Thu hồi gần 1.000 giấy chứng nhận sản phẩm hàng hóa, hiệu chuẩn phương tiện đo

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thanh tra, buộc đối tượng thanh tra phải thu hồi 969 giấy chứng nhận đã cấp cho khách hàng ngoài lĩnh vực hoạt động (trong đó có 8 giấy chứng nhận sản phẩm hàng hóa và 961 giấy chứng nhận hiệu chuẩn phương tiện đo).

Thu hồi gần 1.000 giấy chứng nhận sản phẩm hàng hóa, hiệu chuẩn phương tiện đo

Theo ông Đặng Quang Huấn, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, trong quý II/2021, các cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra của Bộ Khoa học và Công nghệ gồm: Thanh tra Bộ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân đã triển khai 17 cuộc thanh tra đối với 17 cơ sở; ban hành 10 kết luận và 7 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 7 cơ sở với tổng số tiền là 127,8 triệu đồng.

Cụ thể, về sở hữu công nghiệp, Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành 2 cuộc thanh tra đối với 2 đối tượng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ đã ban hành 1 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 1 cơ sở tổng số tiền xử phạt là 10,8 triệu đồng.

Về nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cũng tiến hành 2 cuộc thanh tra đối với Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, qua đó đã ban hành 2 Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

Về an toàn bức xạ và hạt nhân, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân đã tiến hành 9 cuộc thanh tra theo kế hoạch về an toàn bức xạ và hạt nhân đối với 9 cơ sở. Qua thanh tra, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 cơ sở, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 42 triệu đồng. Các lĩnh vực thanh tra chủ yếu về y tế, công nghiệp, hải quan có lưu giữ, sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ.

Về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tiến hành thanh tra 4 cơ sở (trong đó, thanh tra theo kế hoạch 1 cơ sở; thanh tra đột xuất 3 cơ sở). Qua thanh tra, phát hiện 2 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 75 triệu đồng và buộc đối tượng thanh tra phải thu hồi 969 giấy chứng nhận đã cấp cho khách hàng ngoài lĩnh vực hoạt động (trong đó có 8 giấy chứng nhận sản phẩm hàng hóa và 961 giấy chứng nhận hiệu chuẩn phương tiện đo).

Bên cạnh công tác thanh tra chuyên ngành, trong quý II/2021, công tác thanh tra hành chính cũng được Bộ KH&CN chú trọng triển khai thông qua việc công bố kết luận thanh tra hành chính và việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với 2 đơn vị thuộc Bộ (năm 2020 chuyển sang). Đó là các đơn vị Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ; Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Ngoài ra, Bộ này cũng đã hoàn tất thủ tục để chuẩn bị tiến hành thanh tra đối với Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi, dự kiến tiến hành vào quý III năm 2021 theo kế hoạch thanh tra đã được Bộ trưởng phê duyệt.

Chánh Thanh tra Bộ KH&CN cho biết, trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục triển khai công tác thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực: Sở hữu công nghiệp, khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, an toàn bức xạ và hạt nhân; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa góp phần lành mạnh môi trường kinh doanh, bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Bộ KH&CN cũng sẽ đẩy mạnh thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Liên quan tới vấn đề trên, Bộ KH&CN đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.

Riêng đối với lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ KH&CN cho biết, sau khi Nghị định số 119/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước, trong năm 2018, Bộ KH&CN đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành 03 Nghị định.

Cụ thể là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành; Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ban hành Kế hoạch hành động thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020”.

Các văn bản này đã có nhiều điểm mới, cần phải được quy định hành vi vi phạm trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính, do vậy, việc bổ sung các hành vi mới vào Nghị định số 119/2017/NĐ-CP là yêu cầu cấp thiết. Ngày 31/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP “về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp”, tại Nghị quyết số 119/NQ-CP, Chính phủ đã giao Bộ KH&CN phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 119/2017/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, quá trình áp dụng Nghị định số 119/2017/NĐ-CP đã phát sinh một số bất cập, vướng mắc cần phải được sửa đổi, bổ sung. Từ những thực tế trên, Bộ KH&CN đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Về hành vi vi phạm: Chỉnh sửa, bổ sung, nâng mức tiền phạt đối với hành vi nhập khẩu, sản xuất, buôn bán phương tiện đo, chuẩn đo lường không phù hợp yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc cơ quan quản lý về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng (các Điều 5, 6,7) để bảo đảm hợp lý cùng mức tiền phạt đối với hàng có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 119/2017/NĐ-CP;

Bỏ một số quy định đã được hủy bỏ tại các Nghị định đã được ban hành: Quy định về điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm (Điều 28 Nghị định 119), giấy chứng nhận sản xuất, pha chế khí (Điều 29 Nghị định 119), quy định về sử dụng mã số mã vạch nước ngoài (Điều 32 Nghị định 119) và bỏ một số quy định không hợp lý, không khả thi, trùng lặp trong thực tế: khoản 3, khoản 6, điểm b khoản 7, khoản 8 Điều 20, Khoản 5, khoản 6 Điều 31;

Sửa đổi, bổ sung hành vi, chỉnh sửa mức phạt để bảo đảm thống nhất với các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính mới được ban hành. Cụ thể, bổ sung khoản 1a Điều 19 hành vi: a) Không nộp cho cơ quan kiểm tra kết quả tự đánh giá sự phù hợp theo quy định trong thời hạn quy định đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu mà tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân; b) Không nộp cho cơ quan kiểm tra bản sao y bản chính chứng chỉ chất lượng hoặc chứng thư giám định trong thời hạn quy định đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu mà tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật”.

Lý do là theo quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu được phân thành 3 nhóm (khoản 3 Điều 1: sửa đổi bổ sung khoản 2 điều 7, bổ sung khoản 2a, 2b, 2c). Đối với hàng hóa thuộc các nhóm 2a, 2b sẽ thực hiện thông quan trước, kiểm tra sau. Bổ sung khoản 1a Điều 19 để xử phạt đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa sau khi được thông quan không nộp chứng chỉ chất lượng của hàng hóa đó cho cơ quan kiểm tra nhà nước hàng hóa nhập khẩu theo quy định trước lúc đưa vào lưu thông trên thị trường.

Sửa đổi, bổ sung Điều 27 để cập nhật, bổ sung các quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ quy định “Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa” và Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt.

Sửa đổi hành vi sản xuất, pha chế xăng dầu (Điều 29) để thống nhất với khoản 1 Điều 28 Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;

Thực hiện Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 của Chính phủ, Bộ KH&CN đã nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi gian lận, giả mạo ghi nhãn, xuất xứ Việt Nam. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung các hành vi vi phạm về ghi nhãn (trong đó có nội dung bắt buộc ghi xuất xứ hàng hóa), bổ sung các biện pháp xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả tại các Điều 30, Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP để thống nhất với quy định vi phạm về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Điều 22 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, đồng thời xử lý triệt để các hành vi vi phạm;

Bãi bỏ các quy định xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả, gồm hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa (khoản 5 và khoản 6 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP) để thống nhất áp dụng quy định xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (gọi tắt là Nghị định số 98/2020/NĐ-CP);

Dẫn chiếu áp dụng quy định tại Điều 17, Điều 44 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP để xử phạt đối với hành vi vi phạm về gian lận, giả mạo nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

Về hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: Bỏ một số biện pháp xử phạt bổ sung không hợp lý như: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận hợp chuẩn, giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, chứng chỉ công nhận; chứng chỉ kiểm định tại Điều 2, Điều 19 (vì đây không phải là giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính);

Sửa đổi, bổ sung quy định hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tại Điều 2; Bổ sung biện pháp xử phạt bổ sung tại Điều 21, Điều 29, Điều 30, Điều 31; Bỏ một số biện pháp xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả do bỏ hành vi vi phạm (Điều 28, Điều 29, Điều 32 Nghị định 119); Chỉnh sửa, bổ sung một số biện pháp khắc phục hậu quả bảo đảm khả thi và xử lý triệt để hành vi vi phạm tại các Điều 5, 6, 7, 9, 10, 11, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 30 và Điều 31.

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: chỉnh lý, bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân (Điều 36), của Quản lý thị trường (Điều 38), của Bộ đội Biên phòng (Điều 39), của Cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Lao động, Thương binh và Xã hội (Điều 41);

Chỉnh lý, sửa đổi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Công an Nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác (từ Điều 35 đến Điều 41) để phù hợp với quy định tạiA Luật số 67/2020/QH14.

Nguồn: VietQ.vn


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Bản tin KH&CN
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay50,621
  • Tháng hiện tại414,758
  • Tổng lượt truy cập3,119,962
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây