“Trốn” hợp quy, đồ chơi trẻ em không nhãn mác tràn chợ

Đồ chơi trẻ em vi phạm không nhãn mác, không dấu hợp quy chiếm tỉ lệ lớn Kết quả kiểm tra chất lượng đồ chơi trẻ (ĐCTE) em được Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa thực hiện trong hai tháng 8 và 9/2013 cho thấy, phần lớn ĐCTE vi phạm trên thị trường là hàng không nhãn mác và không được chứng nhận hợp quy.
“Trốn” hợp quy, đồ chơi trẻ em không nhãn mác tràn chợ
Được liệt vào danh sách những mặt hàng phải thực hiện kiểm tra nhà nước khi nhập khẩu, ĐCTE được xem là một mặt hàng đa dạng và phong phú về chủng loại nhất. Theo kết quả đánh giá sơ bộ của cơ quan chức năng, trong thời gian vừa qua mặt hàng ĐCTE lưu thông trên thị trường có diễn biến phức tạp khi hàng không nhãn mác tràn ngập thị trường, khiến cho công tác quản lý chất lượng mặt hàng này gặp nhiều khó khăn.
Chỉ tính riêng kết quả kiểm tra của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng) trong hai tháng 8 và 9/2013, hầu hết những sai phạm của các cơ sở kinh doanh đều rơi vào các lỗi về ghi nhãn, không có hồ sơ chất lượng và dấu hợp quy cho sản phẩm.
Tìm hiểu của PV Chất lượng Việt Nam, ĐCTE được các cơ sở kinh doanh nhập về từ nhiều nguồn khác nhau, đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Theo các cơ sở kinh doanh thì mặt hàng ĐCTE thường kinh doanh theo mùa vụ nên việc nhập hàng về cũng không thường xuyên và với số lượng ít. Do đó, việc thực hiện chứng nhận hợp quy hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nhập khẩu, các cơ sở kinh doanh hầu như không quan tâm đến việc lưu trữ hồ sơ chất lượng bản phô tô hay dán tem CR theo quy định.
Chỉ trong hai tháng 8 và 9/2013, kết quả kiểm tra của 2 đoàn thuộc Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa tại một số địa bàn trên cả nước cho thấy, tỷ lệ vi phạm về nhãn hàng hóa là khá phổ biến, đặc biệt những vi phạm về việc chứng nhận hợp quy cũng không hề ít. Nhiều cơ sở kinh doanh bán ĐCTE nhưng không có hồ sơ chất lượng, ĐCTE không dấu CR chiếm tỷ lệ lượng lớn.
Theo ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, qua kiểm tra mặt hàng ĐCTE tại địa bàn 3 tỉnh phía Bắc: Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình và 3 tỉnh Tây Nguyên là: Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng cho thấy, hầu hết các cơ sở được kiểm tra đều phát hiện sai phạm.
“Sai phạm chủ yếu và phổ biến vẫn là không có dấu hợp quy trên sản phẩm, không có nhãn phụ và không có hồ sơ chất lượng. Cơ quan kiểm tra cũng đã tiến hành lấy một số mẫu để đưa đi thử nghiệm để kiểm tra chất lượng. Khi có kết quả sẽ có cơ sở xử lý tiếp theo đúngq uy định của pháp luật”, ông Tuấn cho biết.
Theo ông Tuấn, bên cạnh tình trạng không kinh doanh ĐCTE không có hồ sơ chất lượng  có nhiều cơ sở kinh doanh còn cố tình không dán tem hợp chuẩn cho sản phẩm mặc dù sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy.
Đề cập về thẩm quyền xử phạt và mức phạt cho các hình thức vi phạm về ghi nhãn hàng hóa và vi phạm quy định về công bố hợp chuẩn, dấu hợp chuẩn, ông Nguyễn Hồng Bảo, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội, cho biết theo Nghị định 80/2013/NĐ-CP về Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì các hành vi vi phạm quy định về công bố hợp chuẩn, dấu hợp chuẩn hoặc sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn được công bố trong bán buôn, bán lẻ sẽ bị xử phạt với từng mức độ vi phạm khác nhau. Mức phạt được quy định thấp nhất từ cảnh cáo cho đến 50 triệu đồng. Vi phạm về ghi nhãn hàng hóa mà cụ thể là hàng nhập khẩu phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt, nếu không đảm bảo được yếu tố đầy đủ thông tin trên nhãn hoặc không có nhãn sẽ bị xử phạt từ mức cảnh cáo cho tới 100 triệu đồng tùy mức độ vi phạm.
“Với quy định mới này, thì những vi phạm về  nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, hợp quy sẽ bị xử lý nghiêm với mức phạt tiền lên tới  100 triệu đồng. Như vậy, mới hy vọng đủ sức răn đe đối với những cơ sở kinh doanh ĐCTE không chấp hành quy định pháp luật. Qua đó, loại bỏ những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn lưu hành trên thị trường, nhằm đảm bảo các sản phẩm an toàn cho trẻ nhỏ”, ông Bảo cho biết.
Trước đó, để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh ĐCTE trên thị trường, Bộ KH&CN đã chỉ đạo thanh tra Sở KH&CN các tỉnh, thành phố trên cả nước phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành thanh tra chuyên đề chất lượng đồ chơi trẻ em toàn quốc. Qua kết quả thanh kiểm tra trong hai tháng 8 và 9/2013 thanh tra Bộ KH&CN đã kiểm tra gần 350 cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán đồ chơi. Trong số hàng chục nghìn mẫu hàng được kiểm tra, phát hiện nhiều mẫu ĐCTE không có tem hợp quy đạt chuẩn và vi phạm quy định về nhãn hàng hóa.
                                                                                                          Theo VietQ.vn

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay54,035
  • Tháng hiện tại1,264,629
  • Tổng lượt truy cập3,969,833
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây