Đo huyết áp bằng máy điện tử: Coi chừng báo động giả

Máy đo huyết áp điện tử cần được bác sĩ chuyên khoa hiệu chỉnh trước khi sử dụng. Thời tiết lạnh khiến không ít người phải “thủ” sẵn một máy đo huyết áp điện tử trong người để kịp thời theo dõi chỉ số huyết áp. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, nếu không cẩn thận, người bệnh rất dễ bị báo động giả vì không phải máy đo huyết áp điện tử nào cũng cho ra chỉ số huyết áp chính xác.
Đo huyết áp bằng máy điện tử: Coi chừng báo động giả
Theo dõi “kẻ giết người thầm lặng”
Tăng huyết áp (THA) là căn bệnh được giới y khoa ví như “kẻ giết người thầm lặng”. Bệnh thường không có triệu chứng gợi ý đi khám, nhưng lại rất dễ cướp đi mạng sống một cách đột ngột. Điều tra mới nhất của Viện Tim mạch VN tại 8 tỉnh/thành phố trên cả nước cho thấy, tỉ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên là 25,1% (tức là cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị THA). Đáng lo ngại, có 52% số người bị THA không biết mình có bệnh và đang bị căn bệnh này đe dọa tính mạng.
Hiện trên thị trường có hàng loạt các loại máy đo huyết áp điện tử “bỏ túi”. Loại máy này được coi như công cụ theo dõi “kẻ giết người thầm lặng” với nhiều mẫu mã và đều được quảng cáo có rất nhiều tính năng ưu việt. Trên các trang web bán hàng, một số máy đo huyết áp điện tử được quảng cáo đa chức năng, ngoài đo chỉ số huyết áp còn có vạch báo phát hiện loạn nhịp tim, nhiệt kế, máy đo huyết áp bằng giọng nói; chính xác như máy đo huyết áp của bác sĩ; máy đo huyết áp điện tử - giải pháp hữu hiệu cho bệnh nhân THA...
Phần lớn máy đo huyết áp điện tử có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, Italia, Nhật Bản, Bỉ, Hàn Quốc... Tùy theo tính năng, giá các loại máy này từ 500.000 đồng đến cả chục triệu đồng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, máy đo huyết áp điện tử không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác như nhiều người vẫn nghĩ.
Cần hiệu chỉnh
GS-TS Nguyễn Lân Việt - Viện trưởng Viện Tim mạch VN - cho biết, THA là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng đa dạng trên nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể (như tim, não, thận, mắt, mạch máu...), khiến người bệnh trở nên tàn phế, thậm chí có thể tử vong. Đa số trường hợp không thấy các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, khi thấy có triệu chứng đau đầu xuất hiện thì sau đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời do đã bị xuất huyết não nặng nề. Do vậy, việc theo dõi chỉ số huyết áp là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, theo GS-TS Nguyễn Lân Việt, máy đo huyết áp điện tử không phải lúc nào cũng cho chỉ số huyết áp chính xác. Nếu muốn sử dụng loại máy này thì cần được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, đối chiếu với máy đo huyết áp thủy ngân hoặc máy cơ để hiệu chỉnh cho kết quả chính xác nhất.
Trên thực tế, các bác sĩ đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu do chỉ số huyết áp ở máy điện tử báo tăng vọt, nhưng khi so sánh với chỉ số huyết áp ở máy chuyên dụng thì thấp hơn nhiều. Hoặc ngược lại, máy điện tử báo thấp hơn, trong khi chỉ số huyết áp đo tại bệnh viện lại cao hơn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.
THA có một số biểu hiện như: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, có cảm giác như “ruồi bay” trước mặt, hơi loạng choạng, váng đầu. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân mặc dù chỉ số huyết áp cao nhưng không hề có triệu chứng gì, chỉ đến khi xảy ra rất nhiều biến chứng, được bác sĩ kiểm tra huyết áp mới biết mình mắc bệnh. Phòng ngừa THA bằng cách, ăn nhạt, hạn chế ăn mỡ động vật, ít uống rượu bia, tránh lo âu, kích thích quá mức, tránh lạnh đột ngột...
                                                                                               Theo laodong.com.vn

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập239
  • Hôm nay51,672
  • Tháng hiện tại1,137,681
  • Tổng lượt truy cập3,842,885
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây