Hải Dương: Phục tráng, duy trì và phát triển thương hiệu giống lúa nếp Quýt

Giống nếp Quýt là giống lúa bản địa, được bà con nông dân một số xã như Cổ Dũng, Tuấn Hưng, Cộng Hòa của huyện Kim Thành. Với đặc điểm thích nghi với điều kiện đất đai, nơi có truyền thống canh tác giống lúa này, mỗi năm cho sản lượng hàng trăm tấn sản phẩm gạo nếp, năm 2004 - 2005 giống đã được các nhà khoa học, chuyên môn và người tiêu dùng đánh giá là giống lúa nếp có chất lượng hàng đầu tại hội thi các giống lúa nếp ở xã Cổ Dũng huyện Kim Thành. Chất lượng tương đương nếp cái hoa vàng nhưng có đặc trưng riêng về mùi thơm, độ dẻo và giá trị dinh dưỡng cao, có đặc điểm sinh học nổi trội: cứng cây, khả năng chịu úng, chống đổ hơn nếp cái hoa vàng, tỷ lệ gạo lật cao.

Hải Dương: Phục tráng, duy trì và phát triển thương hiệu giống lúa nếp Quýt

Năm 2004- 2005 được sự giúp đỡ của Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt nam (nay là Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Hệ thống Nông nghiệp (CASRAD)thuộcViện Cây lương thực và Cây thực phẩm - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), lên kế hoạch và thực hiện phục tráng, duy trì với mục đích tạo ra nguồn giống tốt phục vụ sản xuất tại xã Cổ Dũng, huyện Kim thành, tuy kết quả hạn chế không đạt được như kế hoạch, nhưng đã góp phần nâng cao nhận thức về tác động của kỹ thuật chọn giống đến sản xuất. Năm 2005-2006 Công ty Giống cây trồng tỉnh Hải Dương thực hiệnDự án: “Ứng dụng công nghệ sinh học duy trì, nhân lọc và sản xuất dòng bố, mẹ để phục vụ sản xuất lúa lai; khảo nghiệm và sản xuất thử các giống lúa tiến bộ kỹ thuật, giống đặc sản cổ truyền nếp Quýt tại Hải Dương”; năm 2006-2007 Công ty Giống cây trồng tỉnh Hải Dương thực hiện Dự án: “Áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ để chọn lọc, sản xuất giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao, chống bệnh bạc lá, chất lượng gạo ngon phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh”, trong đó có đối tượng nghiên cứu là giống nếp Quýt Kim Thành; năm 2012 Trung tâm Ứng dụngtiến bộ khoa họcthực hiện dự án thành phần thuộc Chương trình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng nông thôn mới có triển khai sản xuất tập trung 20ha nếp Quýt tại Cổ Dũng. Tuy nhiên, đến nay việc gieo cấy chủ yếu vẫn tự phát, địa phương vẫn trăn trở về việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thúc đẩy sản xuất, quy hoạch và phát triển thương hiệu nếp Quýt thương hiệu của địa phương, đồng nghĩa với việc tồn tại một số vấn đề cần giải quyết.

 Năm 2018 được sự cho phép của UBND tỉnh, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ) thực hiện nghiên cứu phục tráng, duy trì và phát triển thương hiệu giống lúa nếp Quýt huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương với quy mô 60 ha. Trong đó xã Cổ Dũng 30 ha, xã Tuấn Hưng 25 ha, xã Phúc Thành 5 ha. Nhằm Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển sản xuất, tiêu thụ gạo nếp Quýt trên địa bàn huyện Kim Thành.Phục tráng và duy trì giống nếp Quýt đáp ứng yêu cầu trong chuỗi sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm gạo nếp Quýt Kim Thành.Xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm gạo nếp Quýt huyện Kim Thành.

Trung tâm đã tổ chức được 3 lớp tập huấn kỹ thuật và phát tài liệu hướng dẫn gieo cấy nếp Quýt cho hơn 240 người dân tham gia mô hình sản xuất và người dân có nhu cầu tìm hiểu về kỹ thuật sản xuất nếp Quýt. Diện tích cấy nếp Quýt tập chung ở 3 xã Cổ Dũng, Tuấn Hưng và Kim Xuyên, phần lớn diện tích lúa mùa ở đây là cấy nếp Quýt, tại xã cổ Dũng, Tuấn hưng các hộ được khảo sát dành phần lớn diện tích cấy nếp Quýt trong cơ cấu vụ mùa, với diện tích giao động 4 - 5 sào/hộ là chính. Năng suất nếp Quýt nhìn chung thấp (tương đương nếp cái hoa vàng), bằng 80% nếp soắn); giao động 40 - 45 tạ/ha cao đạt 47 - 50 tạ/ha; năng suất cao tập chung ở xã Cổ Dũng có trên 30% đạt năng suất 47 - 50 tạ/ha. Giá bán nếp quýt bằng nếp cái hoa vàng, do có chất lượng tương đương với nếp cái hoa vàng, nhưng tỷ lệ gạo say sát đạt cao hơn nếp cái hoa vàng, khả năng tiêu thụ cơ bản thuận lợi. Điều kiện sản xuất nếp Quýt ở các xã nói chung, từng hộ nói riêng tương đối thuận lợi về đất, chất lượng nước tưới và hệ thống thủy lợi. Đánh giá chung về cây nếp Quýt, dễ canh tác, phù hợp với nhiều chân đất, khả năng hồi phục nhanh khi gặp điều kiện bất thuận. phần lớn hộ dân hân biệt được nếp Quýt với giống nếp khác. Bước đầu đưa ra bản mô tả tính trạng của giống nếp Quýt như sau: Có 15 tính trạng được trên 80 % số phiếu hộ dân, trên 50% đến 100% số  phiếu có chung mô tả.

Vụ mùa 2018, Trung tâm đã phối hợp với Xí nghiệp giống lúa Kim Thành với diện tích: 460 m2 (diện tích mạ 60 m2, cấy 400 m2). Gieo mạ từ ngày 17/6/2018; gieo mạ dược. Hạt giống được đãi và ngâm trong nước sạch và ấm đến khi no nước, sau đó rửa chua, để ráo nước, ủ ở nhiệt độ 28 - 350C. Trong quá trình ủ thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ phù hợp. Khi hạt nẩy mầm đạt yêu cầu thì đem gieo. Tiến hành làm đất có độ phì khá, được làm nhuyễn, lên luống rộng 1,2 - 1,4 m, có rãnh rộng 25 - 30 cm, mặt luống phẳng và không đọng nước. Sau khi gieo mạ tiến hành phun ngay thuốc trừ cỏ dại. Thường xuyên theo dõi điều chỉnh nước trên ruộng mạ để ruộng đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển. Theo dõi phòng trừ sâu bệnh và khử bỏ cỏ dại trong suốt thời kỳ mạ. Sau khi cấy giữ lớp nước 3 - 5 cm cho lúa hồi xanh, sau đó thường xuyên giữ nước ở mức 2 - 3 cm. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng 5 - 7 ngày, sau đó tưới và giữ đủ nước trong suốt thời kỳ làm đòng, trỗ bông và vào chắc. Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày rút kiệt nước.Trong quá trình chăm sóc, theo dõi khả năng bén rễ hồi xanh, chống chịu và đẻ nhánh, chọn ra được 500 cá thể, tiến hành cắm cọc, đánh dấu theo dõi, Các cá thể chọn lọc mang đặc điểm theo bản mô tả giống bước đầu khảo sát có sự hỗ trợ của chuyên gia Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia. Từ kết quả theo dõi, đánh giá và thu được từ 500 cá thể (G0), đánh số thứ tự các cá thể từ 1 - 500.Mặc dù vật liệu hạt giống ban đầu được lựa chọn từ vụ mùa năm 2017 trên cánh đồng cấy thuần nếp Quýt của bà con duy trì cấy tập chung nhiều vụ, nhưng tại vườn vật liệu vẫn có nhiều dạng cây, dạng bông khác nhau, điều đó thể hiện mức độ thoái hóa khá cao của giống. Trong diện tích sản xuất G0, có 04 dạng cá thể đồng nhất với tỷ lệ khá cao (Nhóm quần thể N1 đạt 170 cá thể/500 cá thể theo dõi đánh giá). Kết quả thu được từ mô hình phục tráng cho thấy nhóm N1 có những đặc điểm tính trạng trùng với mô tả của dân và với bản mô tả tính trạng bước đầu xây dựng.Khả năng chống chịu tương đương nhau, tuy nhiên có những điểm vụ mùa lại xuất hiện đạo ôn lá, rầy nâu do cấy dày, bón thừa đạm, trong điều kiện được xử lý rơm, rạ tại ruộng. Khả năng chống đổ trên toàn diện tích mô hình cao hơn so với diện tích khác, theo chúng tôi nhận định, nhờ xử lý rơm, rạ tại ruộng trước khi cấy, khả năng phân hủy nhanh, tạo điều kiện cây sinh trưởng phát triển thuận lợi giai đoạn đầu, kịp thời cung cấp dinh dưỡng từ nguồn hữu cơ tại chỗ. Mô hình sản xuất bằng giống chọn lọc chi phí cao hơn mô hình sản xuất đại trà của dân khoảng 2,4 - 2,5 triệu đồng/ha (do phải mua giống). Với giá bán thóc 15.000 đồng/kg, mô hình sản xuất tập chung đã đem lại lãi cao hơn mô hình sản xuất đại trà khoảng 5,5 - 6,0 triệu đồng/ha.

Sau một năm thực hiện đến nay Trung tâmTổ chức được 3 lớp tập huấn kỹ thuật và phát tài liệu hướng dẫn gieo cấy nếp Quýt cho hơn 240 người dân tham gia mô hình sản xuất và người dân có nhu cầu tìm hiểu về kỹ thuật sản xuất nếp Quýt. Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất nếp Quýt trên địa bàn huyện, bước đầu xây dựng được bản mô tả  một số tính trạng của giống Nếp Quýt.Xây dựng mô hình sản xuất G0, lựa chọn vật liệu khởi đầu phục vụ nội dung phục tráng năm thứ 2 sản xuất G1, với 04 nhóm chính. Xây dựng thành công mô hình sản xuất giống nếp Quýt thương phẩm cho năng suất cao hơn mô hình sản xuất đại trà của địa phương, bước đầu hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm từ giống, sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt đưa được một phần sản lượng vào sấy ngay sau khi thu hoạch. Kết quả chất lượng gạo được khẳng định, nhất là tỷ lệ hao hụt và mẫu mã sản phẩm gạo.

Hải Ninh


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập858
  • Hôm nay268,372
  • Tháng hiện tại3,097,199
  • Tổng lượt truy cập7,412,619
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây