Nguy hiểm khi bật bình nóng lạnh cả ngày

Nhiều gia đình có thói quen bật bình nóng lạnh cả ngày Việc bật bình nóng lạnh cả ngày, kể cả trong lúc tắm có thể dẫn tới nhiều hậu quả, đặc biệt là nguy cơ rò điện rất cao, nguy hiểm đến tính mạng con người.
Nguy hiểm khi bật bình nóng lạnh cả ngày
Nhiều người vẫn cho rằng, vì chiếc bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện nên thường  cắm điện suốt 24/24 giờ, kể cả trong lúc đang tắm, mà không biết đó chính là nguyên nhân khiến dây mayso (điện trở) cũng như một số bộ phận – nhất là bộ phận cách điện khác – bị hỏng do hoạt động quá tải.
Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh giống như chiếc ấm đun nước bằng điện, tức là làm nước nóng bằng điện trở. Mặc dù bình nóng lạnh được thiết kế hiện đại hơn chiếc ấm đun nước, nhưng nguy cơ gây giật cho người sử dụng của 2 thiết bị này là như nhau.
Theo TS. Lê Huy Bình (Ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường và Viễn thông – Tổng công ty Điện lực Việt Nam), hiện tượng rò điện của bình nóng lạnh sẽ xảy ra khi có sự thông mạch từ dây may so với môi trường bên ngoài. Điều này sẽ trở thành sự thật, khi lớp cách điện của may so bị ăn mòn hoặc bong tróc trong quá trình sử dụng và gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Cùng với quan điểm trên, PGS- TS. Lê Văn Doanh (Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bảo dưỡng công nghiệp – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) khẳng định, về mặt khoa học và thực tế cuộc sống, bình nóng lạnh là một trong số thiết bị trong phòng tắm có thể gây rò điện. Và trên thực tế, đã có người chết vì thiết bị này.
Hiện nay, để giải quyết vấn đề này, một số loại bình nước nóng hiện đại đã sử dụng bộ rơle kép gồm hai rơle: Rơle nhiệt là loại rơle mao dẫn đo nhiệt độ từ giữa lòng bình, tự động bật tắt điện theo chế độ đặt trước, đảm bảo đủ nước nóng cho sử dụng và tiết kiệm điện; Rơle an toàn sẽ tự động ngắt điện khi rơle nhiệt bị hỏng hoặc nước nóng quá mức cho phép.
Trên thực tế, để xảy ra rò điện ở bình nóng lạnh, lỗi chủ yếu thuộc về người sử dụng. Điều đầu tiên là do các gia đình lắp đặt bình mà không tuân thủ các nguyên tắc về dây tiếp đất (đây là dây triệt tiêu dòng điện, có thể tránh được nguy cơ giật do rò điện từ các thiết bị gia đình). Thông thường, trong thiết kế xây dựng, mỗi căn nhà cần có một chiếc cọc nối đất có vai trò như dây tiếp đất. Chiếc cọc này dài 2,5m chôn sâu dưới mặt đất khoảng 0,8- 1m, được nối với những thiết bị điện có vỏ sắt nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Ở Việt Nam, hầu hết các gia đình không quan tâm đến bộ phận quan trọng này. Nhiều người cho rằng có thể dùng đường ống nước để thay thế, nhưng như vậy không đảm bảo tiêu chuẩn và không thực sự an toàn. Một số khu chung cư cao cấp hiện nay đã chú ý đến vấn đề này: trong các căn hộ có ổ cắm 3 “chân”, trong đó có một “chân” nối đất nên khá an toàn.
Đối với những hộ gia đình đang sử dụng các bình nóng lạnh đời cũ, lắp ráp đã vài ba năm trở lên, nên tự trang bị một chiếc cầu dao tự động so lệch được bán ở các cửa hàng thiết bị điện. Ngoài chức năng bảo vệ như các cầu dao tự động bình thường, loại cầu dao này có thêm chức năng đặc  biệt là tự động ngắt mạch khi hệ thống điện có dòng rò hoặc bị chạm mát.
Hiện nay, một số hãng sản xuất bình nóng lạnh đã nghiên cứu những loại sản phẩm riêng biệt cho những nước có khí hậu nóng ẩm kiểu như nước ra với một nút bấm có tác dụng ngắt rơle dòng điện.
Ngoài ra, một nguyên tắc bất di bất dịch khác để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng bình nóng lạnh, đó là phải thường xuyên súc rửa, bảo dưỡng bình theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các bộ phận của bình không bị sớm lão hóa, hỏng, vỡ và gây rò điện
                                                                                                       Theo VietQ.vn

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay51,672
  • Tháng hiện tại1,155,373
  • Tổng lượt truy cập3,860,577
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây