Một niềm vui đã đến với người dân Phú Bình, ngày 11/11/2014, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp Giấy chứng nhận số 235100 đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm “Gà đồi Phú Bình”. Đây là sản phẩm chăn nuôi đầu tiên của tỉnh được bảo hộ, đã mở ra cơ hội lớn cho những người chăn nuôi nơi đây.
Sáng nay (01/12/2014), tại Thái Nguyên, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND huyện Phú Bình đã long trọng tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “Gà đồi Phú Bình”.
Thái Nguyên là tỉnh có rất nhiều sản phẩm đặc sản có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là hàng nông sản, thực phẩm gắn liền với tên địa danh. Để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đem lại lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất, trong những năm qua, Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên đã tập trung vào việc tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm thế mạnh của địa phương thông qua thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của Bộ KH&CN. Việc sản phẩm “Gà đồi Phú Bình” được đăng ký nhãn hiệu chứng nhận đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và giá trị kinh tế cho người chăn nuôi.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (1 chỉ dẫn địa lý, 12 nhãn hiệu tập thể và 2 nhãn hiệu chứng nhận). “Gà đồi Phú Bình” là nhãn hiệu đầu tiên đối với sản phẩm chăn nuôi của tỉnh được bảo hộ.
Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gà đồi Phú Bình” bao gồm: gà giống, gà thịt, thịt gà đã chế biến, thực phẩm làm từ thịt gà, trứng gà. Các giống gà được mang nhãn hiệu chứng nhận “Gà đồi Phú Bình” là: gà Ri, gà Mía lai, gà J-Dabaco, được nuôi tại tất cả các xã trên địa bàn Phú Bình.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (1 chỉ dẫn địa lý, 12 nhãn hiệu tập thể và 2 nhãn hiệu chứng nhận). “Gà đồi Phú Bình” là nhãn hiệu đầu tiên đối với sản phẩm chăn nuôi của tỉnh được bảo hộ.
Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Gà đồi Phú Bình” bao gồm: gà giống, gà thịt, thịt gà đã chế biến, thực phẩm làm từ thịt gà, trứng gà. Các giống gà được mang nhãn hiệu chứng nhận “Gà đồi Phú Bình” là: gà Ri, gà Mía lai, gà J-Dabaco, được nuôi tại tất cả các xã trên địa bàn Phú Bình.
Ông Hoàng Thanh Giao - Chủ tịch UBND huyện Phú Bình cho biết: Ngay sau khi công bố nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm “Gà đồi Phú Bình”, chúng tôi sẽ phối hợp với Sở KH&CN hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gà đồi Phú Bình”, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị của nhãn hiệu chứng nhận cũng như tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; xử lý triệt để những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chứng nhận sản phẩm “Gà đồi Phú Bình”.
Bên cạnh đó, huyện sẽ tập trung ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào quá trình chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận. Đặc biệt, sẽ đẩy mạnh các hoạt động quảng bá giới thiệu, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm “Gà đồi Phú Bình” thông qua các diễn đàn và doanh nghiệp để kết nối với thị trường, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Cùng với đó, tiến hành đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Gà đồi Phú Bình” tại các thị trường nước ngoài tiềm năng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược xuất khẩu sản phẩm.
Phát biểu tại Lễ công bố, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết: Việc sản phẩm gà đồi Phú Bình được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động chăn nuôi gia cầm của địa phương phát triển mang lại hiệu quả cao cho các hộ dân, đồng thời đây là cơ hội tập hợp được các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành một khối thống nhất có quyền lợi chung nhằm phát huy sức mạnh tập thể, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị gia tăng cũng như mở rộng thị trường, qua đó góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh của địa phương.
Đồng thời, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cũng đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và huyện Phú Bình tiếp tục các các giải pháp cụ thể, thiết thực để phát triển bền vững hoạt động chăn nuôi gà thả đồi, duy trì chất lượng ổn định của sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm mang thương hiệu “Gà đồi Phú Bình” của địa phương.
Trong khuôn khổ Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “Gà đồi Phú Bình” đã diễn ra Hội thảo khoa học KH&CN cơ sở tỉnh Thái Nguyên năm 2014.
Đồng thời, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cũng đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và huyện Phú Bình tiếp tục các các giải pháp cụ thể, thiết thực để phát triển bền vững hoạt động chăn nuôi gà thả đồi, duy trì chất lượng ổn định của sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm mang thương hiệu “Gà đồi Phú Bình” của địa phương.
Trong khuôn khổ Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “Gà đồi Phú Bình” đã diễn ra Hội thảo khoa học KH&CN cơ sở tỉnh Thái Nguyên năm 2014.
Theo đó, trong năm qua, đã có 27 dự án, mô hình ứng dụng KH&CN do UBND cấp huyện chủ trì, với sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh trên 5,7 tỷ đồng. Nhiều dự án mô hình thâm canh cây, con giống mới, áp dụng tiến bộ KH&CN xuất phát từ nhu cầu và thế mạnh của địa phương nhừm chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Các mô hình dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình thâm canh lúa lai, cánh đồng một giống ở Phú Bình, Phổ Yên và một số huyện khác đã làm ổn định vấn đề an ninh lương thực; Mô hình chè VietGAP ở Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Thành phố đã làm tăng hiệu quả kinh tế và khẳng định giá trị của nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”; Mô hình Khoai tây ở Định Hóa, Phú Bình,…; Phát triển chăn nuôi gà thả vườn ở Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công, Định Hóa; Mô hình trông cây thanh long, trồng Hoa Lily chất lượng cao ở Thành Phố Thái Nguyên, đem lại hiệu quả kinh tế cao lên đến 300 - 400 triệu/ ha.
Việc áp dụng các tiến bộ KH&CN thông qua các mô hình, dự án đã nâng cao trình độ của nông dân, giá trị của sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình ứng dụng KH&CN đang phát triển và nhân rộng theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy thế mạnh của địa phương góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Các mô hình dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình thâm canh lúa lai, cánh đồng một giống ở Phú Bình, Phổ Yên và một số huyện khác đã làm ổn định vấn đề an ninh lương thực; Mô hình chè VietGAP ở Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Thành phố đã làm tăng hiệu quả kinh tế và khẳng định giá trị của nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”; Mô hình Khoai tây ở Định Hóa, Phú Bình,…; Phát triển chăn nuôi gà thả vườn ở Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công, Định Hóa; Mô hình trông cây thanh long, trồng Hoa Lily chất lượng cao ở Thành Phố Thái Nguyên, đem lại hiệu quả kinh tế cao lên đến 300 - 400 triệu/ ha.
Việc áp dụng các tiến bộ KH&CN thông qua các mô hình, dự án đã nâng cao trình độ của nông dân, giá trị của sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình ứng dụng KH&CN đang phát triển và nhân rộng theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy thế mạnh của địa phương góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ