Ứng dụng phương pháp ELISA, Realtime PCR trong chẩn đoán phát hiện Parvovirus B19 và điều trị bệnh nhân mắc bệnh lý thận tại tỉnh Hải Dương

Bệnh viện Quân y 7 đang thực hiện đề tài: “Ứng dụng phương pháp ELISA, Realtime PCR trong chẩn đoán phát hiện Parvovirus B19 và điều trị bệnh nhân mắc bệnh lý thận tại tỉnh Hải Dương”.  Bệnh Parvovirus B19 gây ra tổn thương cầu thận chưa tìm ra tuy nhiên người ta đã chứng minh Parvovirus B19 gây ra một số bệnh về thận như viêm cầu thận cấp, tổn thương tiểu cầu thận, tổn thương mao mạch cầu thận, rối loạn chức năng thận trên bệnh nhân ghép thận.

Ứng dụng phương pháp ELISA, Realtime PCR trong chẩn đoán  phát hiện Parvovirus B19 và điều trị bệnh nhân  mắc bệnh lý  thận tại tỉnh Hải Dương

Nhiễm bệnh Parvovirus B19 là một virus nhỏ có đường lây nhiễm khá đa dạng thông qua các đường hô hấp, đường máu, từ mẹ sang con, ngoài ra một số nghiên cứu chứng minh nó còn lây nhiễm qua đường tiêu hóa khi vật chủ ăn phải máu và các chế phẩm máu có nhiễm virus Parvovirus B19, trong những trường hợp ghép tạng nhất là từ các trường hợp người nhiễm Parvovirus B19 chưa có triệu chứng lâm sàng. Quá trình lây bệnh thường xảy ra gồm những người trong gia đình có người nhiễm Parvovirus B19, người chăm sóc bệnh nhân hoặc ở trường học. Parvovirus B19 sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ có thời gian ủ bệnh, thời gian này kéo dài khoảng 1 tuần sau giai đoạn ủ bệnh là giai đoạn thứ nhất, cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, ngứa…

Phương pháp phát hiện Parvovirus B19 DNA: Việc xác định DNA của Parvovirus B19 bằng kỹ thuật PCR là cần thiết cho những trường hợp suy giảm miễn dịch hoặc trong ghép tạng phương pháp miễn dịch chẩn đoán huyết thanh có thể không chính xác do phản ứng miễn dịch suy giảm. Các xét nghiệm ELISA chẩn đoán để phát hiện kháng thể B19-IgM có độ nhạy 89,1% và độ đặc hiệu 99,4%, trong khi phát hiện kháng thể B19-IgG có độ nhạy 98,6% và độ đặc hiệu 100%. Sử dụng kỹ thuật khuyếch đại gen (PCR) và giải trình tự gen làm tăng độ nhạy để phát hiện Parvovirus B19. Trên bệnh nhân có xét nghiệm kháng thể âm tính nhưng B19-DNA dương tính chứng tỏ sự bất lực của cơ thể người bệnh trong việc tạo miễn dịch đặc hiệu chống lại virus.

Phương pháp PCR (polymerase chain reaction): Phương pháp PCR được thực hiện hoàn toàn trong các eppendoff và trong thời gian ngắn ta có thể thu nhận rất nhiều bản sao DNA. Kỹ thuật PCR có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: chẩn đoán, xét nghiệm các tác nhân vi sinh vật gây bệnh, xác định giới tính của phôi, giải mã di truyền, tạo giống mới với các đột biến định hướng, nghiên cứu sự tiến hoá của sinh vật ở mức độ phân tử,….

Phương pháp Realtime PCR và ứng dụng: kỹ thuật Realtime PCR là một phương pháp khuếch đại gene và đọc kết quả được thực hiện đồng thời trong cùng một ống hay một giếng mẫu. Phương pháp này đòi hỏi phải có một máy luân nhiệt đặc biệt, có thiết bị đo cường độ phát huỳnh quang từ giếng mẫu và được trang bị chương trình vi tính cho phép xử lý kết quả, xác định sự biến đổi cường độ huỳnh quang trong từng phản ứng khuếch đại.

Phương pháp ELISA IgM phát hiện B19: xác định định tính kháng thể IgM kháng Parvovirus B19 trong huyết thanh hoặc huyết tương người.

Phương pháp Realtime PCR từ lâu đã được xem như tiêu chuẩn vàng đề chẩn đoán các loại virus tuy nhiên phương pháp này mất nhiều thời gian và chỉ được thực hiện tại các labo sinh học phân tử. Phương pháp ELISA dễ thực hiện hơn tuy nhiên nó thường có độ nhạy không cao. Vì vậy trong đề tài nghiên cứu sẽ đánh giá cả 2 quy trình chẩn đoán bằng Realtime PCR và ELISA để xem xét độ nhạy, độ đặc hiệu của từng phương pháp với Parvovirus B19 từ đó đưa ra quy trình tối ưu nhất chẩn đoán xác định Parvovirus B19 để có phác đồ điều trị và điều trị đối với bệnh nhân mắc bệnh lý thận được xác định nhiễm Parvovirus B19.

Vân Anh


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây