Căn cứ Quyết định số 4252/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2018 và Quyết định số 1772/QĐ-UBND ngày 06/6/2018 của UBND tỉnh Hải Dương về việc bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện năm 2018, trong năm kế hoạch, UBND tỉnh đã phê duyệt thực hiện 46 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, bao gồm: 34 đề tài, 10 dự án, 02 đề án. Các nhiệm vụ được phân loại như sau:
* Phân theo hình thức phê duyệt
- Số nhiệm vụ KH&CN được phê duyệt đầu năm kế hoạch là 42 nhiệm vụ, trong đó có 32 đề tài, 08 dự án và 02 đề án.
- Số nhiệm vụ KH&CN được phê duyệt bổ sung thực hiện trong tháng 6/2018 là 04 nhiệm vụ, gồm 02 đề tài và 02 dự án.
* Phân theo thời điểm và tính chất triển khai
- Nhiệm vụ KH&CN được chuyển tiếp từ năm 2017 sang tiếp tục thực hiện trong năm 2018 là 19 nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ độc lập là 11 đề tài, 01 dự án, 02 đề án; nhiệm vụ thuộc Chương trình nông thôn mới là 01 đề tài, 03 dự án và nhiệm vụ thuộc Chương trình nông thôn miền núi là 01 dự án đối ứng Trung ương.
- Nhiệm vụ KH&CN bắt đầu thực hiện từ năm 2018 là 27 nhiệm vụ, trong đó có 22 đề tài và 05 dự án.
Công tác tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CNđã được quan tâm chỉ đạo sát sao ngay từ đầu năm kế hoạch. Sau khi Kế hoạch KH&CN 2018 được phê duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với các đơn vị chủ trì thực hiện và tổ chức cấp kinh phí kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn đặt ra của các nhiệm vụ.
Kết quả 46/46 nhiệm vụ KH&CN đã được triển khai thực hiện trên thực tế. Các nhiệm vụ triển khai thực hiện đã bám sát mục tiêu đề ra, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nội dung chuyên môn và tiến độ phê duyệt. Có thể đánh giá một cách khái quát về các nhiệm vụ KH&CN năm 2018 của tỉnh như sau:
1. Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp
Các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp đã được ưu tiên triển khai và mang lại một số kết tích cực đó là:
- Đã tập trung lựa chọn được các tiến bộ KH&CN về giống để ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng tại các địa phương, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích như: giống lúa QP5, LTH31, SHPT3, JO2, ĐS1, CNC11; giống rau màu như cà chua doufu, ngô nếp lai HUA601, ADI688; giống cây ăn quả như cam Vinh và bước đầu thực hiện phục tráng giống nếp quýt truyền thống của huyện Kim Thành.
- Nghiên cứu, tiếp nhận và làm chủ được tiến bộ kỹ thuật trong: sản xuất giống cá nheo Mỹ, nuôi thương phẩm cá chạch bùn, nuôi cá theo quy trình công nghệ cao sông trong ao, phối trộn thức ăn chăn nuôi lợn đảm bảo an toàn, đặc biệt là kỹ thuật bảo quản hành an toàn giảm được tỷ lệ hao hụt mà không phải dùng hóa chất, thuốc bảo quản.
- Xây dựng được một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, an toàn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: mô hình sản xuất rau, củ, quả không sử dụng phân bón, thuốc hóa học; mô hình trồng rau giá trị kinh tế cao trong nhà màng, nhà lưới; mô hình trồng lúa hữu cơ kết hợp với khai thác bền vững nguồn lợi rươi; mô hình sản xuất rau màu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu gắn với bao tiêu sản phẩm.
- Đánh giá được hiện trạng và tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh; xây dựng được hệ thống bản đồ nông hóa, thổ nhưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh; xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu bản đồ và ứng dụng WebGIS quản lý dữ liệu nguồn tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đề xuất được các giải pháp sử dụng và khai thác bền vững tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh như: bản đồ bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp đến năm 2030; một số biện pháp sử dụng phân bón (đa lượng); một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp khác.
Kết quả nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp như sau:
* Về trồng trọt
a) Đối với cây lúa:
Các nhiệm vụ về sản xuất cây lúa tập trung nghiên cứu theo các hướng sau:
- Nghiên cứu phục tráng giống lúa nếp Quýt chất lượng cao để duy trì và phát triển thương hiệu lúa nếp Quýt tại huyện Kim Thành;
- Lựa chọn 2 giống lúa SHPT3, Gia Lộc 301 để xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất bún, bánh nhằm đưa vào phục vụ các làng nghề sản xuất bún, bánh và vùng chuyên canh rau màu;
- Lựa chọn các giống lúa năng suất,chất lượng để xây dựng mô hình sản xuất thử nhằm phục vụ cho vùng chuyên canh sản xuất lúa như: LTH31, GL102, QP5, J02, HDT10, ĐS1, CNC. Các mô hình sản xuất này đều có quy mô sản xuất hàng hóa tập trung, đảm bảo trên 10 ha/điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Năng suất và tác động mang lại có thể xem bảng sau:
Stt
|
Tên giống
|
Quy mô (ha)
|
Năng suất trung bình
|
Tác động mang lại
|
1
|
LTH 31
|
150
|
55,46 - 77,75 tạ/ha
|
Dự án đã liên kết với Công ty cổ phần giống cây trồng Viện cây lương thực và cây thực phẩm, Công ty TNHH Hưng Cúc tiêu thụ 430 – 540 tấn/vụ so với sản lượng thóc gạo được sản xuất, đạt tỷ lệ trên 50%.
|
2
|
GL102
|
150
|
51,26 - 68,43 tạ/ha
|
|
3
|
HDT10
|
100
|
60,68 - 67,42 tạ/ha
|
Hiệu quả kinh tế mang lại (lãi thuần) cao hơn so với giống Bắc thơm số 7 khoảng 29%
|
4
|
ĐS1
|
200
|
60-72 tạ/ha
|
Dự án liên kết tiêu thụ cho hộ dân 1.360/1.450 tấn với giá 6.500 đồng/kg thóc tươi. Hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống Bắc thơm số 7 15 triệu đồng/ha.
|
5
|
N25
|
120
|
57-71,5 tạ/ha
|
Là giống ngắn ngày thích hợp luân canh tăng vụ với vùng chuyên rau màu do thu hoạch sớm khoảng 7 - 10 ngày so với KD18 và BT7, đảm bảo thời vụ trồng cây vụ đông sớm (từ 25 - 30/9) cho năng suất và giá bán cao hơn so với trồng trên chân đất gieo cấy giống lúa KD18, BT7.
|
6
|
QP5
|
120
|
62 - 72 tạ/ha
|
Cho năng suất, chất lượng hơn so với giống Bắc thơm 7
|
7
|
J02
|
63
|
47,1-55,2 tạ/ha
|
Thu nhập ngoài khai thác rươi đạt từ 37,7 triệu đến 44,2 triệu đồng/ha/vụ lúa xuân, lợi nhuận thu lại đạt từ 9,9 đến 15,2 triệu đồng/ha/vụ. Sản phẩm sạch, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng gạo ngon.
|
8
|
CNC11
|
40
|
- Vùng rươi: 50,04 tạ/ha
- Vùng thâm canh: 54,57 -64,16 tạ/ha
|
Đối với mô hình vùng bãi rươi: Giống lúa CNC 11 thích nghi với vùng bãi rươi tại Hải Dương, sinh trưởng phát triển tốt, bông to, nhiều hạt, đẻ nhánh khỏe, cứng cây, ít sâu bệnh hơn so với giống địa phương
Đối với mô hình vùng thâm canh: lúa sinh trưởng, phát triển tốt, bông to, nhiều hạt, đẻ nhánh khỏe, cứng cây, lá đòng đứng, phù hợp điều kiện sản xuất tại địa phương.
|
9
|
Gia Lộc 301
|
100
|
60,32 – 68,36 tạ/ha
|
Đề tài đã liên kết với Công ty TNHH SEA SUCCESStiêu thụ đạt khoảng từ 130-150 tấn/vụ so với sản lượng thóc gạo được sản xuất khoảng 300-330 tấn/vụ, đạt tỷ lệ từ 44-46%.
|
10
|
SHPT3
|
300
|
65-81,7 tạ/ha
|
Công ty cổ phần giống cây trồng tỉnh Hải Dương đã thu mua 300 tấn thóc cho các hộ dân với giá tiêu thụ cao hơn thị trường 200-300 đồng/kg
|
b) Đối với cây rau màu:
Các nhiệm vụ về sản xuất cây rau màu tập trung nghiên cứu theo các hướng sau:
- Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu Emina, phân hữu cơ để sản xuất hành và bảo quản hành bằng rơm rạ. Kết quả bước đầu đã khẳng định trồng hành sử dụng chế phẩm Emina và phân hữu cơ đã làm tăng năng suất cây hành, giảm chi phí phân bón, giảm thiểu ô nhiễm đất. Đặc biệt việc bảo quản hành bằng rơm, lá chuối khô tỷ lệ hao hụt chỉ khoảng 12,43 – 14,23% nhưng lại đảm bảo an toàn hơn hẳn cách bảo quản dùng thuốc của người dân.
- Nghiên cứu tác dụng làm dược liệu của Sắn dây và áp dụng tiêu chuẩn GACP-WHO để sản xuất sắn dây làm dược liệu tại Kinh Môn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và làm tăng giá trị của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể "Sắn dây Kinh Môn".
- Nghiên cứu khung thời vụ và công thức luân canh để sản xuất quanh năm trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng đối với các giống: Cải bó xôi Toraido, cải làn GL1-11, xà lách xoăn Hacheong, cà chua Doufu. Việc sản xuất quanh năm có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt sản xuất trái vụ mang lại giá trị kinh tế đạt từ 150 – 200% so với chính vụ. Đây là mô hình hữu hiệu cho bà con sản xuất chuyên canh, tạo vùng sản xuất có giá trị kinh tế cao.
- Nghiên cứu sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041:2005 đối với các nhóm rau ăn lá, rau gia vị, rau ăn hoa, củ, quả. Kết quả bước đầu của mô hình cho hiệu quả cao hơn so với sản phẩm thông thường 15-20% do được tiêu thụ dưới dạng sản phẩm an toàn. 100% sản lượng tạo ra từ Đề tài đã được Công ty TNHH MTV Rau an toàn Thanh Hà thu mua tiêu thụ
- Nghiên cứu sản xuất thử 02 giống ngô nếp được chọn tạo trong nước là ngô nếp lai HUA601 và ngô nếp lai ADI688 có thời gian sinh trưởng ngắn, chiều cao trung bình, chiều cao đóng bắp hợp lý, chắc chắn, độ đồng đều đồng ruộng tốt, chống đổ, chống chịu sâu bệnh tốt. Năng suất giống HUA601 trung bình cao hơn HN88 từ 3-6%, giống ADI688 cao hơn HN88 từ 1-4%, cả 2 giống đều cao hơn HN68 trên 10%.
- Xây dựng mô hình sản xuất ngô biến đổi gen NK4300BT/GT phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi. Sản phẩm tạo ra đã được doanh nghiệp tại địa bàn bao tiêu, thu mua phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Tiếp tục thực hiện mô hình sản xuất cây rau màu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu có gắn kết với doanh nghiệp thu mua sản phẩm, ụ thể:
+ Mô hình cải bắp VL560 cho thu hoạch khoảng sau 20/11. Dự kiến sản phẩm bắp cải loại 1 đạt 1,6-2,2 kg/bắp, chiếm khoảng >75%; sản phẩm bắp cải loại 2 đạt 1,2-1,4 kg/bắp, chiếm 20-25%. Với giá thu mua hiện tại là 4.000-5.000 đồng/kg, mô hình sẽ cho thu nhập 5,5-6,5 triệu đồng/sào (150-180 triệu đồng/ha).
+ Mô hình sản xuất súp lơ Sakata 1506 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu bắt đầu thu hoạch từ sau 10/12. Trung bình 1 sào thu 1100-1200 chiếc (loại 1), giá bán 5.000 - 6.000 nghìn đồng/chiếc và 100-150 chiếc (loại 2), giá 3.000 – 4.000 nghìn đồng/chiếc. Công ty TNHH Hưng Việt đang thông báo thu mua với giá 7.500 đồng/chiếc thì 1 sào sẽ cho thu nhập 6,5-7,5 triệu đồng.
+ Mô hình sản xuất cà rốt Ti103 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu có năng suất dự kiến đạt 1,5 – 1,6 tấn/sào; giá thu mua 4.000 – 6.000 đồng/kg. Hiệu quả 1ha có thể cho thu nhập 180-220 triệu đồng.
Quy mô triển khai và năng suất của các loại cây rau màu thực hiện trong nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2018 có thể xem chi tiết trong bảng sau:
Stt
|
Tên giống
|
Quy mô (ha)
|
Năng suất trung bình
|
1
|
Cải bó xôi Toraido
|
- Trong nhà lưới: 1.500 m2
- Ngoài đồng ruộng: 1,5 ha x 04 vụ/năm = 06 ha
|
- Trái vụ: 200 tạ/ha
- Chính vụ: 220 tạ/ha
|
Cải làn GL1-11
|
- Trái vụ: 190 tạ/ha
- Chính vụ: 210 tạ/ha
|
||
Xà lách xoăn Hacheong
|
- Trái vụ: 190 tạ/ha
- Chính vụ: 210 tạ/ha
|
||
Cà chua Doufu.
|
- Trái vụ: 1.050 tạ/ha
- Chính vụ: 1.560 tạ/ha
|
||
2
|
Cà rốt Ti103
|
150
|
Năng suất 1,5-1,6 tấn/sào, giá thu mua 4-6 nghìn đồng/kg
|
Cải bắp VL560
|
100
|
1,5-1,8 tấn/sào
|
|
Súp lơ súp lơ Sakata 1506
|
50
|
1 sào thu trung bình 1100-1200 chiếc (loại 1) và 100-150 chiếc (loại 2)
|
|
3
|
Ngô nếp lai HUA601
|
60
|
Vụ xuân hè: 139-141 tạ/ha
Vụ thu đông: 126-133 tạ/ha
|
Ngô nếp lai ADI688
|
60
|
Vụ xuân hè: 136-138 tạ/ha
Vụ thu đông: 122-130 tạ/ha
|
|
4
|
Ngô biến đổi gen NK4300BT/GT
|
30
|
2,9 tạ/sào
|
5
|
Rau ăn lá
|
06
|
Sản lượng 11.018 tạ
|
Rau gia vị
|
01
|
Sản lượng 8.230 tạ
|
|
Rau ăn hoa, củ, quả, hạt
|
03
|
Sản lượng 2.379 tạ
|
c) Đối với cây ăn quả:
- Năm 2018 tiếp tục thực hiện theo dõi mô hình 30ha na sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP, đồng thời theo mô hình ghép mắt cải tạo vườn Na tại địa bàn thị xã Chí Linh. Kết quả cho thấy na canh tác theo quy trình Vietgap năng suất đạt 7-8 tấn/ha, giá bán 25.000-27.000đ/kg, cao hơn giá na ngoài vùng Vietgap 5.000đ/kg, đem lại hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên bước đầu cho thấy việc ghép mắt cải tạo vườn Na là chưa phù hợp, tỷ lệ nảy chồi và phát triển của mắt ghép chưa cao. Mô hình này sẽ tiếp tục được theo dõi, đánh giá ở năm 2019.
- Tiếp tục theo dõi mô hình trồng cam Vinh ở năm thứ 3 trên vùng đất bãi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Thanh Miện. Kết quả theo dõi mô hình cho thấy, cây cam sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả đạt 80%.
*Về chăn nuôi
a) Đối vớichăn nuôi lợn:
Tiếp tục theo dõi mô hình chăn nuôi lợn bằng việc tự phối trộn các nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có (gồm 70-80% thức ăn giàu năng lượng như ngô, cám gạo, cám mạch, bốt sắn, bột khoai...; 20-30% thức ăn giàu protein như khô dầu đỗ tương, bột cá, bột thịt xương, ...; 1-3% phụ gia)và đánh giá chất lượng thịt, hiệu quả sản xuất của các cơ sở chăn nuôi lợn bằng việc tự phối trộn các nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có. Kết quả cho thấy chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng; năng suất sinh trưởng của đàn lợn sử dụng thức ăn tự phối trộn chênh lệch không đáng kể so với chăn nuôi lợn bằng thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng thức ăn tự phối trộn giảm được chi phí/kg thức ăn xuống dưới 9.000 đồng/kg (thức ăn công nghiệp là trên 10.000 đồng/kg). Với ưu điểm là dễ phối trộn, chi phí giảm và chất lượng thịt an toàn (không sử dụng kháng sinh trong phối trộn) nên phương thức chăn nuôi này được các hộ tham gia ủng hộ và đánh giá cao.
Tiếp tục thực hiện xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lợn choai cấp đông đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thông qua đề tài, các hộ chăn nuôi đã tiếp nhận và làm chủ kỹ thuật sản xuất con giống và chăn nuôi lợn choai thương phẩm. Sản phẩm lợn choai qua mổ đánh giá của Công ty TNHH Thắng lợi cho thấy cơ bản đáp ứng được các yêu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp, đã được doanh nghiệp thu mua. Tuy nhiên, do hiện nay giá thị trường lợn choai trong nước đang cao, trong khi giá thịt lợn choai cấp đông tại thị trường nhập khẩu lại thấp, việc thu mua đang gặp trở ngại về giá cho doanh nghiệp, nên số lượng thu mua chưa được nhiều.
b) Đối với nuôi thủy sản:
Đã lựa chọn giống cá Chạch bùn để xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch bùn trong ao. Qua theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển cho thấy, cá Chạch bùn phù hợp với điều kiện nuôi của tỉnh. Kết quả nuôi theo phương thức chuyên canh cho năng suất trung bình đạt 100 tạ/ha, với giá bán hiện tại giao động từ 80.000 - 100.000 đồng/kg sẽ cho thu lãi trên 150-200 triệu đồng/ha/vụ.
Đề tài“Ứng dụng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt hướng công nghệ cao “Sông trong ao” được bổ sung thực hiện vào tháng 6/2018 và đến nay đã tiến hành thả cá giống rô phi, trắm cỏ và cá chép với quy mô: 2,5 ha tại xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, mật độ nuôi: cá rô phi: 100 con/m3 (200 con/m2), cá trắm cỏ: 40 con/m3 (80 con/m2), cá chép: 75 con/m3 (150 con/m2). Đề tài ngoài việc áp dụng kỹ thuật mới vào nuôi cá mật độ cao, còn tích hợp đưa công nghệ 4.0 vào quản lý, điều hành quá trình sản xuất.
Thông qua Đề tài sản xuất giống cá nheo mỹ, Công ty cổ phần Giống cây trồng Hải Dương đãtiếp nhận và làm chủ được các quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá nheo Mỹ nhằm chủ động nguồn cung cấp cá giống trên địa bàn tỉnh. Kết quả thực hiện năm 2018, đã tái sản xuất được 1.000 cá giống hậu bị với kích cỡ 100 con/kg. Đề tài sẽ tiếp tục nuôi tăng sinh khối số lượng cá giống hậu bị này để chọn ra 500 con cá giống hậu bị như mục tiêu đạt ra. Kết quả thực hiện nhiệm vụ này cũng đã được trình bày trong dự thảo Kế hoạch KH&CN năm 2019.
c) Đối với chăn nuôi gia cầm:
Dự án: “Phát triển sản xuất “Gà đồi Chí Linh” theo chuỗi giá trị sản xuất trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương” được bổ sung thực hiện vào tháng 6 năm 2018. Đến này, dự án đã thực hiện giao giống 50.000 con gà chọi lai cho các hộ nông dân của mô hình nuôi thương phẩm. Dự án tiếp tục thực hiện đến năm 2020. Kết quả thực hiện dự án năm 2018 đã được trình bày trong dự thảo Kế hoạch KH&CN năm 2019.
2. Lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Các tiến bộ KH&CN thuộc lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ tiếp tục được đầu tư nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của lĩnh vực này đã đáp ứng được yêu cầu bức xúc đặt ra trong thực tiễn quản lý của các ngành, đơn vị như:
- Tiếp tục ứngdụng công nghệ GIS xây dựng hệ thống thông tin quản lý hợp nhất tại các Sở Y tế, Sở Công thương; đồng thời xây dựng module “Tự động kiểm tra dữ liệu”, ứng dụng trên mobile cho hệ thống quản lý thông tin tại 07 Sở: Y tế; Công thương; Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giao thông vận tải; Tài nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo.
- Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng phần mềm huấn luyện bắn súng và mô phỏng địa hình diễn tập cho lực lượng vũ trang tỉnh nhằm đa dạng hóa các tình huống, chủ động huấn luyện cho lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ trong mọi điều kiện thời tiết. Đề tài đã thực hiện xong việc đầu tư các trang thiết bị phần cứng và đang thực hiện việc xây dựng hệ thống phần mềm. Đề tài này tiếp tục thực hiện trong năm 2019.
3. Lĩnh vực Khoa học y,dược
Một số pháp đồ, kỹ thuật mới trong phẫu thuật và điều trị bệnh đã được tiếp nhận và chuyển giao vào bệnh viện tuyến tỉnh thông qua các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2018 như:
- Ứng dụng kỹ thuật nội soi có dải tần ánh sáng hẹp trong chẩn đoán polyp đại trực tràng và điều trị bằng phương pháp đốt điện; Ứng dụng phẫu thuật nội soi khớp gối tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân Hamstring tự thân. Việc phẫu thuật và điều trị cho các bệnh nhân bằng các kỹ thuật trên đã đem lại kết quả tốt cho người bệnh; đồng thời cho thấy Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận thành công các kỹ thuật tiến bộ này, qua đó nâng cao năng lực khám chữa bệnh của Bệnh viện, giảm chi phí đi lên tuyến trên để điều trị bệnh của bệnh nhân.
- Qua đề tài nghiên cứu, phát hiện và can thiệp sớm trẻ tự kỷ của Bệnh viện Nhi Hải Dương đã hoàn thiện được quy trình phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ trên địa bàn tỉnh và biện pháp can thiệp sớm trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ tại cộng đồng theo 2 nhóm:
+ Đối với trẻ nhóm 1 thực hiện biện pháp: Trị liệu hành vi; Đào tạo kỹ năng xã hội; Trị liệu lời nói và ngôn ngữ; Điều trị hòa nhập.
+ Đối với trẻ nhóm 2 thực hiện: Điều trị tại Khoa Tâm thần kinh - Phục hồi chức năng - Y học cổ truyền, Bệnh viện Nhi Hải Dương.
Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực cho các bậc phụ huynh có trẻ dưới 4 tuổi, các giáo viên mầm non trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
- Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương đang thực hiện nghiên cứu bào chế viên nang cứng có tác dụng hạ huyết áp của phân đoạn từ các loại hòe hoa được chế biến theo y học cổ truyền. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, hàm lượng quercetin chiết bằng ethanol 70 của hòe sống đạt 7,44% cao khô, hòe sao vàng đạt 2,89% và hòe sao cháy đạt 5,74%; hàm lượng rutin của hòe sao vàng chiết bằng ethanol 30 và 70 đều có hàm lượng rutin rất cao là 18,9 và 20, 46%. Đề tài cũng đã bước đầu đưa ra được tiêu chuẩn cho nguyên liệu hòe hoa và tiêu chuẩn cho cao định chuẩn hòe hoa. Nghiên cứu này sẽ được tiếp tục thực hiện trong năm 2019.
4.Lĩnh vực Khoa học xã hội
Các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội thực hiện trong năm 2018 đã tập trung vào nhiều vấn đề đang được các cấp, các ngành và xã hội quan tâm, cụ thể như:
- Nhiệm vụ "Đánh giá hiệu quả can thiệp đến kiến thức sử dụng kháng sinh của người dân trong điều trị tại tỉnh Hải Dương" đã Trường cao đẳng dược Trung ương Hải Dương quan tâm nghiên cứu. Thông qua kết quả 2 năm nghiên cứu, nhà trường đã đưa ra được mô hình can thiệp cộng đồng với các nội dung, phương thức và giải pháp cụ thể nhằm tăng cường kiến thức sử dụng kháng sinh của người dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã thực hiện nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tỉnh Hải Dương. Kết quả đã đánh giá được thực trạng tình hình tố cáo, công tác tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư tố cáo, giải quyết tố cáo; giám sát, đôn đốc thực hiện kết luận giải quyết tố cáo; thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy, chất lượng, hiệu quả hoạt động của ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tỉnh. Trên cơ sở đánh giá đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã xây dựng được quy trình giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; đưa ra được dự thảo Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên" để lãnh đạo tổ chức thực hiện trong toàn Đảng bộ tỉnh.
- Sở Công Thương đã nghiên cứu xây dựng mô hình và tổ chức thí điểm 10 điểm bán hàng nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hải Dương. Để vận hành các điểm bán hàng này, cơ quan chủ trì thực hiện đã xây dựng và đưa vào áp dụng quy chế quản lý; quy trình kiểm soát chất lượng; hệ thống nhận diện các điểm bán hàng nông sản, thực phẩm an toàn. Đồng thời, xây dựng mạng lưới cung cấp sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn phục vụ các điểm bán hàng nông sản, thực phẩm an toàn nói trên.
- Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh thực hiện “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quá trình khởi nghiệp của lao động trẻ tỉnh Hải Dương” trong 2 năm 2018-2019. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và đánh giá hiện trạng khởi nghiệp thông qua khảo sát 1600 đối tượng, cơ quan chủ trì thực hiện bước đầu đã đề xuất được mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp phù hợp với lao động trẻ làm cơ sở cho việc thực hiện mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp trong năm 2019.
- Trường Đại học Sao đỏ thực hiện nghiên cứu "Xây dựng mô hình liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực thời kỳ hội nhập quốc tế". Bước đầu, từ kết quả đánh giá thực trạng liên kết đề tài đã xây dựng mô hình liên kết giữa trường Đại học Sao Đỏ với các doanh nghiệp trong xây dựng chương trình đào tạo. Đồng thời, nhiệm vụ KH&CN này sẽ tiếp tục xây dựng và thực nghiệm các mô hình liên kết trong định hướng nghề nghiệp, tổ chức đào tạo và đánh giá người học, trải nghiệm thực tế và thực tập cho người học, liên kết tuyển dụng trong năm 2019 tiếp theo.
- Đề tài “Nhận d