Tăng diện tích lúa xuân muộn để chống hạn

Hạn hán, rét đậm rét hại, sâu bệnh và khan hiếm về giống lúa lai là những khó khăn mà vụ đông xuân 2010 - 2011 đang phải đối mặt, trong đó hạn hán là bài toán khó giải nhất.  

Với việc xả 3,5 tỷ m3 nước từ các hồ thủy điện, hy vọng vụ đông xuân 2011 sẽ đủ nước tưới.

Trước những diễn biến bất thường của thời tiết và khó khăn về nguồn nước, ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương cần hạn chế diện tích trà lúa xuân sớm, xuân chính vụ, tăng tỉ lệ gieo cấy trà xuân muộn bằng các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng.

Khuyến khích các địa phương mở rộng diện tích gieo cấy lúa lai, đẩy mạnh diện tích lúa gieo thẳng. Ở những vùng sản xuất lúa khó khăn không chủ động được nước tưới trong cả vụ, các địa phương cần sớm có kế hoạch chủ động chuyển sang cây trồng cạn khác như: Ngô, rau màu các loại để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trước những cảnh báo về khó khăn nguồn nước, nhiều địa phương đã chủ động ứng phó cho vụ đông xuân 2011. Ông Doãn Anh Tuấn - Giám đốc Sở NN&PTNT Hưng Yên cho hay, vụ đông xuân này tỉnh chỉ đạo bỏ hẳn diện tích gieo cấy trà xuân sớm và tập trung 100% gieo cấy trà xuân muộn với giống lúa lai ngắn ngày, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống. Trường hợp không thể khắc phục được nước tưới thì sẽ đưa các giống hoa màu thay lúa để đảm bảo 100% diện tích được gieo cấy.

Còn ở Bắc Ninh, vụ này có kế hoạch gieo cấy 36.000ha lúa, 4.500ha hoa màu, để đảm bảo được nước tưới. Theo ông Nguyễn Hữu Trượng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bắc Ninh, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng 4 trạm bơm lớn và 6 trạm bơm dã chiến, đồng thời tu sửa nạo vét hàng loạt tuyến kênh mương trước khi gieo cấy 1 tháng. Bắc Ninh không chờ đến lúc xả nước mới lấy nước mà sẽ chủ động lấy nước từ 1-12 để tích trữ ở các ao hồ.

Trước tình hình căng thẳng về nước tưới, Bộ NN&PTNT đã thống nhất với Tập đoàn Điện lực (EVN) lịch lấy nước làm đất gieo cấy lúa đông xuân 2011 trên cơ sở sử dụng tối đa thủy triều và phù hợp với canh tác của các địa phương. Trong thời gian xả nước trên, EVN sẽ cố gắng duy trì mực nước hạ du sông Hồng tại trạm Hà Nội thường xuyên ở mức từ 2,2m trở lên và để duy trì mực nước đó, EVN sẽ phải xả 3,5 tỷ m3 nước phục vụ cho việc lấy nước đổ ải.


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập174
  • Hôm nay51,672
  • Tháng hiện tại1,157,373
  • Tổng lượt truy cập3,862,577
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây