Đồ chơi Trung Quốc độc "kinh khủng"

Người tiêu dùng vẫn còn hãi hùng trước những vụ hoa quả, thực phẩm, sữa Trung Quốc bị nhiễm độc, nay lại thêm hoang mang vì những vụ đồ chơi độc hại được phát hiện trong thời gian gần đây ở nước này. Các loại thú nhún được bán tràn lan tại các cửa hàng đồ chơi ở Hà Nội (Ảnh VTC News Chất độc trong thú nhún Trung Quốc có thể gây nữ tính hóa bé trai       Thú nhún là đồ chơi được rất nhiều trẻ em độ tuổi mầm non yêu thích. Vì thế, nhiều phụ huynh đã vô tư mua về cho con chơi. Tuy nhiên, nhiều người đang rất lo lắng trước thông tin thú nhún Trung Quốc bị thu hồi ở nước ngoài vì chứa hàm lượng phthalate quá giới hạn cho phép.

     Hiệp hội tin dùng sản phẩm dịch vụ của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (SPRING) đã phát hiện nồng độ chất dẻo phthalates trong loại thú nhún của Trung Quốc cao gấp nhiều lần so với quy định quốc gia về chất lượng và an toàn hàng hóa.
     Loại thú nhún hình hươu, nai, bò... được bán tại chuỗi bán lẻ Aura Roboclean ở Singapore và được sử dụng làm quà tặng miễn phí khi mua hàng cho trẻ. Đó là loại thú nhún được sản xuất và nhập khẩu từ Trung Quốc
     Sau khi nhận được nhiều đơn khiếu nại của người tiêu dùng về loại đồ chơi này làm con trẻ bị dị ứng da, rộp lưỡi, thậm chí là tiêu chảy do tiếp xúc với thú nhún và dùng tay cầm nắm thức ăn, SPRING đã gửi mẫu thú nhún bằng nhựa dẻo đi thử nghiệm. Cơ quan này sau đó đã yêu cầu các nhà bán lẻ ngay lập tức ngừng phân phối sản phẩm và thu hồi toàn bộ sản phẩm đã bán hoặc phát miễn phí.
      Trước thông tin này, tại Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học & Công nghệ) đã tiến hành khảo sát trên thị trường và mua 2 mẫu đồ chơi thú nhún để đem đi thử nghiệm.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hàm lượng phthalate có trong thú nhún bất thường. Theo khuyến cáo của chuyên gia, các hợp chất của phthalate có thể gây hại với sức khỏe con người.
      Phthalate có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hormon của cơ thể. Đối với trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng là rất cao. Một số hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết đã được xác định, trong đó có chất hóa dẻo dibutylphtalate (DBP). DOP có tác dụng giống như hormon nữ, vì thế rất có hại cho nam giới và đặc biệt là ở trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em gái có nguy cơ dậy thì quá sớm...
Lồng đèn nhựa Trung Quốc chứa chất gây ung thư
       Trước đó, dư luận xôn xao về vụ lồng đèn nhựa Trung Quốc chứa chất gây ung thư.

20130123164740_den

Lồng đèn Trung Quốc chứa chất gây ung thư. (Ảnh: Dân Việt

       Vào tháng 9 năm 2012 vừa qua, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học đã tiến hành kiểm nghiệm đối với 2 mẫu đèn lồng nhựa Trung Quốc đang bán trên thị trường. Kết quả cho thấy muối cadimi (Cd) trong sơn phủ có hàm lượng cao gấp 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ Khoa học - công nghệ Việt Nam. Cd là chất được sử dụng như là chất tạo màu trong nhiều loại nhựa. Đó cũng là một trong ba kim loại (hai loại còn lại là chì và thủy ngân) độc hại nhất với cơ thể người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi...
     Theo giới chuyên môn cho biết, chỉ cần tiếp xúc, cầm nắm đèn lồng là có thể bị thôi nhiễm Cd. Đèn lồng nhiễm Cd với hàm lượng quá cao sẽ tích lũy nhiều trong thận và chỉ phát bệnh sau nhiều năm tiếp xúc.
Đồ trẻ em Quảng Đông chứa chất độc
      Năm 2009, thế giới bàng hoàng trước vụ quần áo và đồ dùng cho trẻ được sản xuất tại Quảng Đông, nơi được coi là trung tâm của ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc, chứa hóa chất formaldehye độc hại.
Có tới hơn 30% các đồ dùng dành cho trẻ được sản xuất ở Quảng Đông là không an toàn, trong đó nhiều loại chứa quá nhiều hàm lượng formadehyde hoặc những kim loai nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe như chì, cadmi và crom.
Người phát ngôn của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Quảng Đông cho hay, việc sử dụng nguyên liệu thô và sơn là nguyên nhân chính dẫn đến làm lượng formaldehye và kim loại nặng vượt quá mức cho phép. Formaldehyde là một hóa chất có thể gây nhiễm trùng da hoặc đường hô hấp.

Đồ chơi Trung Quốc bị tẩy chay

20130123164740_3
Sản xuất đồ chơi trẻ em ở Trung Quốc
    Hàng triệu đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc đã bị thu hồi trên toàn thế giới vì lo sợ chúng được làm bằng sơn chứa chì độc hại hoặc thiết kế có nhiều thiếu sót
      Liên minh châu Âu (EU) mấy tháng trước đã đưa một tối hậu thư cho Trung Quốc, đe dọa sẽ cấm nhập khẩu một số mặt hàng của nước này, trong đó có đồ chơi, do các sản phẩm này không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn. Trước đó, EU đã từng ra lệnh thu hồi 15 mặt hàng đồ chơi và trang phục trẻ em có xuất xứ Trung Quốc, vì các sản phẩm này chứa nhiều thành phần gây hại cho sức khỏe trẻ em. Theo Ủy ban Doanh nghiệp và công nghiệp Châu Âu, giày dép trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng chrome vượt quá sáu lần mức cho phép, bị xếp vào hàng nguy hiểmđối với trẻ em và bị cấm tiêu thụ tại thị trường châu Âu.
           Theo một cuộc kiểm tra của Tổng cục Kiểm tra giám sát chất lượng và Kiểm dịch Trung Quốc vào năm 2011, cứ 10 đồ chơi ở Trung Quốc thì có 1 sản phẩm không an toàn cho trẻ em như có cạnh sắc nhọn, chứa kim loại nặng.
Tổ chức Hoà bình Xanh (Greenpeace) năm 2011 cũng công bố kết quả kiểm tra với các mẫu vật đồ chơi lấy từ 4 thành phố của Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Hồng Kông. Theo đó, nhiều đồ chơi do Trung Quốc sản xuất chứa chất phthalate rất cao, có khả năng gây ra các dị tật về cơ quan sinh dục ở trẻ em.

                                                                                              Theo VietNamNet.vn


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập173
  • Hôm nay51,672
  • Tháng hiện tại1,136,074
  • Tổng lượt truy cập3,841,278
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây