Kết quả việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại các CQHCNN năm 2016

            Qua công tác kiểm tra năm 2016 của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (tổ chức 5 đợt trực tiếp tại 155 cơ quan) nhận thấy phần lớn các cơ quan có chuyển biến trong việc duy trì áp dụng HTQLCL, từng bước góp phần tích cực trong chương trình cải cách hành chính tại các cơ quan nói riêng và của tỉnh nói chung. Trong đó phải kể đến Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở Giao thông Vận Tải, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Kim Thành, UBND xã Thanh Quang (huyện Nam Sách), UBND xã Phúc Thành (huyện Kim Thành)… là những đơn vị thực hiện tốt các yêu cầu của tiêu chuẩn và quy định của hệ thống quản lý đang áp dụng cũng như trách nhiệm của người đứng đầu trong việc duy trì áp dụng HTQLCL tại cơ quan.
1. Một số kết quả đạt được tại các CQHCNN:
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách  nhiệm, quyền hạn của các bộ phận, cá nhân tránh được sự chống chéo, đồng thời tăng cường sự phối hợp trong xử lý công việc.
- Ý thức trách nhiệm của công chức được nâng lên; kiểm soát được thái độ giao tiếp, ứng xử của từng cá nhân khi tiếp xúc với khách hàng.
- HTQLCL bao trùm các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các CQHCNN. Các quy trình giải quyết công việc được cụ thể hoá, minh bạch rõ ràng dễ thực hiện, hạn chế được sai sót. 
- Lãnh đạo cơ quan dễ dàng kiểm tra tiến độ và kết quả công việc của từng bộ phận, cá nhân. Tạo phong cách, môi trường làm việc khoa học, cải thiện về lề lối, tác phong làm việc của cán bộ công chức nhà nước.
- Cải tiến việc quản lý tài liệu, hồ sơ. Thông qua hoạt động kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật được thường xuyên.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công phục vụ các tổ chức, cá nhân dần đáp ứng yêu cầu quản lý của từng ngành, từng địa phương.
2. Một số đề xuất, kiến nghị:
2.1. Đối với UBND tỉnh
- Cập nhật đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính được Chủ tịch UBND tỉnh công bố cho các lĩnh vực (3 cấp) lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện, các tổ chức tư vấn, các CQHCNN xây dựng quy trình và cập nhật đầy đủ vào HTQLCL được kịp thời.
- Tiếp tục duy trì chấm điểm cải cách hành chính cho lĩnh vực áp dụng ISO trong hoạt động của các CQHCNN (đối với các sở, ngành và UBND cấp huyện). Triển khai chấm điểm cho các CQHCNN còn lại nằm trong kế hoạch xây dựng, áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008.
- Thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người đứng đầu các CQHCNN (Cấp sở, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các CQHCNN trực thuộc các sở) trong việc xây dựng, duy trì áp dụng và cải tiến HTQLCL.
- Có hình thức khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng, áp dụng, cải tiến HTQLCL tại các cơ quan. Đồng thời có hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân thực hiện việc xây dựng, áp dụng HTQLCL hình thức, không hiệu quả.
- Chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ đưa nội dung nhận thức về HTQLCL vào chương trình bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.
- Hàng năm bố trí tăng kinh phí cho việc xây dựng, duy trì áp dụng và cải tiến HTQLCL tại các CQHCNN nhất là kinh phí xây dựng, áp dụng hệ thống của UBND các xã, phường, thị trấn lần đầu triển khai; kinh phí kiểm tra, tập huấn và tổ chức tập huấn cho các CQHCNN của cơ quan kiểm tra.
2.2. Đối với các CQHCNN
- Lãnh đạo các CQHCNN phải xác định việc xây dựng, áp dụng HTQLCL là một nhiệm vụ bắt buộc trong công tác cải cách hành chính tại đơn vị; cam kết cung cấp nguồn lực cho việc xây dựng, duy trì áp dụng hệ thống tránh làm hình thức gây lãng phí về thời gian, kinh phí và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện.
- Hàng năm phải ban hành mục tiêu chất lượng, kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng đã đề ra; kế hoạch đánh giá nội bộ, tiến hành đánh giá nội bộ; xem xét lãnh đạo; có biện pháp phù hợp để đo lường sự thỏa mãn của khách hàng về việc thực hiện duy trì áp dụng, cải tiến HTQLCL. Thiết lập và lưu giữ hồ sơ đúng quy định.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc khi có sự thay đổi về nhân sự; bố trí sử dụng nhân lực được đào tạo về HTQLCL hợp lý.
- Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của tiêu chuẩn, các quy định của HTQLCL đang áp dụng, các căn cứ pháp lý để giải quyết các thủ tục hành chính tránh gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân.
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật thủ tục hành chính, các căn cứ pháp lý để chỉnh sửa, bổ sung, cải tiến các quy trình xử lý công việc trong HTQLCL.
- Thực hiện công bố lại khi có sự thu hẹp/mở rộng phạm vi áp dụng của HTQLCL.
- Dự toán kinh phí xây dựng, áp dụng HTQLCL trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo mô hình khung của tỉnh kết quả triển khai tại đơn vị.
- Lãnh đạo các sở, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm trong việc duy trì áp dụng, cải tiến HTQLCL tại cơ quan đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, áp dụng HTQLCL tại các đơn vị trực thuộc (các Chi cục, Ban và UBND cấp xã).
 
Mặc dù kết quả đạt được đáng khích lệ nhưng những kết quả này chỉ thực sự phát huy hiệu quả trong chương trình cải cách hành chính khi nhận thức về việc xây dựng, áp dụng HTQLCL tại các CQHCNN được đúng và đầy đủ, việc duy trì áp dụng hệ thống có sự tham gia của tất cả mọi người từ lãnh đạo cao nhất tới toàn thể công chức, người lao động tại cơ quan./. 
   Lê Thị Lý
                                                          Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay45,688
  • Tháng hiện tại1,236,287
  • Tổng lượt truy cập3,941,491
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây