Tình hình dịch hại và một số giải pháp từ nay đến cuối vụ

Cần quan tâm phòng trừ sâu bệnh cho cây vải để có một vụ vải bộ thu. Ảnh minh họa, nguồn Internet      Vụ chiêm xuân năm 2014: Đầu vụ ít mưa có rét đậm, rét xen kẽ; trong tháng 2 sau tiết lập xuân có 2 đợt rét đậm, rét hại từ ngày 10 – 14/2 và ngày 18 đến ngày 20/2 đã ảnh hưởng đến diện tích gieo cấy và sinh trưởng trà xuân muộn. Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3 trời nhiều mây (âm u) có mưa phùn, mưa nhỏ rải rác. Từ đầu tháng 4 thời tiết ấm dần, trời quang mây ngày nắng và có mưa rào, mưa nhỏ xen kẽ; từ 12/5 đến nay thời tiết nắng, nóng.
Tình hình dịch hại và một số giải pháp từ nay đến cuối vụ
Đối với cây trồng: toàn tỉnh đã gieo cấy đạt 62.956 ha; trong đó trà xuân sớm 7.503,7 ha (chiếm 11,92%), trà xuân muộn 55.452,3 ha, chiếm 88,08%. Hiện nay lúa đang giai đoạn dòng non đến trỗ thoát. Toàn tỉnh có 10.500 ha vải, dự kiến sản lượng vải quả 40.000 tấn, trà vải sớm đang ở giai đoạn đầy cùi; trà vải thiều đang giai đoạn quả non. Đến 24/4 diện tích rau các loại đạt 8.097 ha hiện đang phát triển thân lá đến thu hoạch.
Về tình hình dịch hại cây trồng lúa chiêm xuân:
Bệnh đạo ôn lá: diện tích nhiễm là 298 ha tỷ lệ bệnh chiếm từ 7 – 10%, cấp 10 – 3, trong đó có 18 ha tỷ lệ bệnh 20 – 30% số lá, cấp 3-5; bệnh xuất hiện gây hại cục bộ trên các giống nhiễm như Q5, BC 15, Nếp, Xi23 tại ... 11/12 huyện, thị xã, thành phố đã phòng trừ được 290 ha bằng các thuốc đặc hiệu; bệnh đạo ôn lá đã dừng phát triển.
Bệnh khô vằn: Bệnh xuất hiện gây hại nặng trên diện tích trà sớm lúa xanh tốt với diện tích nhiễm là 3.989 ha, tỷ lệ bệnh chiếm 15-20% số dảnh, cấp 1 - 3; đã phun trừ 4.540 ha bằng các loại thuốc đặc hiệu.
Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa một gây hại rải rác trên các trà lúa xanh tốt với mật độ trung bình từ 5 – 10C/m2. Bướm lứa 2 đã vũ hóa rộ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 trên diện tích lúa xuân muộn xanh tốt mật độ bướm phổ biến từ 1 – 3 C/m2, cao 5-7 C/m2; sâu non đã nở rộ đầu tháng 5 với diện tích nhiễm 1.439 ha, mật độ 15 – 20 C/m2; trong đó mật độ 35 – 40 C/m2; nông dân đã chủ động phòng trừ được được 2.967 ha bằng các loại thuốc đặc hiệu, hiện nay số sâu đa số ở độ tuổi từ 2 -3.
Rầy nâu, rày lưng trắng: Rầy phát sinh gây hại cục bộ trên giống nhiễm như: Nếp, khang dân 18, Q5, Bắc thơm với diện tích nhiễm là 240 ha, mật độ trung bình từ 700 đến 1000 C/m2, ổ> 5000 C/m2; tập trung tại xã Lê Lợi và Hưng Đạo (Chí Linh); xã Nhân Quyền (Bình Giang); diện tích phun trừ 270 ha; bằng các loại thuốc đặc hiệu. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có 22,5 ha bị chuột hại, chiếm tỷ lệ 1-5% số dảnh; nông dân các địa phương đã bắt, diệt thủ công được 500kg và 190.300 con chuột.
Dịch hại trên lúa vụ chiêm xuân 2014 đã xuất hiện 5 đối tượng gây hại chủ yếu với diện tích và mức độ hại đều thấp hơn vụ xuân năm 2013. Tuy nhiên từ nay đến thu hoạch cần tiếp tục theo dõi và chỉ đạo phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng; bệnh khô vằn và sâu đục thân trên diện tích trỗ muộn (diện hẹp trỗ vét), bệnh lem lép do thời tiết nắng nóng.
Hiện nay diện tích tích vải thiều có 10.500ha vải, dự kiến sản lượng vải quả 40.000 tấn nhưng diện tích vải đã và đang mắc một số bệnh như bệnh sương mai; sâu đo; bọ xít; bệnh thán thư . . . đã gây hại một số diện tích vải trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có một số sâu bệnh như: Sâu đục chẽ hoa, bọ xít, nhện lông nhung gây hại rải rác. Các đối tượng dịch hại gây hại trên vải trong năm 2014 thì bệnh sương mai có diện tích và mức độ gây hại cao hơn năm 2013; còn các đối tượng dịch hại khác đều thấp hơn năm 2013 cả về diện tích và mức độ gây hại. Tuy nhiên từ nay đến cuối vụ cần tập trung theo dõi, chỉ đạo phòng trừ; sâu đục cuống quả và bệnh thán thư trên trà vải chính vụ và vụ muộn.
Một số giải pháp từ nay đến cuối vụ
Đối với lúa chiêm xuân: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng đảm bảo đủ nước để lúa trỗ bông vào chắc được thuận lợi (hạn chế lem lép do nắng nóng), về dịch hại chú ý: Rầy nâu, bệnh khô vằn và sâu đục thân trên diện tích lúa trỗ muộn (trỗ vét).
Rầy nâu, rầy lưng trắng: Cần vạch gốc lúa kiểm tra trên giống nhiễm như: nếp, Bắc thơm, hương thơm, Q 5, khang dân 18, P6 ... diện tích chân đám mạ, xanh tốt nếu có mật độ từ 1.500 C/m2 trở lên thì phun trừ ngay. Từ giai đoạn đứng cái đến trỗ thoát cây lúa còn xanh và khả năng lưu giữ tốt nên sử dụng dòng thuộc tính nội hấp, đặc biệt như: Chatot 600WG, Chess 50WG, Hichespro 500 WP, Chersieu 50WG. Từ giai đoạn lúa uốn câu (Chín sữa) đến đỏ đuôi giai đoạn này lưu dẫn của cây kém nên cần sử dụng các loại thuốc có tính tiếp xúc, chết ngay như Super gun 600EC; Penalty Gold 50 EC, Bonus Gold 60 EC, Superita 25 EC, Wavotox 585 EC; liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
Chú ý: Khi phun thuốc ruộng phải có nước, rẽ lúa theo hàng, phun đúng liều lượng và nồng độ, phun thuốc vào thân và gốc lúa nơi rầy sinh sống gây hại; hạn chế phun lên ngọn, bông và không phun thuốc khi lúa trỗ bông phơi màu.
Đối với sâu đục thân: Trên diện tích lúa trỗ muộn ( diện hẹp trỗ vét) do hiện tượng dồn sâu. Trên diện tích này khi lúa từ giai đoạn đòng già đến báo trỗ cần kiểm tra nếu có mật độ ổ trứng từ 0,2 ổ/m2 trở lên, phải phun trừ bằng thuốc đặc hiệu như: DuPont Prevathon 5SC, Vitako 40WG, Kampon 600WG, Wavotox 585EC, Tasodant 600EC, Bonus 50EC. Thời gian xử lý sau khi xuất hiện ổ trứng từ 4 -5 ngày hoặc khi lúa đang ở giai đoạn thấp thoi trỗ. Nếu mật độ ở trứng > 0,5 ổ/m2 thì nên tiến hành phun kép lần sau cách lần trước từ 5 -7 ngày.
Đối với bệnh khô vằn: Khi bệnh phát sinh với tỷ lệ bệnh từ 10 – 15% số dảnh trở lên, khi lúa ở giai đoạn đòng già, thấp thoi trỗ cần phun trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Tilsuper 300EC, Hecwin 5SC, Chevin 5SC, Baberim 500Fl, Validan 3SL để bảo vệ lá đòng.
Đối với cây vải: Cần chú ý sâu đục cuống quả, kiểm tra mật độ trưởng thành sâu non đục cuống quả khai giai đoạn quả phát triển hạt, cần phun trừ ở giai đoạn hạt chuyển màu bằng các loại thuốc đặc hiệu có độc tính thấp như: Actamec 40EC, Confitin 36EC, Shepatin 36EC với liều lượng, nồng độ thực hiện theo hướng dẫn, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
Bảo Ngọc

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập173
  • Hôm nay33,852
  • Tháng hiện tại1,112,703
  • Tổng lượt truy cập3,817,907
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây