Bắt buộc dán tem rượu bán thành phẩm

Bắt buộc dán tem rượu bán thành phẩm
dan_tem_nhan_cho_ruou
Bắt buộc dán tem rượu bán thành phẩm giống rượu thành phẩm
  Bộ Công Thương dự thảo quy định điều kiện kinh doanh rượu, trong đó, các sản phẩm rượu bán thành phẩm sẽ phải dán tem như rượu thành phẩm.

Quy định này dự kiến thành hiện thực từ 01/01/2014. Rượu bán thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam để lọc, phối chế, đóng chai, dán nhãn… thành rượu thành phẩm cũng phải dán tem theo quy định.

Rượu nhập khẩu phải đáp ứng quy định về ghi nhãn, công bố hợp quy, dán tem rượu… Tuy nhiên, rượu nhập khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế, rượu mua bán giữa các khu phi thuế quan, rượu là hành lý xách tay… không cần đáp ứng các điều kiện này.

Rượu được sản xuất tại Việt Nam nhưng đã xuất khẩu thì khi nhập khẩu trở lại Việt Nam cũng phải dán tem rượu nhập khẩu và nộp thuế như rượu nhập khẩu.

Trước đó, để đảm bảo quản lý chặt chẽ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và chống thất thu ngân sách trong hoạt động nhập khẩu rượu, Tổng cục Hải quan có chủ trương quy định việc dán tem rượu nhập khẩu là do DN thực hiện tại nước sản xuất, xuất khẩu.

Hiện nay, việc quản lý đối với rượu nhập khẩu đang được thực hiện bằng biện pháp dán tem theo quy định tại Quyết định 2807/QĐ-BTC năm 2009 của Bộ Tài chính.


Theo đó, có 2 loại tem rượu nhập khẩu là tem rượu nhập khâu độ cồn dưới 30% và từ 30% trở lên. Các mẫu tem được thiết kế hoa văn tinh xảo, có vân nền bảo an đặc biệt Fortuna chống phục chế, làm giả được dập số seri mầu đỏ có bảo vệ phát quang đỏ với 6 ký tự.


Nơi dán tem được quy định tại Thông tư 91/2003/TT-BTC, theo đó, chủ hàng phải tổ chức dán tem tại nơi kiểm tra thực tế hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan.

Nguồn Vietq.vn


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây