm gần đây, tại xã Quyết Thắng- Thanh Hà- Hải Dương đã có nhiều diện tích đất màu được nông dân trồng chuyên canh cây rau ngót. Sản phẩm rau ngót nơi đây đã và đang mang lại nhiều lợi nhuận cho người trồng. Tuy vậy, ở một vài vụ gần đây cho đến hiện tại, cây rau ngót đã bị nhiễm bệnh và chết héo với một tỷ lệ khá lớn, làm thiệt hại đáng kể đến năng suất, phẩm chất cây rau này.
Bệnh héo chết cây rau ngót
Nhiều hộ nông dân đã phải nhổ bỏ trồng lại nhưng ở vụ sau cây vẫn bị bệnh này và chết. Nhiều loại thuốc đã được nông dân xã Quyết Thắng lựa chọn và sử dụng, song không đạt hiệu quả.
Qua thực tế thăm đồng (23/9/2011), lấy mẫu bệnh xem xét và chẩn đoán cho thấy:
+ Biểu hiện bệnh (triệu chứng): Bệnh thường xuất hiện và gây hại lúc cây rau đang sinh trưởng và phát triển mạnh. Lúc đầu cây có hiện tượng sinh trưởng kém. Sau đó, các lá biến vàng từ gốc trở lên. Đặc biệt là hiện tượng héo xảy ra ở từng phần trên cây( lúc đầu là héo một số cành, chồi của một bên thân, nhìn kĩ phần thân nơi bên héo thấy thâm đen. Trong khi đó một bên thân còn lại thì cành lá vẫn cho thu hoạch). Vài ngày sau, thậm chí hàng tuần sau, hiện tượng héo lan ra cả cây. Nhổ cây lên kiểm tra gốc thì hầu hết các rễ cây đều bị khô héovà thâm đen, đứt hết các đầu chót.
+ Nguyên nhân: Về chuyên môn, chúng tôi đánh giá hiện tượng bệnh trên xảy ra với cây rau ngót tại địa phương là do nẫm Fusarium gây nên. Đây là một loài nấm đa thực, gây hại rất nhiều câẩytồng cạn (họ cà, họ dưa bầu bí...). Bào tử nấm tồn tại trong tàn dư và đất trồng và có thời gian sống đến hàng năm. Nấm xâm nhập vào bộ rễ cây trồng làm thối hỏng (thối khô) các rễ hút, các đoạn bó mạch của cây bị nấm tấn công sẽ hoá nâu làm cho các cánh lá trên đoạn thân đó héo chết.
Nấm phát sinh nhiều trên những chân đất chua, thoát nước kém, bón ít đạm và lân, đặc biệt trên những chân ruộng chuyên canh màu.
Đáp ứng yêu cầu của nhiều nông dân ở địa phương nơi đây, xin khuyến cáo một số biện pháp phòng trị bệnh héo chết cây rau này (biện pháp đã có hiệu quả cao khi phòng trị bệnh héo Fusaium trên cây dưa hấu tại địa bàn huyện Nam Sách- Hải Dương):
- Phòng bệnh: Vì nấm bệnh tồn tại trong đất nên trước khi trồng nông dân cần phải có biện pháp xử lý đất nhằm hạn chế tối đa nguồn bệnh và lên luống cao.Tốt nhất nên sử dụng chế phẩm phân vi sinh chứa nấm đối kháng Trichodecma như phân Anvi- Tricho của công ty Anh Việt trộn cùng phân chuồng, NPK để bón lót cho rau với một lượng (1kg phân Anvi- Tricho/sào rau).
Trong quá trình chăm sóc cây rau sau trồng cần bổ sung định kì 10-15ngày/lần loại phân vi sinh này bằng cách: dùng 1gói (500g) Anvi- Tricho hào vào 1 thùng 20l nước cùng 1 gói (20g) phân bón lá. Ngâm phân trong vòng khoảng 30phút sau đó nhân lên thành 100l dung dịch rồi tưới cho cây. Với cách làm này sẽ làm tỷ lệ chết của cây ra giảm một cách đáng kể.
Ngoài ra, trên những chân đất hay bị bệnh gây hại và gây hại nặng, cần luân canh với lúa nước hoặc làm dầm (cày bừa đất, ngâm nước từ 15-20 ngày) để hạn chế nấm bệnh.
- Trị bệnh: Trên ruộng rau nếu thấy bệnh chớm xuất hiện (cây ngừng sinh trưởng, lá gốc vàng, một số cành, ngọn bị héo dần, gốc thâm) cần sử dụng một số thuốc hoá học có hiệu lực, hiệu quả cao như: Amistar- top 325 SC, Help 325 SC, Nativo 750WG hoà vào nước tưới gốc hoặc phun đẫm gốc và thân cành theo nồng độ và liều lượng khuyến cáo trên bao bì.
* Chú ý: Khi dùng thuốc hoá học trừ bệnh cho cây phải đảm bảo thời gian cách ly cho rau.
(www.khuyennongvn.gov.vn)

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập213
  • Hôm nay51,672
  • Tháng hiện tại1,137,498
  • Tổng lượt truy cập3,842,702
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây